Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2014

Hàn gắn sự chia rẽ Việt Nam

Hình ảnh
Hàn gắn sự chia rẽ Việt Nam Nhiều người có nói đến sự chia rẽ hay bất đồng chính trị giữa những người Việt Nam. Chủ đề này thực sự là “nhạy cảm”. Vì nó đụng chạm đến những khía cạnh hận thù, rắc rối, gây chia sẽ, và cả những xung đột lợi ích nữa. Lịch sử để lại. Cuộc chiến kéo dài mấy chục năm. Cuộc chiến đó là cuộc xung đột dai dẳng trên nhiều lĩnh vực. Xung đột về hệ tư tưởng (quốc gia, cộng sản). Xung đột của chiến tranh lạnh (sự can thiệp hay là xung đột giữa các nước lớn, giữa Mỹ và Nga Xô, Trung Cộng). Xung đột của những hận thù dân tộc. Sự chia rẽ, và hận thù. Những hận thù, tội ác bên này gây cho bên kia và ngược lại. Và chiến tranh càng kéo dài, hận thù càng chồng chất. Một bên sẽ kể về những cuộc cải cách ruộng đất, cải cách tư sản, cuộc di cư, trận chiến Mậu Thân…. Một bên sẽ kể về những cuộc thảm sát luật 10/59, nhà tù Phú Lợi, Côn Đảo, Phú Quốc, Mỹ Sơn…. Xung đột này xuất hiện ở mọi gia đình Việt Nam. Hầu hết các gia đình Việt Nam đều có người thân, anh ...

Đôi điều về "sai hệ thống"

Bàn về hệ thống Đúng như GS Hoàng Tụy và những nhà lý luận đã từng nói: “sai hệ thống”. Tuy nhiên, cụ thể “sai” như thế nào thì dường như chưa ai nói một cách đầy đủ. Thực ra những cái “sai” đó đã được nói đến nhiều, nhưng mỗi người nói một khía cạnh, chứ không ai nói hết. Và điều quan trọng là chưa có ai nói đến tận nơi. Vậy cụ thế cái “sai” ấy là gì? Và nó “sai” những gì? Như những gì được nhiều người nói đến thì nó là: -                             Như câu vẫn được lưu truyền trong xã hội là CCCCC (5C - con cháu các cụ cả). Đó là dấu vết của thời phong kiến, vua chúa: “con vua thì lại làm vua”. Vậy gọi tên của 5C là gì? Bên cạnh đó, còn có thể thấy cách người ta trọng dụng người. Người được trọng dụng là người ngoan, người biết phục tùng, chứ không cần người có ý kiến độc lập, biết can gián. Đó là dấu hiệu của sự ban phát chức tước bổng lộc của thời phong kiến. Đó là dấu hiệu của sự áp đặt, chuyên chế. Vậy...