Hoan hô ý kiến hòa hợp dân tộc của Thủ Tướng
“Hôm nay, chúng ta cùng
nhau có mặt tại đây, trên huyện đảo Lý Sơn, một huyện đảo tiền tiêu trên Biển
Đông của Tổ quốc, một lần nữa, chúng ta khẳng định rằng Tổ quốc ta, dân tộc ta,
Đảng, Nhà nước ta mãi mãi ghi nhớ, biết ơn các thế hệ người Việt Nam chúng ta,
đồng chí, đồng bào chúng ta đã anh dũng hy sinh xương máu và cả tính mạng của
mình vì sự nghiệp độc lập, tự do, hòa bình, thống nhất, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ quốc gia. Chúng ta mãi mãi ghi nhớ, biết ơn các thế hệ người Việt Nam
chúng ta, đồng chí đồng bào đã hy sinh xương máu và cả tính mạng của mình vì chủ
quyền của Hoàng Sa, của Trường Sa, vì chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Đội hùng binh Hoàng Sa-Bắc Hải-Trường Sa sống mãi với Tổ quốc ta, dân tộc Việt
Nam chúng ta”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.
http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Thu-tuong-khanh-thanh-du-an-cap-dien-cho-huyen-dao-Ly-Son/209674.vgp
Quan điểm thừa nhận sự hy sinh, đóng góp từ nhiều phía đã được
nêu ra từ lâu rồi. Ông Võ Văn Kiệt đã từng nói rằng có triệu người vui mừng
nhưng cũng không nên quên có triệu người đau khổ. Tuy nhiên, quan điểm này đã không
thắng nổi những quan điểm khác về sự trả thù, về sự đền bù công danh về sự trấn
áp phe đối lập… Ngày nay những quan điểm trả thù, trấn áp nay không còn mạnh mẽ
nữa. Hơn nữa, những xu thế của sự phát triển cần có sự hòa giải. Cần nhìn nhận
lại. Thời gian đã trôi qua rất lâu rồi. Cất lời hòa giải đến nay đã muộn. Nhưng
muộn còn hơn không.
Đòi hỏi của sự hòa hợp
dân tộc, bỏ qua quá khứ. Việt Nam đã trải qua những cuộc chiến thảm khốc
vào loại nhất nhì thế giới. Cuộc chiến đã đi vào từng gia đình, từng làng xóm,
từng ngõ phố. Gia đình nào cũng có người theo phe bên này, bên kia. Sau chiến
tranh, nhu cầu hòa giả, gắn kết là nhu cầu lớn. Kéo dài sự chia rẽ chỉ làm người
dân mệt mỏi. Kéo dài sự chia rẽ chỉ làm phân tán lòng dân. Sự hàn gắn đã diễn
ra trong xã hội, trong các gia đình từ lâu rồi. Tiếp tục sự phân biệt sẽ chẳng
có ý nghĩa gì đối với đa số dân chúng. Nó chỉ làm làm giảm lòng tin, và suy yếu
khối đoàn kết toàn dân.
Đòi hỏi của dân chủ, dân quyền. Hãy bỏ qua cách phán xét dựa vào thành
phần, dựa vào tư tưởng, dựa vào chính kiến. Dù thế nào họ là người Việt Nam và
họ đã có cống hiến cho đất nước này, dân tộc này. Trong những giai đoạn khó
khăn của đất nước. Đứng trước những hiểm nguy ngàn cân treo sợi tóc, mà Việt
Nam đã vượt qua được. Đó là do chúng ta đa thu được lòng dân. Đã thực hiện được:
Tất cả đóng góp, cống hiến đều được thừa nhận, bất chấp chính kiến. Cần mở rộng
dân chủ để có được lòng tin.
Đòi hỏi của nhìn nhận
lại những mối xung đột. bạn thành thù, thù thành bạn. Chúng ta đã trải qua
chiến tranh kéo dài. Chúng ta đã có nhiều kẻ thù. Những nỗi đau rồi cũng mờ đi
theo thời gian. Những xung đột rồi cũng được cởi bỏ. Những kẻ thù rồi cũng
thành bạn bè. Mục đích cuối cùng là để phát triển. Cùng tồn tại để phát triển.
Hiểu nhau để phát triển. Khi đã xóa đi hận thù với kẻ thù để thành bạn, vậy lẽ
nào giữa người Việt Nam với nhau lại khó hòa hợp. Cần tiến thêm một bước để tạo
sự gắn kết dân tộc, và tạo lòng tin trong toàn dân.
Đòi hỏi nhìn nhận những
đóng góp cho đất nước, dân tộc cho dù họ là ai. Chúng ta đã từng quá đề cao
những chủ nghĩa, những quan điểm cao siêu. Đất nước, dân tộc đã từng không phải
là ưu tiên cao nhất. Nhưng, điều đầu tiên Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là “yêu
tổ quốc, yêu đồng bào”. Đó là điều mà qua kinh nghiệm lịch sử, chúng ta càng
ngày càng thấy thấm thía. Bỏ qua tất cả những xung đột từ đâu đó mang lại. Bỏ
qua tất cả những xung đột do lịch sử để lại. Thừa nhận tất cả những công sức của
đồng bào ta, của các thế hệ trước. Ta sẽ có được lòng tin và sức mạnh. Và đó mới
là điều có ý nghĩa hơn tất cả những điều tưởng như cao siêu từ đâu đó mang tới.
Trên hết, đó là đòi hỏi của sự phát triển đất nước. nếu có
được những điều trên, sẽ thu được lòng tin. Lòng tin là cái mà chúng ta đang cần
nhất để phát triển. Để vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
HN 30/9/2014
Nhận xét
Đăng nhận xét