Vì sao lại phải có bộ riêng cho phụ nữ?


Có cần đối xử phân biệt đàn ông, đàn bà?

Một lần trong lớp học có một số bác sỹ người Pakistan. Họ theo đạo hồi. Hình như trong đạo hồi quy định phụ nữ không được ngồi ngang hàng với đàn ông, mà phải ngồi ở vị trí sau. Trong lớp học bố trí 1 bàn lớn ở giữa phòng để học viên ngồi xung quanh. Một đầu bàn bố trí bảng để giảng viên có thể viết. Đầu kia của bảng bố trí màn hình để giảng viên có thể chiếu từ máy chiếu. Thường những BS Pakistan đến lớp rất sớm, và họ ngồi ngay phía gần sát với bảng, tức là sát với giảng viên. Những người đến sau thì cứ thế ngồi vào phía sau, xa bảng, xa giảng viên. Mọi người cũng không ai thắc mắc gì. Học được 2 buổi như vậy, đến buổi thứ 3, khi các BS Pakistan đã ngồi đúng vị trí, thì giảng vào, và ngồi ở phía đối diện. Vì hôm đó cần dung đến máy chiếu. Các BS Pakistan đồng loạt đứng dậy và chuyển về ngồi vào vị trí sát với giảng viên ở phía đối diện. Cả lớp cũng chẳng ai bảo sao. Chắc mọi người nghĩ rằng các BS muốn ngồi gần màn hình để nhìn cho rõ. Đến hôm sau, các BS Pakistan chuyển sang ngồi ở phía gần màn hình.  Nhưng giảng viên lại vào ngồi vào phía đối diện, gần với cái bảng. Các BS Pakistan lại đồng loạt đứng lên và chuyển đến vị trí gần giảng viên. Cả lớp cảm thấy hơi lạ, đặc biệt là BS người Philipin. Nhưng không ai nói gì. Lúc này các BS Pakistan lên tiếng. Họ phản đối giảng viên vì đã có hành vi coi thường đàn ông, coi thường BS Pakistan. Cô giảng viên xinh đẹp lộ vẻ ngạc nhiên nói rằng cô không thấy mình có hành vi gì như vậy không. Các BS Pakistan đã giải thích: cô đã khiến cho các BS Pakistan đáng ra ngồi ở vị trí xứng đáng ở trên thì lại thành ngồi ở vị trí không xứng đáng ở cuối bàn. Cô giảng viên lại càng tỏ ra ngạc nhiên, không hiểu. Và thế là các BS đã tỏ nhã ý giảng giải cho cô và cả lớp về vị trí danh giá của đàn ông và đặc biệt của BS ở Pakistan. Lúc này thì cả lớp đã hiểu. Cô giáo liền nói rằng thứ nhất ở nước tôi – Thái Lan, hiến pháp và Vua đã cho rằng mọi người đều bình đẳng, đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, … đều bình đẳng. Họ có quyền ngồi ở đâu họ muốn. Ai đến trước ngồi trước. Thứ hai, nước tôi tuân theo những giá trị chung của quốc tế về quyền bình đẳng cho phụ nữ và trẻ em. Vì vậy tôi không đồng ý, và không có nghĩa vụ tuân theo những điều các ông nói. Các BS Pakistan rất bất bình vì họ không thể ngờ được lại có người phản đối những điều mà đối với họ là hiển nhiên. Họ nói ở nước họ, đàn ông, đàn bà luôn luôn phân biệt. không có gì chung được cả. Lúc này cô giáo quay ra hỏi ý kiến cả lớp. Mọi người đều bảo ở nước tôi cũng như ở Thái Lan. Theo hiến pháp mọi người đều bình quyền. Đàn ông, đàn bà không có gì riêng cả. Bỗng 1 BS Philipin nói: ở nước tôi có nơi đàn ông, đàn bà riêng, không được chung. Các BS Pakistan hồ hởi vì có được đồng minh. Cả lớp thì đổ dồn mắt nhìn BS Philipin một cách ngạc nhiên. Cô giáo mới BS Philipin nói rõ hơn. Anh này nói: ở nước tôi, khi đi toilet đàn ông, đàn bà nhất thiết phải riêng. Còn những thứ khác thì không phân biệt. Trong phòng khám của tôi, tôi không phân biệt đối xử với đàn ông, đàn bà. Các BS Pakistan giận tím mặt. Còn cả lớp thì nhìn nhau, cười mỉm.

HN 22/1/ 2015

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đặc khu kinh tế cần có đánh giá môi trường chiến lược toàn diện

Thủy điện 7 – Những bất cập và lợi ích nhóm

Đấu tranh bất bạo động rồi đi đến đâu?