Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2015

Vai trò của Truyền thông giáo dục đối với biến đổi xã hội

Vai trò của Truyền thông giáo dục đối với biến đổi xã hội Hôm trước đọc một series bài về Thoát Nạn ở Hông Kong, nói về vụ Nguyễn Ái Quốc bị bắt và ra tòa HK. Vụ án này là cái cớ để tác giả nói về nền tư pháp độc lập của HK, và qua đó so sánh với thực tại hiện nay của Việt Nam. Có một quan điểm của tác giả mà có lẽ nó không chỉ đúng cho lĩnh vực tư pháp, mà còn đúng cho cả nhân quyền và nhiều thứ khác nữa. Nói một cách ngắn gọn, hình như Bác Hồ hoặc lãnh tụ nào đó đã nói, đó là lúc “người dân thức tỉnh”. Và theo tôi, để người dân thức tỉnh, như các nhà hoạt động cách mạng Việt Nam trước đây đã làm, đó là cần tuyên truyền, vận động. “Ng ườ i vi ế t tin r ằ ng m ọ i thay đ ổ i có l ợ i cho con ng ườ i đ ể có th ể tr ở thành hi ệ n th ự c theo m ộ t cách t ố t đ ẹ p nh ấ t thì th ườ ng ph ả i xu ấ t phát t ừ hành đ ộ ng, t ừ mong mu ố n c ủ a b ả n thân con ng ườ i, ch ứ không th ể mong ch ờ m ộ t s ự ban phát t ừ th ể ch ế hay m ộ t th ế l ự c bên ngoài nào đó. M ộ t

Đất nước sắp có sự thay đổi?

https://anhbasam.wordpress.com/2015/07/16/4399-dat-nuoc-sap-co-thay-doi-lon/ Bác Kiểng nói về sự thay đổi to lớn qua chuyến đi của NPT. Điều đó là đúng. Nó không thể hiện ở nghi thức trọng thị, mà nó thể hiện ở sự hài lòng toát ra từ cả 2 bên Việt Nam – Mỹ. Bác Kiểng nói về sự nhượng bộ. Đó là điều mà nhiều người đoán. Nhượng bộ từ phía Mỹ, không chỉ là không quá nhấn mạnh vào nhân quyền, tôn giáo, mà còn là tôn trọng thể chế chính trị của nhau. Nhượng bộ từ phía Việt Nam là gì thì chưa ai biết, chỉ là những phán đoán. Có thể là mấy nội dung về tự do (hội họp, bầu cử, ngôn luận…). Cũng có người nghĩ đến những vị trí quan trọng trên biển và cảng… tóm lại là phán đoán, có thể đúng/ sai. Bác Kiểng nói về sự lo ngại về vị trí của Tàu đã giảm đi vì Tàu có nguy cơ suy sụp. Nhưng cũng có những người suy đoán rằng nguy cơ mất nước, nguy cơ nô lệ Tàu trở thành nguy cơ ngày càng mạnh mẽ. Điều đó khiến Việt Nam xích lại phía Mỹ. Theo tôi, nhận định này của bác Kiểng hoàn toàn đúng. (Đi

Câu huyện tượng đài và quyền có tiếng nói của người dân

Chuyện tượng đài chỉ là “giọt nước tràn ly”. Trong thời gian vừa qua, truyền thông, báo chí đã đưa nhiều tin, bài về những công trình lớn, kinh phí khủng nhưng không đưa vào sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả như bào tàng, tượng đài, chùa chiền… Liệu cứ đà này thì những công trình to lớn sẽ to đến đâu? Liệu việc “phổ cập” những công trình này sẽ đi đến đâu? Nhiều người cứ nói chuyện tượng đài NÊN – KHÔNG NÊN. Xưa nay ở mình vẫn quen thói xin –cho, hay nói đúng hơn là áp đặt. Vậy quyền của người dân ở đâu? Chuyện văn hóa, tâm linh, tấm lòng, tình cảm thì phải hỏi dân chứ.  Chuyện sử dụng tiền của dân thì phải hỏi dân chứ. Vậy ai đó nói nên – không nên, hoặc quyết định làm tượng thì dựa vào đâu? Lấy tư cách gì để quyết định? Tượng đài là một nhu cầu về văn hóa. Bên Tây có, bên ta có. Nếu tượng đài là nhu cầu về văn hóa thì nên làm theo hướng “xã hội hóa”, với sự tham gia tự nguyện của dân về đóng góp kinh phí cũng như tham gia vào thiết kế mỹ thuật. Nó tương tự như việc xây dựng ch

Anh hùng dân tộc - Việt Nam có nên vinh danh những người đem lại hòa bình cho dân Việt?

TV chiếu trình diễn ca nhạc trong lễ trao giải Nobel hòa bình. Những thông điệp hòa bình, những câu chuyện chiến tranh… nghe cứ như là họ nói về Việt Nam mình ấy. Mỗi câu chuyện, mỗi thông điệp đều như nói về câu chuyện Việt Nam. Trong khi trao những giải Nobel khác thì nghe như họ nói chuyện của họ, không phải chuyện của Việt Nam. Còn chuyện chiến tranh thì cứ như là chuyện của mình. Là người Việt Nam chắc nhiều người thấy buồn về điều này. Chả trách mà cả thế giới khi nhắc đến Việt Nam là nhắc đến chiến tranh. Lịch sử Việt Nam, chúng ta tôn vinh ai? Chúng ta vẫn tôn vinh những anh hùng dân tộc. Chúng ta tôn vinh những vua sáng, tôi hiền. Chủ yếu là như vậy. Còn nữa là một vài nhân vật cứu dân thoát khỏi nạn nọ, nạn kia. Hết. Người được vinh danh là ai? Các anh hùng trong các cuộc chiến, những ông vua, những ông quan, và vài người nhân đức. Lịch sử Việt Nam đã tôn vinh người giúp Việt Nam thoát ra khỏi một cuộc chiến kề cận chưa nhỉ? Đã bao giờ có chưa nhỉ? Hình như chưa. Suy cho

Sùng bái cá nhân - vinh danh cá nhân hay Vinh danh ý tưởng

Khi nhắc đến những đóng góp của thời đổi mới chúng ta thường nhắc đến những nhân vật đi tiên phong. Đó là điều rất đáng làm. Tuy nhiên, ta phải hiểu rằng ở xứ ta vốn mang đậm truyền thống sùng bái. Thời phong kiến không cách xa đây lắm việc sùng bái, tôn kính vua, chúa, quan lại là quá đậm đặc và nặng nề. Sau đó nữa, mặc dù cuộc cách mạng đã đem lại rất nhiều đổi thay trong đời sống kinh tế- xã hội – chính trị, nhưng sự sùng bái, tôn kính vẫn còn rất đậm trong đời sống chính trị, xã hội Việt Nam. Nói đến điều này để chúng ta chú ý hơn khi nhắc đến công lao cá nhân nên tránh đi theo lối mòn sùng bái, tôn kính. Khi nhắc lại những công lao cũ của ai đó, sẽ có ích hơn nếu ta nhấn vào sự sáng tạo, đổi mới, đi tiên phong, và người đó là người có công thực hiện. Bởi vì với xã hội, và với bản thân người đó, ý tưởng, sự sáng tạo, và đổi mới là điều quan trọng hơn bản thân họ. Ở các nước phát triển, văn minh, họ cũng luôn nhắc đến công lao của những thế hệ đi trước. Những người đi tiên ph

Cải cách giáo dục và làm ăn chuyên nghiệp

Mấy hôm nay Bộ Dục đã trình diễn một trận đánh ngoạn mục. Kết quả là tất cả những người tham gia: cha mẹ, thí sinh, và các ban tuyển sinh đều… tan tành. Hôm qua PTT Vũ Đức Đam nói rằng đây là cải tiến, mặc dù đã suy tính kỹ để tránh những bất cập nhưng thực tế vẫn nhiều bất cập quá. Các bác Bộ Dục đều nói là không lường hết được phức tạp của thực tế. Một bác bênh Bộ Dục nói rằng “Cải cách giáo dục không phải là trông rau”. Vâng, không phải là trồng rau, nhưng thí sinh và phụ huynh cũng không phải là chuột bạch. Nếu bình tĩnh, xem xét kỹ thì đây là một điểm yếu, một điểm yếu chí cốt của không chỉ ngành Dục mà còn chung cho tất cả các ngành ở xứ ta. Ý tưởng nhiều khi là tốt. Nhưng từ ý tưởng đến thực tế là một con đường dài. Không chỉ dài mà còn đau khổ nữa. Cứ nghĩ ra ý gì hay là một phát đưa ra thực hiện thì … ốm mất. Nói thế, không có nghĩa là cứ có ý là đem ra thực hiện được ngay đâu. Còn đem ra xét duyệt còn chán. Trải qua bao nhiêu cấp duyệt ấy chứ. Vì có duyệt thì mới có ki

Nghề đi hội thảo và lịch sự

Đi hội thảo, lúc đi ăn thường người Việt ngồi riêng, người nước ngoài ngồi riêng. Người Việt nào ngồi với người nước ngoài thì hoặc là có trách nhiệm phải giao tiếp, hoặc có công việc gắn bó thì ngồi với nhau. Hôm qua, đang ngồi ở bàn toàn người Việt, bỗng Hàn Quốc, chủ quỹ giao lưu HQ, đến và bảo tôi ngồi đây được không? Ồ, thật là một ý hay. Mỗi người HQ trong chủ tịch đoàn đã chia nhau đi ngồi ở các bàn ăn để giao lưu. Không hiểu đây có phải là policy của họ không, nhưng thật là tuyệt vời. Đang ngồi ăn, câu chuyện loanh quanh thế nào lại nói đến … ăn thịt chó. Hai bên cùng tán đồng là ăn thịt chó là điều chấp nhận được ở 2 nước chúng ta. Ông bạn HQ thì bảo, chúng ta là nước Á Đông và lại có thêm 1 điểm chung giữa 2 nước. Nhân đà thân thiện, một ông Việt Nam lại tiến thêm vào chủ đề tác dụng của thịt chó. Rằng tôi thích thịt chó, nhưng vợ tôi còn thích cho tôi ăn thịt chó hơn. Rằng “một người ăn, hai người vui”. Rằng bla bla… Những người ngồi cùng bàn bắt đầu cảm thấy bối rối vớ

Dân chủ hóa ở Việt Nam năm 2007 và hiện nay

Vừa đọc bài cũ này. Bài viết từ 2007, nhưng có lẽ tôi chưa đọc, vì nay đọc thấy như mới. Ngày đó, 2007, tôi và có lẽ nhiều người không có hiểu biết gì về khía cạnh dân chủ. Đến bây giờ thì khác nhiều rồi. Ít ra cũng là điều đáng mừng. Ngày đó, 2007, nhưng ông Lữ Phương và những người như ông đã có những nhận định mà đến nay thời gian đã chứng minh. Chẳng hạn như ông nói về sự hợp tác giữa “bên trong” và “bên ngoài”. Đặc biệt, ông nói về phương hướng ứng xử của giới lãnh đạo Việt Nam cũng như của những người hoạt động dân chủ: “ Lữ Phương : Điều dặc biệt nhất trong nhận thức của Lê Hồng Hà là luận điểm của ông về tính chất “tự vỡ” do đi ngược phát triển của chế độ mệnh danh “xã hội chủ nghĩa” thực hiện bằng “chuyên chính vô sản”. Tất cả những đề xuất về đường lối đấu tranh đều dựa vào tính chất “tự vỡ” này để từng bước chuyển hoá nó, thuận lợi cho phát triển và có lợi cho đời sống nhân dân. Dân chủ hoá trong phương thức đấu tranh này là đi từ bên trong chế độ đi ra, không t

Cải cách giáo dục Việt Nam – Giáo dục nhân cách và lòng dũng cảm

Một quyển sách giáo dục trẻ em về lòng dũng cảm đã gây xôn xao dự luận. Theo họ dũng cảm là dẫm chân trên thủy tinh, là ăn cứt gà… Không biết thời nào rồi mà họ còn quan niệm về dũng cảm như vậy. Dũng cảm là gì? Ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu. Ai cũng thấy tự ti với điểm yếu của mình. Dám đối diện với điểm yếu của mình, vượt qua nỗi lo ngại, sợ hãi với điểm yếu của mình, đó có phải là dũng cảm không? Trong cuộc sống, khi gặp những điều sai trái, bất công nếu lên tiếng chống lại có thể sẽ bị trù dập, bị đàn áp… Dám bênh vực lẽ phải, chống lại những điều bất công, đó có phải là dũng cảm không? Dũng cảm là một phần của nhân cách. Để có những con người có nhân cách tốt cho xã hội tốt lên nền giáo dục Việt Nam còn phải làm nhiều lắm. Không chỉ là đi chân lên thủy tinh đâu nhỉ? Bên cạnh nhân cách còn có nhân phẩm nữa. Nhưng đó là những khái niệm quá xa xỉ đối với người VN HN 25/9/2015

Cải cách giáo dục VN – Quyền tự chủ của các trường ĐH

Trường ĐH Tôn Đức Thắng tự phong GS cho trường đã gây xôn xao dư luận. Xưa nay quen tư duy một chiều, giờ thấy cái gì mới là thấy lạ. ĐH Tôn Đức Thắng đi tiên phong, Họ đã giành lấy quyền tự quyết của mình, trong đó có quyền tự phong giáo sư. Việc trường ĐH tự phong GS là việc bình thường trên thế giới. Chỉ có ở Việt Nam nó mới là lạ thôi. Ở Việt Nam việc phong GS như là việc xin – cho. Việc mỗi trường tự phong GS có nghĩa GS như một sản phẩm, một thương hiệu của trường. Và đó là sản phẩm cạnh tranh. Kinh tế thị trường là ở đây. Trường nào có GS danh giá thì trường đó có giá hơn. Việc này gắn chặt với chất lượng giáo dục.   ĐH TĐT đúng là đang làm một cuộc cách mạng. Giáo dục Việt Nam muốn cải cách thì phải cải cách từ việc này. Gọi là trao quyền cho các trường ĐH là không đúng. Họ có quyền tự chủ và độc lập, và cái quyền đó phải được tôn trọng. Quyền đó đương nhiên phải được thực hiện chứ không thể là được “trao quyền”. Một nước độc lập mà các trường đại học lại không có qu

Bún dọc mùng

6 người ăn Nguyên liệu: -         Sườn – 5 lạng -         Thịt chân giò cuốn lại hoặc móng giò – 5 lạng -         Dọc mùng – 1 kg -         Cà chua – 3 lạng -         Nghệ - 1 củ -         Giấm bỗng – 1 bát ăn cơm -         Hành, mùi tàu, rau thơm, me hoặc muỗm hoặc sấu. Cách nấu: -         Ninh sườn, thịt cho mềm -         Dọc mùng tước vỏ, cắt khúc, trộn muối, ngâm một lúc (30’ – 1 giờ). Bóp cho hết nước, rồi trần nước sôi, bóp lại cho hết nước, để ráo. (Dọc mùng trần nước sôi ăn sẽ giòn. Để dọc mùng không bị ngứa, khi làm không được ngâm nước, hoặc nước muối, mà phải để khô, bóp muối một lúc rồi trần nước sôi.) -         Nghệ giã ra, lọc lấy nước. -         Khi sườn chín mềm, cho cà chua, me/muỗm, đun một lát. Cuối cùng cho giấm bỗng, dọc mùng, hành mùi.