Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2015

Tự do ngôn luận, chính trị đa nguyên

J nói đúng, ở Việt Nam đâu đâu cũng nói đến chuyện chính trị. Mọi tầng lớp đều nói đến chuyện chính trị. Mọi quan điểm được đưa ra. Tất cả, tạo nên 1 bức tranh xã hội hết sức tự do và cởi mở. Nhưng, hiện thực tự do, cởi mở trong tư duy và ngôn luận đó chỉ được tồn tại ngoài xã hội, không chính thức. Còn trong lĩnh vực bị kiểm duyệt thì không có sự tự do như vậy. Báo chí, cơ quan nhà nước không có tự do như ngoài xã hội. Những người cất tiếng nói trên truyền thông hoặc ở những nơi chính thống: báo chí, cơ quan nhà nước sẽ chịu rủi ro (bắt giữ, khiển trách, mắm tôm, sách nhiễu, bắt bớ…). Chính những rủi ro này đã làm nản lòng những người muốn tự do ngôn luận, hay chính trị đa nguyên (không nói đa đảng, mà chỉ là có nhiều quan điểm trái chiều, khác nhau).  Công khai, minh bạch là một cách rất hiệu quả để vừa là khuyến khích tự do ngôn luận (khi dân có đầy đủ thông tin, họ sẽ có thêm bằng chứng và động lực để tự do suy nghĩ và lên tiếng); để từ đó thúc đẩy tự do ngôn luận nói riêng và bầu

Cụ Vũ Khiêu và lợi ích nhóm

Vụ cụ Vũ KHiêu vừa quacũng gây xôn xao dư luận và gây chia rẽ trong những người có quen biết. có nhữngngười phản đối việc phê phán cụ, có những người không đồng tình việc phê phán.Nhưng cũng có những người thấy việc cụ làm không thể bênh được. Khi cụ bị phê phán, bịbóc mặt nạ thì những người không chấp nhận là ai? Đó là những người thân cận,thân thiết với cụ, và được hưởng lợi từ cái danh của cụ. Bên cạnh đó, những ngườiđược cụ ban phát cho những cơ hội, những con đường tiến thân. Họ không lên tiếngcông khai, nhưng họ phản ứng ngầm, quyết liệt, dữ dội. Những người bên ngoài,hoàn toàn không hưởng lợi gì từ cụ thì cũng không thấy có vấn đề gì với việc cụbị phê phán. Những người có suy nghĩ muốn xã hội công bằng, văn minh, văn hóa mộtchút thì thấy không thể bênh cụ được. Thực ra thì trong xã hộita, với cơ chế hiện thời, những cụ như thế này không phải là hiếm. Cụ VK chỉ làmột điển hình. Ta có thể mô tả đặc trưng của những cụ đó như thế này. Cụ là hiện thân củacây cao bóng cả đem

Văn hóa “cướp”

Đầu xuân, mùa lễ hội và kèm theo nó là những tục “Cướp”. Năm nào cũng thế. Đến hẹn lại lên. Và rồi dư luận xã hội, giới truyền thông, giới quan chức… lại tha hồ vào cuộc tranh luận, bàn luận. Bên cạnh những kiểu “cướp” kiểu “thời vụ” lại có những kiểu cướp đời thường. Xảy ra bất chợt. Chẳng hạn những vụ nổi tiếng như hôi của xe bia bị đổ, xe cam bị đổ, hôi nhãn… Có nhiều bài viết về chuyện này. Đã có nhiều bài phân tích rất sâu sắc trên khía cạnh tâm lý, xã hội... Hôm nay có người lại nhắc đến chuyện này (có lẽ vì bức xúc trong mùa lễ hội) tôi xin đưa ra vài lời bình luận trên góc độ xã hội học. Các xã hội đều tồn tại dựa trên những chuẩn mực xã hội nhất định. Trong đó quy định thế nào là tốt – xấu, cái gì là được phép – không được phép, cái gì nên – không nên làm…. Mỗi xã hội, mỗi địa phương, vùng, miền đều có những chuẩn mực riêng của mình. Mỗi con người khi lớn lên đều được giáo dục để nắm được, và thấm nhuần tất cả những chuẩn mực này. Người nào không làm theo chuẩn mực thì

Chuyện đánh vợ và chuyện bình đẳng

Đánh vợ là chuyện không phải là hiếm ở Việt Nam. Người ta thấy nó xảy ra hàng ngày ở xung quanh, hoặc nghe người này người kia kể. Nó trở thành điều “dễ chấp nhận”. Với người trong cuộc thì chấp nhận, an phận, với người ngoài thì cho là chuyện bình thường. Giáo dục thay đổi nhận thức, hành vi là điều khó, đặc biệt với người lớn. Nhưng giáo dục cho trẻ con thì sẽ dễ hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ nói lý thuyết, nói bằng lời nói thì cũng chưa đủ. Cần phải có những hành động cụ thể nữa. Nhiều khi trẻ con biết chắc chắn là không được đánh vợ. Nhưng khi ở vào hoàn cảnh cụ thể, khi bị áp đảo thì lại không biết phải ứng xử thế nào. Và cứ bị chịu trận, cứ bị ấm ức mà không biết phải làm sao thoát ra khỏi hoàn cảnh đó. Vì thế trang bị kỹ năng là rất cần thiết. Tôi xin chia sẻ chút kinh nghiệm của tôi. Tôi lớn lên trong gia đình mà từ ông bà nội ngoại cho đến bố mẹ, cô gì, chú bác… đều phản đổi việc đánh vợ. Quan niệm này đã ăn sâu vào trong đầu tất cả bọn trẻ con nhà tôi. Không đứa trẻ nào trong

Không ai chịu nhận là của mình

Không ai chịu nhận là của mình Món Kê báp Hồi HN mới xuất hiện món “kê báp”, bà cô đi chợ về đã hồ hởi khoe: HN có kê báp rồi. Món này ngon và rẻ. Hồi ở Hung, người Việt rất thích ăn vì nó ngon bổ rẻ. Bọn Hung bảo bọn Thổ thì đáng ghét (hàng xóm bao giờ chẳng thế) nhưng món kê báp của nó thì rất ngon. Hồi sang Nhật, bọn Nepal và Pakistan bảo: chúng mày ăn món kê báp đi. Bọn Nhật nghĩ ra món này ngon bổ rẻ. Sau đó mình hỏi bọn Nhật là kê báp là của chúng mày à thì nó bảo không phải của chúng tao đâu, của bọn Ấn Độ hay sao ấy. Món kem dai Hồi đi Ha oai, được đưa đi ăn món kem dai. Đúng là kem, nhưng nó tròn và dai như bánh nếp. Bọn Ha oai bảo món này của Hồng kông. Lúc đi sang Hông Kong mình đòi đi ăn món kem dai. Tả mãi, tả mãi chúng nó cũng không hiểu là món gì. Mãi rồi nó mới bảo à, món kem dai của Nhật. Lúc sang Nhật lại hỏi món kem dai, lại nói mỏi mồm, nhưng bọn Nhật quyết không hiểu, và bảo là chúng tao làm gì có món kem đó. Hôn kiểu Pháp Có 1 kiểu hôn mà các diễn v

Những chiếc bánh trưng và giá trị văn hóa, văn minh

Những người đi gói bánh chưng từ thiện. Mục đích đi gói bánh chỉ là muốn giúp đỡ, vì lòng nhân hậu. Tham gia hoạt động từ thiện không phải để lấy thành tích, không để phô trương, Không vì danh tiếng, không cần ai biết đến, không để giao lưu, không có ca sỹ, không có chân dài, không có ca nhạc, đàn đúm. Trời rét căm căm. Ai cũng chỉ mong ro ro trong chăn cho ấm. Chẳng ai muốn ra đường. Vậy mà, có những người ngồi rửa lá, đãi gạo, đãi đỗ cả buổi. Có những người ngồi gói bánh cả buổi. Nhiều người tranh thủ đến tham gia một chút. Lẳng lặng đến góp sức, lặng lặng về. Mọi người vừa làm vừa chuyện, vừa tếu vui vẻ. Nhiều người còn chẳng quen biết nhau. Ra về, có 1 bạn gọi với theo 1 cái nick facebook. Ồ, thế là thêm 1 bạn mới. Khi lòng nhân hậu còn, khi những việc làm tử tế còn thì cuộc sống này sẽ phát triển, sẽ văn minh. Văn minh không chỉ là những tiện nghi, những điều kiện vật chất tốt, văn minh suy cho cùng là cách con người ứng xử với nhau, ứng xử với đồng loại. Hôm trước TV chiếu lại

Chị gái của bố

Vừa đi gói bánh chưng cho CCT về thì được tin bác mất. Bác đã bị đột quỵ, hôn mê từ mấy hôm rồi. Đây là lần thứ mấy bác bị rồi. Lần đầu bác bị từ hơn chục năm trước. Lần đó bị nặng lắm, bệnh viện đã bảo về lo hậu sự. Thế mà bác còn trụ thêm được hơn chục năm. Ngày xưa, thời con gái, bác đã là người nuôi 2 em ăn học (là bố và cô của mình). Đó là thời kháng chiến chống Pháp. Bố và cô mỗi người đi học một nơi. Ông nội thì đi làm ở một nơi. Bà nội thì phải đi đi về về để tiếp tế cho 3 người. Bác ở làng lo làm ăn để có tiền cho bố và các em. Bác đã hy sinh cả thời con gái. Nếu bác đi lấy chồng, về nhà chồng thì “ai lo cho em, cho bố”. Đến thời năm 54-55 bác lại phải trải qua giai đoạn Cải Cách. Ở nhà chỉ có ông, bà, và bác. 3 người chịu đấu tố. Chẳng biết đã phải chịu những gì. Toàn bộ thông tin về giai đoạn này chẳng bao giờ được ai trong nhà nói ra. Chỉ có bà nội nói rằng “hiến tất, bỏ của chạy lấy người ra HN”. Còn mẹ thì nói rằng nhà 4 người con làm “Đội” mà bố mẹ ở nhà bị đấu. May

Mọi người cùng chung tay góp sức để thay đổi.

Mọi người cùng chung tay góp sức để thay đổi.  Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” Hôm trước mình có 1 stt và bạn @  đã có lời bình rất hay. Hôm nay mình muốn treo lại lời bình vì thấy nó hay quá. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày quan hệ 2 nước. Quan hệ 2 nước ngày càng nồng thắm, và đã đạt đến tầm đối tác toàn diện. Ấy vậy mà trên TV hàng ngày vẫn rêu rao lại những chuyện kẻ thù, đế quốc. Chả biết để làm gì. Nếu bảo là không được quên quá khứ thì cũng không phải. Ta đã nói câu xếp lại quá khứ, nhìn đến tương lai từ lâu rồi mà. Mà nếu nói không quên quá khứ thì cái quá khứ đau đớn và gần hơn, quá khứ năm 79 và kéo dài trong 10 năm, thì TV lại chả đả động gì đến. Mà dù TV chẳng nhắc, người dân vẫn không quên cơ mừ.   Vậy nên, TV nói cứ nói, chính phủ làm cứ làm, dân nhớ hay quên lại là chuyện khác. Bà Bầu Đinh ơi, VTV là đối nội (trừ VTV4), còn hoạt động với Mỹ là đối ngoại. Hai khán giả khác nhau... nên thông điệp cũng khác nhau.... chúng ta cùng đóng góp cho sự khác nhau

Tử tế ơi, tiếp tục tiến lên nhé.

Chợt có vài suy nghĩ, không biết có sai chỗ nào không, mọi người góp ý nhé. Chương trình tử tế đã có được những đóng góp rất có ý nghĩa. Trong thời buổi xã hội đang bất bình với những điều mà vẫn được coi là “vô cảm” và mọi người đang bị bối rối, mất phương hướng không biết làm thế nào trước hiện trạng vô cảm tràn lan, thì Tử Tế đã đưa ra một hướng đi rất hay. Tiếp tục đẩy mạnh và củng cố them niềm tin và nguyện vọng của mọi người trong xã hội đối với hướng đi Tử Tế này là một điều rất cần thiết. Tôi nhận thấy có những điểm còn thiếu, còn yếu ở những người đang thực hành Tử Tế và cả những người còn đang ngập ngừng, chưa bước chân vào con đường Tử Tế này. Điều này, tôi nghĩ, cũng là điểm chung của con người Việt Nam nói chung đó là sự tự tin, và tự trọng.  Cụ thể là, Tự Tin là tin rằng mình có thể làm được việc gì đó. Tự tin không phải là mình tốt hơn, mình giỏi hơn người khác. Không phải là mình hơn người khác và mình phải được hưởng, được đánh giá cao hơn người khác. Tự tin là đứ

Vì sao lại phải có bộ riêng cho phụ nữ?

Có cần đối xử phân biệt đàn ông, đàn bà? Một lần trong lớp học có một số bác sỹ người Pakistan. Họ theo đạo hồi. Hình như trong đạo hồi quy định phụ nữ không được ngồi ngang hàng với đàn ông, mà phải ngồi ở vị trí sau. Trong lớp học bố trí 1 bàn lớn ở giữa phòng để học viên ngồi xung quanh. Một đầu bàn bố trí bảng để giảng viên có thể viết. Đầu kia của bảng bố trí màn hình để giảng viên có thể chiếu từ máy chiếu. Thường những BS Pakistan đến lớp rất sớm, và họ ngồi ngay phía gần sát với bảng, tức là sát với giảng viên. Những người đến sau thì cứ thế ngồi vào phía sau, xa bảng, xa giảng viên. Mọi người cũng không ai thắc mắc gì. Học được 2 buổi như vậy, đến buổi thứ 3, khi các BS Pakistan đã ngồi đúng vị trí, thì giảng vào, và ngồi ở phía đối diện. Vì hôm đó cần dung đến máy chiếu. Các BS Pakistan đồng loạt đứng dậy và chuyển về ngồi vào vị trí sát với giảng viên ở phía đối diện. Cả lớp cũng chẳng ai bảo sao. Chắc mọi người nghĩ rằng các BS muốn ngồi gần màn hình để nhìn cho rõ. Đế