Vai trò của Truyền thông giáo dục đối với biến đổi xã hội

Vai trò của Truyền thông giáo dục đối với biến đổi xã hội
Hôm trước đọc một series bài về Thoát Nạn ở Hông Kong, nói về vụ Nguyễn Ái Quốc bị bắt và ra tòa HK. Vụ án này là cái cớ để tác giả nói về nền tư pháp độc lập của HK, và qua đó so sánh với thực tại hiện nay của Việt Nam. Có một quan điểm của tác giả mà có lẽ nó không chỉ đúng cho lĩnh vực tư pháp, mà còn đúng cho cả nhân quyền và nhiều thứ khác nữa. Nói một cách ngắn gọn, hình như Bác Hồ hoặc lãnh tụ nào đó đã nói, đó là lúc “người dân thức tỉnh”. Và theo tôi, để người dân thức tỉnh, như các nhà hoạt động cách mạng Việt Nam trước đây đã làm, đó là cần tuyên truyền, vận động.
“Người viết tin rng mi thay đi có li cho con người đ có th tr thành hin thc theo mt cách tt đp nht thì thường phi xut phát t hành đng, t mong mun ca bn thân con người, ch không th mong ch mt s ban phát t th chế hay mt thế lc bên ngoài nào đó.
Mt nn tư pháp đc lp thc th Vit Nam khó mà có th trưởng thành nếu không có mt xã hi có ý thc v lut pháp và tm quan trng ca nó, và có mt tinh thn thượng tôn pháp lut tht s xem pháp lut đng trên mi cá nhân và quyn thế. Các thành viên trong mt xã hi như thế mong mun và cm thy cn có mt nn tư pháp đc lp đ giúp đm bo là lut pháp được tôn trng.
Người viết cho rng có mt mi quan h khó xác đnh theo kiu con gà và qu trng (cái nào dn đến cái nào?) gia mt nn tư pháp đc lp và tinh thn thượng tôn pháp lut ca mt xã hi.
Mt nn tư pháp đc lp giúp đm bo tinh thn thượng tôn pháp lut nhưng chính tinh thn thượng tôn pháp lut sn có trong mt xã hi cũng giúp cho nn tư pháp đc lp tn ti.
Suy cho cùng, mt nn tư pháp đc lp khó mà có th phc v mt cng đng người dân không cn đến nó, hoc không cn đến s đc lp ca nó.
Người dân càng tin tưởng vào pháp lut bao nhiêu thì h s càng mong mun có mt nn tư pháp đc lp thc th by nhiêu.”
Và theo tôi, để người dân thức tỉnh, cũng như các nhà hoạt động cách mạng Việt Nam trước đây đã làm, đó là cần tuyên truyền, vận động, hay như ngôn ngữ hiện đại là truyền thông, giáo dục. Việc nghiên cứu là cần thiết và quan trọng, nhưng để một điều gì đó trở thành hiện thực xã hội thì phải “qua cầu” truyền thông, giáo dục.
Những nhận xét của Hoa rất hay. Và để có sự thay đổi trong đời sống xã hội thì cần truyền thông, giáo dục. Và cần thời gian. Một khoảng thời gian khá lâu. Trước đây bên dân xã hội có câu “quy luật 10 năm”, hoặc nói ngoa hơn là “cái án 10 năm” để nói về việc một sự thay đổi diễn ra trong xã hội thì cần thời gian 10. Trên thực tế thì, có nhiều thứ cần mấy lần 10 năm cơ. Trong vòng  3-4 tuần vừa qua tôi đã có những trải nghiệm cực kỳ thú vị về cái “quy luật 10 năm” này.
Câu chuyện thứ nhất, Đầu tiên là đi dự một hội thảo do bên môi trường tổ chức. Thật ngạc nhiên là họ làm dự án về Giới trong đánh giá tác động môi trường. Ngạc nhiên nữa là bên thực hiện toàn là các chuyên gia môi trường, chứ không phải chuyên gia xã hội. Đến lúc tôi phát biểu và gợi ý nên mời chuyên gia xã hội tham gia thì họ đồng ý mời tôi làm. Ha ha, thực sự tôi không có ý định làm giới nữa. Lúc đó tôi chỉ nghĩ: ôi vui quá. Như vậy sau 20 năm, đến nay mình, và các chuyên gia xã hội không phải làm giới nữa mà là các chuyên gia môi trường tự làm. Nó đánh dấu một sự thay đổi to lớn trong nhận thức của các chuyên gia.
Câu chuyện thứ 2, trong một mail list toàn các chuyên gia môi trường, cách đây 2-3 tuần họ bàn về một hội nghị duyệt đề án gì đó, bỗng chẳng hiểu sao họ nói về chuyện tham vấn cộng đồng. Rồi trong lúc tranh luận thì họ lôi ngay ra một cuốn sách hướng dẫn về tham vấn cộng đồng như là một tài liệu làm căn cứ để mọi người có được cái hiểu thống nhất. Lúc nhìn vào tài liệu đó, thật ngạc nhiên, hóa ra đó là quyển hướng dẫn tham vấn cộng đồng mà tôi đã viết từ năm 2000. Wao, một nỗi vui mừng hết sức. Tôi đã nghĩ rằng quyển sách đó đã làm giấy vụn từ lâu rồi. Chính tôi cũng quên nó rồi. Vậy mà, có những chuyên gia vẫn còn dùng nó. Điều đáng mừng ở đây là, sau 15- 20 năm, nhận thức của các chuyên gia kỹ thuật về khía cạnh xã hội đã thay đổi. Nói một cách hay ho hơn là quyền của người dân, quyền của cộng đồng đã được các chuyên gia kỹ thuật (không phải chuyên gia xã hội) nhìn nhận một cách tôn trọng hơn.
Câu chuyện thứ 3: trong một buổi ngồi chuyện trò, các chuyên gia môi trường kể rằng họ đang có 1 lớp học đào tạo các giáo viên về đánh giá tác động môi trường (bạn chơi với nhau, nhưng đến lúc đó tôi mới biết họ là những chuyên gia môi trường, mà lại là những chuyên gia đầu ngành. Ha ha). Trong khóa học đó có giảng dạy về Giới. Và thế là các bạn trong nhóm lập tức sôi nổi hẳn lên khi trình bày về Bình Đẳng Giới (BĐG). Tôi ngồi há mồm ra nghe. Họ nghĩ tôi là đứa ngu xi, không biết gì nên càng ra sức giảng cho tôi về BĐG. Tôi như được trở lại cái thời các chuyên gia xã hội cách đây 20 năm. Chúng tôi lúc đó cũng bước đầu tiếp cận với BĐG, bước đầu đi làm truyền thông giới, làm dự án lồng ghép giới… Và bây giờ, vui mừng xiết bao, chúng tôi không phải làm việc này nữa. Đã có các chuyên gia môi trường tự làm rồi.
Vậy là, phải tốn 20 năm để “chuyển giao công nghệ”.
Đây là những câu chuyện cụ thể về sự thay đổi trong xã hội Việt Nam. Để có được thay đổi, thời gian tính bằng thập kỷ. Để có thay đổi đó, các chuyên gia xã hội đã làm việc không mệt mỏi, không ngừng nghỉ. 
Câu chuyện với nhân quyền, với tư pháp… cũng sẽ như vậy thôi, thậm chí còn lâu hơn. Không có ngoại lệ, không có đi tắt đón đầu.

HN 18/7/2015

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đặc khu kinh tế cần có đánh giá môi trường chiến lược toàn diện

Thủy điện 7 – Những bất cập và lợi ích nhóm

Rượu lược vàng chữa nhiệt miệng hiệu nghiệm