Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2014

Chuyện thằng Tuấn khẳng

Về chuyện học sinh cá biệt thì lại có chuyện thằng Tuấn khẳng. Hồi đó lớp cấp III của tôi có 2 thằng cá biệt là Hưng kều và Tuấn khẳng. Nghe biệt danh cũng đã biết chúng nó trông thế nào rồi. Chúng nó học hành vớ vẩn nhưng rất vui tính, và hóm hỉnh. Chúng có rất nhiều trò nghịch ngộ nghĩnh, và tinh quái. Dù các bạn nữ thường là đối tượng bị trêu và không chơi với chúng nó, còn tôi lại vẫn chơi với chúng nó vì những trò hóm hỉnh, ngộ nghĩnh.  Một hôm, sau khi thi tốt nghiệp phổ thông, mấy đứa bạn báo rằng thằng Tuấn khẳng đi bộ đội. Hồi đó có lệ chia tay, đưa tiễn người đi bộ đội. Buổi tối, tôi cùng mấy đứa đến nhà Tuấn khẳng. Mẹ nó vui lắm. Trong đám đầu gấu lại xuất hiện tôi, một đứa nhìn đã thấy hiền lành, ngô nghê. Chúng nó vội khoe, nó học giỏi lắm đấy. Mẹ nó cứ xuýt xoa.  Một thời gian sau, chúng nó bảo, nghe đồn thằng Tuấn khẳng chết rồi. Rồi một thời gian nữa, một hôm buổi tối, bọn bạn đến kéo đi. Đi ngay, thằng Tuấn khẳng về rồi, nhưng nó sắp chết. Đến nơi, nhìn thấy m

Phác đồ theo dõi Viêm ruột thừa

Có thằng cháu lên 10 bị đau bụng. Gia đình nghi bị viêm ruột thừa. Buổi sáng, đưa vào viện 354 gần nhà. BV bảo cái này BV không chữa được. Đề nghị chuyển viện sang nhi Thụy Điển. Sang nhi Thụy Điển, theo dõi một lúc, BS bảo không việc gì đâu. Cho uống thuốc giảm đau, và cho về. Đưa con về rồi bố đi làm. Đến trưa nhà gọi điện bảo cu bị sốt 39 độ. Hết giờ chiều bố về đưa con vào lại Viện nhi. BS bảo viêm ruột thừa đã vỡ, phải mổ ngay. Thằng cu đã nằm Viện 2 hôm rồi. Vẫn đang dẫn lưu, và các loại dây truyền đầy người. BS bảo tại thằng này gan quá. Đau như thế mà chẳng kêu gì nên BS ko phát hiện ra là ruột thừa. Thật chẳng còn biết nói thế nào về các BS ở VN nữa. Chuyện cứ như là của Naxredin ấy. Chẳng lẽ phương tiện chẩn đoán bây giờ không phát hiện ra ruột thừa à? Đã nghi ruột thừa lại cho uống giảm đau. Nhất quả đất.  Bố nó thì không được hướng dẫn gì. Con sốt từ trưa, đợi bố đi làm về mới cho vào Viện. May mà còn kịp. Đúng là ruột thừa mà không điển hình thì cũng khó c

Social event và khi nào có Dân chủ

Social event và khi nào có Dân chủ Có lẽ dân chủ thì không ai lạ gì. Thế nhưng nói cho cặn kẽ, đầy đủ thì chắc nhiều người chịu. Tôi cũng chẳng biết dân chủ là gì, nhưng những gì tôi nhìn thấy từ thực tế thì tôi tự cảm thấy có sự thay đổi lớn về dân chủ đang diễn ra ở Việt Nam. Nếu mọi người theo dõi thì thấy là Quốc hội vừa phê chuẩn mấy cái nghị quyết, chỉnh sửa mấy cái luật. Chẳng hạn như điều chỉnh về doanh nghiệp xã hội trong luật doanh nghiệp. Như phê chuẩn công ước về chống tra tấn. Phê chuẩn công ước về người khuyết tật. Nếu những ai quan tâm đến hoạt động vận động chính sách của các tổ chức xhds thì sẽ hiểu rằng đó là một thành công của vận động chính sách. Đây là kết quả của quá trình vận động mấy năm trời của các tổ chức xhds, kết hợp với các bên liên quan, trong đó các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan lập pháp… Việc này đã đánh dấu một sự thay đổi lớn. Đó là một sự thay đổi “luật chơi”. Từ chỗ độc quyền áp đặt luật chơi, thì nay đã có sự chia sẻ quyền lực. Cách thức á

Mắc kẹt và lối thoát

 6g chiều, nhập nhoạng tối. Ra khỏi quán nước, lòng vẫn còn cảm giác vui vẻ, hân hoan từ cuộc giao lưu với những con người nhiệt tâm. Những người bạn trẻ mong muốn làm thiện nguyện. Con đường vào giờ tan tầm ngày cuối tuần đông nghịt. Xe máy, ô tô ken vào nhau. Tôi không đi đường này bao giờ. Đây là con đường mới mở, với đường 2 chiều rộng thênh thang. Vậy mà vào giờ này nó trở nên tắc nghẹt. Đi được khoảng chục mét thì không đi được nữa. Nhìn về phía trước là ngã tư tắc nghẹt. Tôi nghĩ phải quay lại đi đường khác thôi. Quay lại nhìn phía sau, xe máy và ô tô đang lao đến xếp đấy phía sau. Nếu tôi không nhanh quay lại thì những chiếc xe phía sau sẽ xếp chặt không còn chỗ mà quay xe. Tôi khó nhọc quay xe. Nhưng giống trò chơi xếp hình, tôi cứ cố nhích lên 1 chút thì đã có 1 chiếc bánh phía sau xếp vào khe hở tôi vừa nhích ra. Còn phía đầu kia thì tôi gặp phải cái nhìn đầy lạnh lùng và tức giận của 1 cô gái chở con trai. Tôi bảo cô í nhích lên 1 tí cho tôi đi qua. Nhưng tôi gặp phải

Làm khoa học chuyên nghiệp?

Những tin về các anh Hai lúa phát minh ra máy nọ máy kia, là ra cả xe tăng cho Campuchia cứ làm xã hội rộ cả lên. Nhiều ý kiến chê trách các ngành khoa học nước nhà. Tôi nghĩ chuyện làm khoa học và chuyện sáng chế là 2 chuyện có liên quan đến nhau nhưng là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau. Thế nào là khoa học? Làm ra một thứ mới so với xã hội mình, mới so với điều kiện của mình, nhưng thế giới người ta đã làm từ lâu rồi, và người ta đã làm tốt hơn nhiều lần thì gọi có là khoa học không? hay đó chỉ là cải tiến để nâng điều kiện của mình lên tốt hơn so với chính mình mà thôi. Trình độ của những nước kém phát triển chỉ ở mức « Ở rê ca » thôi. Cái mình « phát minh », « khoa học » thì người ta đã làm từ đời nào rồi. Với mình là ghê gớm, là hay ho, nhưng chẳng qua là mình ếch ngồi đáy giếng, chẳng chịu học hỏi xung quanh nên cứ tưởng đó là khoa học. Nếu đem cái « phát minh » của mình đi đăng ký phát mình thì sẽ biết họ đã có cái đó từ thời nảo thời nào rồi. Chỉ cần chịu khó đi sang các nướ

Lòng yêu nước là gì?

Hôm nay ngồi uống nước. Một người bạn trầm ngâm: người Việt Nam mình ai cũng giàu lòng yêu nước. Cứ nói đến yêu nước là máu cứ nóng lên. Nhưng tớ thì không hiểu sao mọi người lại thế. Tớ không yêu nước theo kiểu như vậy. Mình bảo: Tôi cũng nghĩ như bạn, nhưng tôi không dám nói ra như bạn. Nói ra chắc mình bị ném đá luôn. Và tôi hỏi: vậy lòng yêu nước của bạn là thế nào? Bạn nói: tớ chỉ đơn giản yêu người thân, yêu hàng xóm, yêu người xung quanh, yêu những điều tốt đẹp. Chứ tớ không thể yêu những điều xa xôi, cao siêu. Tớ không thể nóng máu xông lên. Mình tự nghĩ: Mình cũng nghĩ giống vậy về lòng yêu nước. Nhưng, nói đến lòng yêu nước tưởng là đơn giản nhưng cũng khó ra phết. Ngày nay, ai có điều kiện đều cố cho con đi học nước ngoài và nếu con học xong ở lại định cư ở nước ngoài thì bố mẹ cho rằng đó là sự thành công của con, và yên tâm vào tương lai của con. Những người không có điều kiện thì tìm cách đi lao động nước ngoài và nếu định cư được thì là điều vượt quá mong ước của

Viết nhân ngày 20/11

Vào ngày này, toàn dân rộn ràng chúc mừng thầy cô. Thầy cô thì hào hứng, hân hoan đón nhận những lời chúc. Học sinh thì bồi hồi nhớ về thầy cô, và bạn bè cũ. Rất nhiều cuộc tụ họp, gặp mặt… Nhà tôi, 2 cậu con trai. Cậu lớn thì đi vui vẻ với bạn bè, đến nhà cô. Cậu bé thì ở nhà. Mẹ hỏi con có đi cô không? Nó lắc đầu. Mẹ nhắc đến lớp cấp II, cấp III nó đều lắc đầu. Rồi bảo: mẹ biết rồi, con không đi đâu cả. Mọi người đi chỉ để gặp bạn chứ có phải để gặp thầy cô đâu. Mà con thì không muốn gặp cô, cũng chẳng thích chơi với bạn nào. Đó là lý do nó không đi. Tất cả bạn của nó chỉ là bạn quen qua fb, và bạn ở trường ĐH bây giờ. Cũng may là bây giờ có trường học liên kết. Học ở đây, học sinh phải đóng nhiều tiền, nhưng bù lại không có nhiều loại học sinh mà thằng cu nhà tôi gọi là “thanh niên nghiêm túc”. Và không có những môn học như chxh, tư tưởng này nọ… Vì thế, thằng con tôi có nhiều bạn ở trường. Trước khi vào trường đóng tiền, con tôi đã đỗ vào trường ĐH Quốc gia. Nhưng học ở đó kho

Về những cái mới trong vận động chính sách

Xin nói đôi điều về những cách làm mới của Liên Minh Kiểm soát Ô nhiễm nước. Trong 1 năm qua Liên Minh đã làm được rất nhiều việc. Từ việc định hướng hoạt động đến việc định hướng trong vận động chính sách. Và cả phương pháp làm việc, cũng như việc tụ hội được nhiều lực lượng tham gia. Về định hướng hoạt động. Ban đầu dự định là làm về ô nhiễm khu công nghiệp. Nhưng qua nhiều bàn luận, tư vấn, góp ý, mọi người thấy là chủ đề ô nhiễm khu công nghiệp quá nhậy cảm, nhiều xung đột lợi ích, và mọi người đã tìm ra được hướng khác là kiểm soát ô nhiễm nước (KSONN). Việc đi tìm hướng là một quá trình khó khăn và cũng rất gay go quyết liệt. Những Liên Minh khác thành công hay thất bại cũng một phần là ở khâu này. Định hướng kiểm soát ô nhiễm nước, về thực chất nó cũng liên quan đến ô nhiễm khu công nghiệp, tuy nhiên KSONN lại rộng hơn nhiều. Nó không chỉ có ô nhiễm khu công nghiệp mà còn cả nông nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt… Và như vậy nó “mềm” hơn, vì nó không chĩa mũi dùi vào ô nhiễm công

Một cách làm mới trong làm luật

Hôm nay đi dự hội thảo về kiểm soát ô nhiễm nước. Một cảm nhận thật tuyệt. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời tôi đi dự một hội thảo như thế này. Một hội thảo có nhiều thành phần tham dự như thế. Hội thảo chỉ có khoảng gần 5 chục người nhưng có đủ các thành phần. Từ những vị cao cấp từ cấp Quốc hội, Bộ, Cục, Tỉnh … Các vị ở các trường ĐH hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực môi trường và quản lý nước, y tế, xây dựng, nông nghiệp, luật. Các hiệp hội nghề. Các nhà nghiên cứu đầu ngành trong các lĩnh vực từ khoa học, kỹ thuật đến xã hội. Toàn là những tiến sỹ học ở Anh, Mỹ, Úc, Nhật. Và có cả cộng đồng tham dự. Một hội thảo mà sự nhiệt huyết toát ra từ tất cả các thành viên. Ai lên phát biểu cũng đều nhiệt huyết. Họ đều là những người truyền lửa. Chưa có hội nghị nào có rất nhiều quan chức nhưng không có phong bì, mà lại họp vào ngày thứ 7, và họp thông một mạch không giải lao. Một hội thảo mà các bài tham luận rất chất lượng. Mỗi tham luận đều rất nhiều thông tin, hơn nữa đều đưa ra

Cách chăm sóc mai trắng

Hình ảnh
Chơi mai trắng là một trong những đam mê mới của người dân miền Nam, tuy nhiên để trồng và chăm sóc giống mai này thường khó hơn mai vàng. Sau đây là cách trồng mai trắng miền Bắc. Hướng dẫn trồng, chiết, giâm và ghép cành, rễ bonsai Làm sao để cây sứ Thái ra hoa nhiều vào dịp Tết Kỹ thuật sửa mai kiểng Nội dung chi tiết Độ khó: Cực dễ 1 Cây mai chăm sóc gần giống cây đào, tuy nhiên, mai không cần thiến (làm cho cây chột đi) như đào vì hoa đào cần nhiều, cành đào cần mập nhưng hoa mai chỉ cần thưa thớt, cành mai càng nhỏ càng đẹp. Nhưng cũng chính vì thế, phải lưu ý chế độ chăm sóc vì cây thường dễ bị chảy nhựa vào mùa hè. Nếu bạn càng tưới nước ốc ngâm hoặc nước bể phốt, cây mai càng bị chảy nhựa mạnh vào khoảng tháng 4 đến tháng 7 dương lịch (thời điểm có nắng gắt). Tuy nhiên, kinh nghiệm trồng mai ở miền Bắc thì thời điểm có thể tưới nước vo gạo hoặc nước ốc là trước tháng 3 âm và sau tháng 7 âm. Bạn cũng lưu ý là cây mai không ưa nước lắm nên đừng tưới quá ẩm. 2 Bạn

Các kịch bản / version cho quy hoạch các trường ĐH

Chà, chủ đề của Loan hấp dẫn quá cơ. Không thể không buông vài lời vớ vẩn. ….. Ý kiến của em Loan đây: Noda Campus là một trong 4 campus của ĐH Khoa học Tokyo (Tokyo University of Sciences), nằm cách trung tâm Tokyo chừng 1 tiếng rưỡi đi tàu (mình ước tính chắc khoảng cách chừng 50 - 60km). TUS là một trường đại học tư rất có uy tín về khoa học, lấy hoạt động nghiên cứu là đầu tàu cho hoạt động giảng dạy và đào tạo. Đương nhiên mối liên hệ giữa các phòng nghiên cứu, các khoa, viện thuộc trường với Chính phủ và khu vực tư nhân rất khăng khít, chặt chẽ, hiệu quả. Nhờ có như vậy   TUS mới có đủ các nguồn kinh phí để vận hành… Ở Noda Campus này có nhiều cơ sở nghiên cứu, trong đó có Khoa CN sinh học và hóa dược và Trung tâm nghiên cứu an toàn hỏa hoạn quốc tế (nơi sở hữu 1 phòng thí nghiệm về hỏa hoạn tiên tiến số 1 thế giới…).   Well… Nhưng điều mình muốn nói là … những cái second, third, fourth campusé này … ở TUS hay ở Todai, hay ở khá nhiều trường đại học khác … đều có vấn đề

Quy hoạch, kiến trúc và văn hóa du kích

Trước hết, xin lỗi các nhà quy hoạch, kiến trúc. Việt Nam mình bị kêu nhiều về chuyện quy hoạch, chuyện kiến trúc. Xin kể câu chuyện mà tôi thấy nó giống trinh thám An Nam. Có lần đi thăm người quen ốm nằm ở bệnh viện quân đội (chẳng nói tên nhưng mô tả thì mọi người cứ đoán nhé). Đi vào cổng là đã thấy như đi hoạt động cách mạng rồi. Cả một khu sân và sảnh rộng thênh thang nhưng hàng rào che chắn ngang dọc. Vừa đi vừa nhìn, quan sát mà trong lòng cứ nghi nghi hoặc hoặc vì không biết lối đi ở đâu. Nhưng vẫn cứ phải bước tới vì phía trước thấy có người đi. Và nghĩ bụng nếu mình dừng lại, bối rối, không biết đi thế nào thì anh bảo vệ ở cổng sẽ cười mình vì… nhát không dám đi vào. Đi tiếp thì ôi, may quá, có một khe nhỏ giữa 2 hàng rào, khoảng 2-3 người đi lọt. Đi qua khe ngoài cổng thì vào đến lối đi như một cái hành lang rộng và dài. Xung quanh, trên dười thì chi chít những bảng, biển đề các loại hướng dẫn. Nhưng rồi ai cũng phải bối rối với đống hướng dẫn đó. Người nọ nhìn người

Sự lớn mạnh của xhds Việt Nam

Nói về sự lớn mạnh của NGO Việt Nam cũng tức là nói về sự lớn mạnh của xhds, của dân chủ ở Việt Nam. Trước thời kỳ Đổi Mới, việc định ra phương hướng phát triển cho đất nước hoàn toàn chỉ do BCT quyết định. Nói đúng ra là do BCT Việt Nam cùng với BCT của “các nước anh em”. Sau thời kỳ Đổi Mới, vai trò của “các nước anh em” có đôi chút giảm đi. Đồng thời, vai trò của “những nước tài trợ” ngày càng mạnh lên. Nói xa một chút: Những nước tài trợ khi họ bỏ tiền ra thì tiếng nói của họ có trọng lượng hơn. Lãnh đạo Việt Nam phải nghe họ nhiều hơn. Trong các cuộc họp, hội thảo cấp cao thường xuyên có những cuộc tranh luận giữa các cấp lãnh đạo Việt Nam với phía nhà tài trợ. Phía Việt Nam những năm đầu thì nghe nhiều hơn. Việc nghe nhiều hơn một phần vì lúc đó đói quá, cần tiền; một phần vì thói quen nghe chỉ đạo từ “các nước anh em” rồi. Dần dần, phía Việt Nam cãi nhiều hơn. Việc cãi nhiều hơn là vì một phần phía các nhà tài trợ có sân chơi dân chủ hơn; một phần ít lệ thuộc hơn vào “các n

TTg và cụ Khiêu

Nhân việc TTg tặng cụ VK câu đối, xin có vài điều bình luận. Trước hết về câu đối. Khi đọc câu đối, em là người chẳng hiểu gì về câu đối, nhưng cũng luận ra được sự lố bịch ở trong đó. Vì sao lại nói là lố bịch thì ở dưới em sẽ nói rõ hơn. Tuy nhiên em không ngạc nhiên gì về cái câu đối và sự lố bịch đó. Vì sao? Vì em và những ai làm ở KHXH thì sẽ hiểu, và chẳng ngạc nhiên. Trong giới KHXH mọi người cũng đã không đánh giá cao ông Vũ Khiêu. Ông vốn là nhà khoa học, nhưng là khoa học tuyên giáo. Nói thế chắc anh hiểu. Đã từng có thời ở ta đội ngũ khoa học tuyên giáo này là lực lượng chủ lực, đặc biệt trong KHXH. Trong giới KHXH, cụ so với ông Tương Lai thì thật không thể so được. Ông Tương Lai lúc đương chức cũng có nhiều ý kiến, nhưng ngay những người trong Viện cũng phải thừa nhận ông đã có tầm nhìn xa trông rộng, có công tạo dựng nên danh hiệu xã hội học, và đào tạo ra đội ngũ khoa học của Viện mà đến nay vẫn được gọi là thế hệ vàng. Còn uy tín của ông TL bây giờ thì mọi người cũ

Thám hiểm Nam Cực, chuyện ODA và biến ước mơ thành hiện thực.

Cách đây 4 năm, năm 2010, trong lúc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang chìm sâu, mình ngồi nói chuyện với người Nhật về chuyện giao lưu văn hóa. Nói nhiều thứ, trong đó có nói đến chuyện người Việt ít biết về văn hóa Nhật. Trong khi người Việt đang được / bị Tây hóa, Tàu hóa, và bây giờ là Hàn hóa thì văn hóa Nhật lại ít được biết đến. Mình thấy văn hóa Nhật có những điểm hay mà người Việt có thể tiếp thu, học hỏi. Bên cạnh những sản phẩm Nhật như Toyota, Sony, Ajinomoto…, bên cạnh những lớp học tiếng Nhật, những quán ăn Nhật, những hội chợ hoa anh đào…, thì còn một cách nữa là phim ảnh. Mà mình nhấn mạnh vào phim truyền hình. Vì đó là cách quảng bá rộng rãi nhất. Mà không chỉ phim truyện còn cả phim tài liệu nữa. Ở bên Nhật mình được xem những  phim trên truyền hình và đã ước mơ rằng người Việt Nam có thể được xem những phim đó.  Mình cũng nói rằng sự khác biệt giữa phim Nhật với phim trên HBO, Start Movies ở chỗ nếu xem phim Mỹ thì đó là thứ không có thật trong xã hội Mỹ, còn trong p

Việt Nam- thời hậu chiến kéo dài đến bao giờ?

Trong phim Thám hiểm Nam Cực của Nhật. Ngay đầu phim có 1 câu nói ngay vào người Việt Nam: bao giờ thì kết thúc thời kỳ hậu chiến? Khi mà cái gì cũng đổ tại cho chiến tranh. Cái gì cũng lấy lý do thời hậu chiến không có tài chính để làm. Một người học trò đã hỏi thầy như vậy và thầy đã trả lời: "Chính chúng ta hãy chấm dứt thời kỳ hậu chiến từ hôm nay. Hãy biết ước mơ". Ước mong đi Nam Cực vào thời điểm đó quả là một ý định điên rồ. Nhưng thực hiện ước mơ đó là cách để thế giới biết đến người Nhật là thế nào. Bằng cách đó chấm dứt thời kỳ hậu chiến. Cũng giống như các bạn sinh viên HongKong chiếm khu trung tâm nói rằng họ không muốn để việc hôm nay cho thế hệ sau làm. Họ phải làm ngay hôm nay. Cũng như là đội tuyển Việt Nam đi ASIAD xếp thứ 4 từ dưới lên với duy nhất 1 huy chương vàng. Và người lãnh đạo đoàn ngại không muốn nói đến từ thất bại. Trong khi đó đoàn Indo đứng trên ta 3 bậc thì thản nhiên nói rằng chúng tôi đã thất bại. Họ kỳ vọng và họ mong đạt nhiều hơn th

Những quan điểm vĩ đại dạy dỗ đứa trẻ sơ sinh

Những quan điểm vĩ đại dạy dỗ đứa trẻ sơ sinh Trong họ có 1 đứa trẻ mới ra đời. Thế là các chuyên gia cao cấp được dịp đưa ra những quan điểm về nuôi trẻ. Hóa ra là có một cách nuôi trẻ dựa trên một quan điểm rằng về nguyên tắc đứa trẻ sẽ không ngoan. Vì vậy phải đưa ra những cách thức để “rèn luyện” và “đưa nó vào khuôn phép”. Nghe đã thấy mùi áp đặt. Đó là với đứa trẻ mới được sinh ra, chưa đầy tháng đấy. Nếu nó lớn hơn thì khả năng hư hỏng của nó sẽ lớn hơn và do đó nó sẽ cần phải áp dụng “khuôn phép” nhiều hơn. Cụ thể là đứa trẻ sẽ được cho là sẽ hư, hay khóc, hay đòi bế, hay bám mẹ… Vì vậy giải pháp là mẹ không được bế con nhiều, nó sẽ ám hơi mẹ. (cái này nghe có vẻ có lợi đây. Vì mẹ sẽ được nhàn. Sẽ có người gánh đỡ việc bế con). Nhưng về nguyên tắc đứa trẻ phải tự nằm, không được bế nhiều. Nếu ai bế thì sẽ được nhắc là không được bế nhiều. Trẻ sẽ hư. Đứa trẻ cũng được giả định rằng sẽ hư. Sẽ đòi ăn liên tục. Ăn không theo bữa. Và giải pháp đưa ra là nó sẽ được ăn theo giờ,

Hoan hô ý kiến hòa hợp dân tộc của Thủ Tướng

“Hôm nay, chúng ta cùng nhau có mặt tại đây, trên huyện đảo Lý Sơn, một huyện đảo tiền tiêu trên Biển Đông của Tổ quốc, một lần nữa, chúng ta khẳng định rằng Tổ quốc ta, dân tộc ta, Đảng, Nhà nước ta mãi mãi ghi nhớ, biết ơn các thế hệ người Việt Nam chúng ta, đồng chí, đồng bào chúng ta đã anh dũng hy sinh xương máu và cả tính mạng của mình vì sự nghiệp độc lập, tự do, hòa bình, thống nhất, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Chúng ta mãi mãi ghi nhớ, biết ơn các thế hệ người Việt Nam chúng ta, đồng chí đồng bào đã hy sinh xương máu và cả tính mạng của mình vì chủ quyền của Hoàng Sa, của Trường Sa, vì chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Đội hùng binh Hoàng Sa-Bắc Hải-Trường Sa sống mãi với Tổ quốc ta, dân tộc Việt Nam chúng ta”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu. http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Thu-tuong-khanh-thanh-du-an-cap-dien-cho-huyen-dao-Ly-Son/209674.vgp Quan điểm thừa nhận sự hy sinh, đóng góp từ nhiều phía đã được nêu ra từ lâu rồi. Ông Võ Văn

Mùa thu và tản mạn về “cuộc đời êm ấm”

Mùa thu và tản mạn về “cuộc đời êm ấm” TV đang vang lên bài hát “suối mơ, bên dòng thu vắng…” Bài hát “truyền thống” mỗi khi thu về. Bỗng những suy nghĩ lan man, vẩn vơ tràn đến. Chắc ngày đó, cách đây khoảng 70 năm, Văn Cao cũng giống như những nhạc sỹ tài hoa cùng thời không thể nghĩ được rằng đất nước mình sẽ trải qua những giai đoạn lịch sử chiến tranh, tao loạn khốc liệt như vậy. Ngày đó, những bài hát toàn hoa lá, trăng sao, và các thiếu nữ yểu điệu, thướt tha. Ngày đó trong mắt những nhạc sỹ trẻ cuộc đời tuy không toàn màu hồng, nhưng những khổ đau của họ cũng chỉ là hoa tàn và tà áo nhàu. Nào có ai đâu ngờ trước mắt họ là cả một thời kỳ khốc liệt. Nào có ai ngờ những năm tháng tiếp theo của cuộc đời họ là những năm tháng gian chuân. Trên TV lại vang lên giai điệu “ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm… Từ đây người biết yêu người”. Văn Cao đã ngơ ngác với những giai điệu con nai vàng, nhưng rồi sau mấy chục năm, khi tóc đã bạc trắng ông lại một lần nữ

Người Việt xấu xí - Tự đề cao mình quá mức. Hay bệnh ngôi sao.

Tự đề cao mình quá mức. Hay bệnh ngôi sao. Luôn tìm cách tỏ ra mình có gì đó hơn ngừoi bên cạnh. Dứt khoát mình phải hơn, chứ không chịu kém. Người ta hơn mình cái gì đó thì mình phải tìm cớ nào đó để hơn lại. Người ta bị nạn, và được nổi danh vì cái nạn đó. Chà, thế thì mình phải đóng vai “anh hùng cứu nạn”. Mình có những “nguồn tin đáng tin cậy” và “bí mật” hở cho mọi người biết tí tin. Chà, đó mới thật là một nhân vật quan trọng, đứng bên cạnh anh hùng mới nổi danh.  Để tự thể hiện, để đề cao ngôi sao của mình, những người này rất thích các sự kiện. Sự kiện càng gay cấn càng tốt, càng gay go, khốc liệt, càng gian nan càng tốt, và họ có khả năng thể hiện và nhanh chóng được nổi bật như ngôi sao. Và họ thích tạo ra sự kiện, tạo ra xung đột, hoặc sì căng đan, thậm chí là xông đột với chính quyền, công an, miễn là họ được thể hiện năng lực làm “anh hùng”. Sự kiện càng lớn, càng đông “quần chúng” quan tâm, tham gia, càng tốt, họ càng có dịp để làm Lý Thông, có được công danh nhờ

Người Việt xấu xí - Không ham muốn sự thật

Người Việt xấu xí - Không ham muốn sự thật Người ta thường che giấu sự thật, không đi đến cùng sự thật, và không chuộng sự thật. Có bất cứ sự tranh cãi nào. Bên này đưa ra bằng chứng này, bên kia đưa ra bằng chứng kia. Nhưng những bằng chứng đó hoặc không được chứng minh, hoặc đưa ra để suy diễn, chứ không nhằm mục đích CÔNG MINH, và đi đến SỰ THẬT. Ngoài ra, mượn lý lẽ là giữ sự đoàn kết để dàn xếp tranh cãi. Có bất cứ sự bất đồng ý kiến nào, xích mích hiểu lầm nào thì đều được khuyên là thôi xóa bỏ đi để bảo vệ sự đoàn kết.  Hình như người ta sợ những ý kiến trái chiều? Luôn khuyên hãy đóng cửa bảo nhau. Chả biết vì sao phải đóng cửa? Mở ra thì có sao không?  Sợ phe bên kia biết mất đoàn kết thì họ có thể lợi dụng? sợ ngừoi khác chê cười là không đoàn kết. Thảo nào mà ĐCS luôn luôn lo lắng cho sự đoàn kết. Người ta chấp nhận sự đoàn kết không dựa trên sự thật?! Mong muốn một sự đoàn kết hình thức, chứ không mong muốn biết đến sự thật. Tự cho mình đúng, sẵn sàng đưa chuyện,

Bàn luận về việc bạch hóa thông tin Hội nghị Thành Đô

Về việc bạch hóa thông tin về hội nghị thành đô -         Lòng tin trong dân chúng: Trong thời gian gần đây tin đồn lan truyền ngày càng nhiều. Nguồn tin từ những người có tiếng nói, có uy tín, và cả những tin mọi người nói chuyện vỉa hẻ. Bên cạnh đó tin từ phía TQ cũng lan truyền. Những tin đồn như vậy khiến đa số người dân đều biết đến hội nghị Thành Đô. Càng ngày dấu hỏi càng lớn về nội dung của hội nghị này. Đặc biệt trong tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng. Dân bây giờ nhận thức đã cao hơn trước nhiều. Nguồn tin trong thời buổi hiện đại, thời buổi toàn cầu hóa, và Internet thì thong tin rất đa dạng, phong phú. Vì vậy cứ úp mở mãi cũng không được nữa. Vì nó sẽ làm lung lay long tin trong dân chúng. Đặc biệt trong tình hình quan hệ với TQ ngày càng căng thẳng.   -         Vị thế của ĐCS: dù sao thì vẫn là 1 lực lượng mạnh trong lãnh đạo đất nước. Cho dù long tin có lung lay, cho dù có nhiều sai sót thì ĐCS vẫn là một lực lượng có kinh nghiệm lãnh đạo đất nước. vì vậy việc

Chuyện ta và Tàu – sống chung với lũ

Chuyện ta và Tàu – sống chung với lũ Nghe buổi nói chuyện bổ ích với GS. TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương. Rút ra được mấy kết luận rất chi là bổ ích và lý thú. Tự rút ra thôi (tôi cũng thông minh, tự biết rút ra) chứ không phải là đ/c ấy bảo thế đâu nhá. Tàu khựa là thằng . Từ xửa đến nay ông cha ta đã hiểu nó là thằng tham lam, nham hiểm, bành chướng. Chính vì vậy nó bao giờ cũng là thằng. Không tử tế gì đâu. Đó là điều ông cha ta đã có kinh nghiệm từ ngàn đời rồi. Nếu bây giờ chúng ta chưa hiểu thì rồi tự chúng ta phải làm cho nội bộ chúng ta hiểu thôi. Chả có 4 tốt với 16 vàng gì đâu. Nếu ai cố tình không hiểu thì đó không phải là người ngu, mà là quân bán nước, hại dân. Mà đã là bán nước thì cứ theo lời Cụ Hồ: “lòng yêu nước sẽ biến thành làn sóng nhấn chìm lũ cướp nước và bè lũ bán nước”.  Chúng ta cần biến lòng yêu nước thành hành động thực sự. Tàu khựa là láng giềng . N ước Tàu không phải là cái giàn khoan mà có thể di chuyển đi được. Ta cũng không phải là cái thuyền mà có