Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2017

Nạo thai hay không nạo thai?

My body my rights! Trong khi cả Việt nam cãi nhau về việc nên phá thai hay không nên phá thai. Tôi sẽ kể cho mọi người nghe câu chuyện về giáo dục giới tính ở Hà Lan mà tôi được biết. Ở Hà Lan, việc bố tắm với con, hay mẹ tắm với con không có gì là to tát cả. Em bé từ nhỏ đã biết cơ thể một người trưởng thành trông như thế nào. Và việc mẹ “đóng bỉm” hàng tháng là việc bé gái cũng biết và mẹ bảo một ngày kia con cũng sẽ cần dùng nó như mẹ. Tất cả những gì thuộc về tự nhiên không bao giờ là đáng xấu hổ hay bị coi là bẩn thỉu như ở Việt Nam. Khi bạn gái hay vợ có kinh, người đàn ông sẽ quan tâm chăm sóc cô ta nhiều hơn vì họ biết phụ nữ thường dễ cáu kỉnh trong những ngày đó. Từ trước khi cô con gái có kinh lần đầu tiên, cháu đã được mẹ chuẩn bị tinh thần kỹ lưỡng về việc chuyện gì sẽ xảy ra lần đầu tiên con thấy máu chảy ra ở quần lót. Và trong tủ đồ ở nhà tắm đã có đủ những thứ con gái cần. Khi con gái trải qua kỳ kinh lần đầu tiên, mẹ cô bé sẽ hẹn bác sỹ gia đình, (Family Do

Nói chơi cho vui về tam quyền phân lập

Lâu nay mọi người cứ hay nghe nói đến Tam Quyền Phân Lập. Nghe vậy nhưng nó là cái gì thì lại hơi khó. Ừ thì, nó là 3 quyền tách rời nhau. Vậy 3 quyền đó là cái gì? hừm, bắt đầu hơi khó. Nghĩ tí đã… Thì là Quyền Lập Pháp, Quyền Hành Pháp, Quyền… hừm gì nhỉ? Có lẽ là Quyền Tư Pháp. Vậy từng cái quyền đó cụ thể hơn là làm cái gì, và ai làm?  Hừm, Quyền Lập Pháp là xây dựng pháp luật. Quyền này thuộc về Quốc hội và các Bộ, Ngành. ok. Quyền Hành Pháp là… là… Quyền thực thi theo pháp luật của các cơ quan chính phủ. Hiểu thế có đúng không nhỉ. Vậy người dân có được tính vào đây không? Nếu không thì dân chả cần tuân thủ pháp luật ư? Tiếp theo là Quyền Tư Pháp. Quyền này thì là do tòa án, viện kiểm sát thực thi rồi. Nhưng, họ làm được gì, họ đã đem lại niềm tin cho người dân vào công bằng, công lý chưa thì… hì hì, còn lâu mới nói. Nhưng, công cuộc tư pháp này có lẽ không phải là việc của Tòa án, Viện kiểm sát, mà phải là công cuộc chung của đông đảo tầng lớp nhân dân. Chứ để một mình Tòa với V

Nhà nước kiến tạo và luật pháp

Hôm trước có người nghi ngờ tầm quan trọng của luật pháp ở Việt Nam. Quả thực niềm tin vào luật pháp ở Việt Nam chưa được mạnh mẽ cho lắm. Tuy nhiên, khi Thủ Tướng đã nói đến “Nhà nước kiến tạo” thì tầm quan trọng của luật pháp là đáng kể. Cho dù chính phủ nào, cho dù cá nhân nào, khi đứng trước quan điểm nhà nước kiến tạo, thì đều phải được phân xử công bằng dưới pháp luật. Công, tội phân minh. Một phân tích quốc tế theo góc nhìn Chủ nghĩa Kiến tạo về hành vi của Mỹ tấn công Iraq cho thấy tầm quan trọng của quyền lực vật chất và quyền lực phi vật chất, hay là quyền lực của luật pháp và các giá trị xã hội. Khi dùng sức mạnh vật chất để áp đặt quyền lực nhưng không có được sự thừa nhận về mặt luật pháp chung và về giá trị xã hội chung thì hành vi đó, dù có thắng lợi, cũng sẽ không có tính chính danh, không được thừa nhận. “Cuộc tranh luận tại Hội đồng Bảo an xung quanh việc Mỹ xâm lược Iraq năm 2003 đã làm rõ mối liên hệ phức tạp giữa những chuẩn tắc của các thể chế và các cách t

Xung đột liên quan đến đất đai – Nhu cầu thay đổi nhận thức và thói quen thực thi pháp luật

Câu chuyện về sở hữu đất đai và những vấn đề, những xung đột xung quanh chuyện đất đai đã khiến nhiều người quan tâm hơn. Đó là dấu hiệu để ta có thể nhìn lại những bất cập. Đó cũng là dấu hiệu cần thay đổi. Thay đổi để giảm xung đột. Xung đột là dấu hiệu cho thấy cần có đối thoại. Những kinh nghiệm từ những vụ việc trước đây đều cho thấy thiếu sự đối thoại giữa lãnh đạo và dân. Trong các yếu tố của quản trị, hiện nay thường hay nhắc đến các nội dung: công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, và cơ chế khiếu nại, tố cáo. Có lẽ đến nay cần bổ sung thêm nội dung “đối thoại” vào kỹ năng quản trị nhà nước. Các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo cần tăng cường thêm năng lực đối thoại. Không chỉ đối thoại với dân và còn với các bên có lợi ích khác nữa (doanh nghiệp, các nhóm lợi ích…). Bảo vệ lợi ích cho dân là việc rất khó, đặc biệt khi có xung đột lợi ích. Xung đột là một dấu hiệu cho thấy nhu cầu cần thay đổi.  Có nhiều ý kiến nhận thấy cần sự thay đổi về luật pháp và cả hiến pháp. Ng

Đồng Tâm và lòng tin

Nhìn theo 2 sự kiện. 1) sự kiện ông Chung ký biên bản. 2) sự kiện dư luận bình luận về việc ông Chung ký biên bản. Cả 2 sự kiện đều thể hiện sự mất lòng tin trầm trọng. Nếu không đọc bài trên phêy của @lê Kiên thì không biết được chi tiết về phần 2 của cuộc đối thoại. Chính phần 2 này cho thấy sự dũng cảm của cả 2 phía (dân và lãnh đạo). Họ đã kiên quyết bảo vệ nguyện vọng của mình (trước đây dân thường phải nhún nhường). Và họ đã dũng cảm tìm ra lối thoát ôn hòa. Phải rất dũng cảm mới không lôi kéo nhau vào cuộc xung đột đối đầu (đặc biệt là lãnh đạo. Vì dân thì ngại xung đột rồi. Xung đột là dân nhận phần thiệt về mình rồi). Chính mức độ kịch tính của phần 2 này cho thấy lòng tin không còn. Càng xung đột cao, càng khác biệt về lợi ích, càng suy giảm về niền tim. Mức độ kịch tính cao, và buộc ông Chung phải ký, không có lựa chọn nào khác để thảo ngòi nổ. Đã bao giờ trong lịch sử, một chủ tịch tp HN phải ký một cam kết như vậy với dân của 1 thôn chưa? Đã khi nào trong lịch sử người

Đồng Tâm và vai trò của các ĐBQH

Trước hết rất hoan nghênh các ĐBQH đã chủ động về thôn Hoành để nắm tình hình. Thực hiện đúng chức trách của ĐBQH. (Nếu không đưa tin cụ thể thế này thì dân sao biết được. Thiếu thông tin nên dân suy diễn theo thuyết âm mưu là chuyện bình thường). Tuy nhiên, Cũng xin các ĐBQH suy nghĩ thêm về điều này, thực ra tiếp xúc dân, đặc biệt khi có xung đột, là một việc làm bình thường của 1 ĐBQH. Vậy mà bây giờ làm 1 việc bình thường cũng đã là được khen là siêu, là giỏi rồi. Trong cách ứng xử thì khen ông Nhưỡng, còn ông Quốc thì… chả có gì đáng khen. Thứ nhất, việc chủ động đi tiếp xúc dân là ở ông Nhưỡng, chứ ông Quốc chỉ là được mời đi theo. Cho dù ông Quốc là người gọi điện cho ông Chung để thuyết phục đối thoại không nên đối đầu (điều này đáng ghi nhận), nhưng ông lại bị mất điểm ở chỗ nhận được đơn thư của dân mà không có phản hồi. Có vẻ ông Quốc có khiếu nói chuyện với lãnh đạo hơn là nói chuyện với dân. Một điểm trừ nữa cho ông Quốc và điểm cộng cho ông Nhưỡng là xử lý tính huống khi

Những thay đổi đang xảy ra

Năm 2011 tôi nói về quy luật 10 năm (mà có bạn lại nói là án 10 năm). Lúc đó tôi chỉ tin vào quy luật thôi, chứ hoàn toàn chẳng hiểu được rồi cái gì sẽ diễn ra, cái gì sẽ thay đổi. Đến nay thì nhiều thứ thay đổi thật. Những thay đổi mà mình chẳng biết trước. Tối nay đi dự buổi talk của bạn Hương Linh @quàng khăn xanh và thích nghịch đất. Thấy hay ghê. Bạn í làm được thật nhiều việc. Rồi cả bạn Gào với các clip SCREAMING SHOW cũng thật hay. Những talk và những show như thế này, bây giờ nhiều ghê. Trước năm 2011 thì làm gì có. Chẳng biết ngày xưa các cụ Phan có chủ trương khai dân trí, chấn dân trí thì đã có những hoạt động gì, nhưng những hoạt động của các bạn trẻ bây giờ thực sự đang làm được rất nhiều theo hướng đó. Một thay đổi nữa mà chúng ta có thể nhìn thấy là sự tham gia của công chúng vào việc ra quyết định. Chẳng hạn như hôm nay báo chí đưa tin Thủ tướng đề nghị tỉnh Ninh Thuận và các cơ quan tạm dừng đề xuất dự án nhà máy thép Hoa Sen Cà Ná. Hoặc chẳng hạn như các tổ chức NG

Giáo dục chống bạo lực gia đình từ trong gia đình và nhà trường

Hôm trước đi ăn một chị kể chuyện về đời chồng đầu của chị đã đánh chị. Việc này ít người biết. Chị, học hành có bằng cấp, giỏi giang, tự tin. Chị thuộc loại mà các bạn nam phải nể vì năng lực. Chồng chị cũng là một người rất có học, giỏi giang, có nhiều tài. Chả ai nghĩ, thế mà, đánh vợ. Nghe xong câu chuyện, những chị em ngồi nghe đều nhao nhao lên: chị phải đánh lại chứ! Chị không được chịu thế. Họ đánh được lần đầu là có lần sau! Rồi chị kể: khi biết chuyện chị bị chồng đánh, mẹ chị cũng bảo: thôi bỏ! Các chị em ngồi nghe lại nhao nhao: ngày đó bỏ chồng là chuyện ghê gớm lắm. Mình bị đánh giá đã đành, còn lo bố mẹ mình. Ngại nhất là mình làm khổ bố mẹ. Ôi, thế mà chị dám làm. Thật dũng cảm. Hồi bé, bà nội, bà ngoại tôi đã dạy tôi rằng không ai được đánh mình. Kể cả bố mẹ, kể cả chồng. Hễ chồng đánh thì đánh lại luôn. Đến khi lớn, chuyện tự về với tôi là chuyện nhỏ. Nhưng bà tôi, mẹ tôi lại không dạy tôi biết “thôi bỏ”. Tôi vẫn được dạy rằng phải chăm sóc chồng, con. Rằng bỏ ch

Xử lý nước thải là yếu cầu cấp thiết

Có người nói đùa: Tảo là quốc hoa của Việt Nam. Chuyên gia Nhật Đình đã bảo: Chuẩn đấy! Nhat Dinh  Chuẩn đấy. Khi GDP/capita lên mức 2000 USD mà không xử lý nước thải sinh hoạt, sử dụng tốt phân bón hóa học và xử lý nước thải công nghiệp thì tảo sẽ phát triển rất tốt. Lĩnh vực tiến bộ nhất hiện nay là nước thải công nghiệp! Chuyên gia Nhật Đình giải thích thêm: Nhat Dinh  Các KCN và nhà máy lớn có tiến bộ rất lớn, nhất là khu vực phía Nam. Hiện nay đã đạt 80% KCN xử lý nước thải tập trung rồi. Một nửa đạt chuẩn, một nửa mấp mé chuẩn. Tệ nhất là cụm công nghiệp và làng nghề, gần như xả thẳng. Còn nước thải sinh hoạt thì mới xử lý được 10-20% ở một số thành phố. Nhat Dinh  Khi GDP/capita <1000 USD thì không cần (và không thể) xử lý nước thải sinh hoạt. Nhưng >1000 bắt đầu phải xử lý. HN 9/4/2017

Giảm đau cho người bệnh và người ung thư

Năm 2011, giữa lúc mùa hè đỏ lửa, là lúc gia đình tôi đang kiên cường chống lại căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối cho bố chồng tôi. Ai cũng biết là sẽ rất đau đớn. Nhưng nhìn tận mắt sự đau đớn mới thấy là mình bất lực thế nào. Thuốc giảm đau phải dùng triền miên. Và liều cứ tăng lên dần. Cuối cùng thì phải dùng đến liều tối đa rồi mà cơn đau vẫn không giảm. Cả nhà vô cùng lo lắng. Cứ tiếp tục đau như thế này thì không biết làm sao mà chịu nổi. Đã phải nhờ người mua moóc phin để giảm đau. Trong cơn tuyệt vọng, có người mách về phương pháp giảm đau của BS. Hoàng Xuân Ba. Cũng bán tin bán nghi, nhưng còn biết trông vào đâu trong hoàn cảnh tuyệt vọng đó. Trong cơn tuyệt vọng thì cứ lao đi chứ chẳng còn tí lòng tin nào vào kết quả. May sao nhờ được người biết phương pháp ý đến giúp. Cũng chỉ đơn giản là dùng kết hợp 3 loại Natri Cabonat, Lymphasol và Cellog SP. Lộ trình cũng chỉ có 2 đợt, mỗi đợt 10 ngày, giữa 2 đợt, nghỉ 10 ngày. Và hiệu quả đã thấy rõ. Truyền xong ngày

Recount – Kiểm phiếu lại - Bộ phim về quyền bầu cử

Bộ phim nói về cuộc kiểm phiếu lại trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2000 giữa Bush và Al Gore. Nếu trước đây chiếu phim này thì tớ chả quan tâm. Chẳng qua là phim giải trí. Nhưng sau khi tham dự cuộc hội thảo về bầu cử ở Việt Nam 2016, dựa trên kết quả PAPI, và 2 nghiên cứu độc lập khác nữa, tớ đã quan tâm hơn đến bộ phim này. (nếu có thể công bố nội dung cuộc hội thảo này ra công luận thì hay quá).   Bộ phim không chỉ nói về cuộc kiểm phiếu, không chỉ nói về cuộc tranh cử tống thống (trong phim 2 vị này không xuất hiện). Mà nó là cuộc chiến bảo vệ quyền (quyền bầu cử, quyền bình đẳng trong bầu cử) và thực thi hiến pháp và pháp luật (hiến pháp Mỹ, và luật pháp của các bang về bầu cử và kiểm phiếu lại). Bây giờ thì tớ nghĩ rằng, trong vài năm tới, trong kỳ bầu cử tới, ở Việt Nam sẽ có nhiều người quan tâm hơn đến bầu cử. Cho dù là kết quả thế nào, cho dù là danh sách bầu ai… nhưng quá trình bầu, nếu chú ý, ta sẽ thấy nhiều cái hay ho hơn ta tưởng. Sự kiện bầu cử TT Mỹ đã d

Giải thích cơ bản về ô nhiễm Formosa và về nước ô nhiễm do nhiều dưỡng chất

Giải thích cơ bản về ô nhiễm Formosa và về nước ô nhiễm do nhiều dưỡng chất Van Huong Paillet Đã có cơ quan chính thống duyệt soát cá, nước chưa Pham Huong? Thông tin minh bạch như thế nào ? Ngư dân vẫn được đánh cá và cá đã sạch ? Nhat Dinh Tớ hiểu, Vì ngày 5/5/2016 ở Nhật Lệ có mỗi mình tớ dám tắm biển. Thời điểm đó có lẽ tớ là người duy nhất trên thế giới hiểu chuyện gì xảy ra. Pham Huong Theo chuyên gia Nhat Dinh thì biển và cá đã sạch ngay sau vụ nhiễm độc. Khoảng 1-2 tháng sau ngư dân đã đi biển trở lại bình thường. Còn ảnh hưởng thì khá nặng nề. Trước hết là sản lượng hải sản kém đi nhiều (ko biết bây giờ đã tăng lên chưa). Giá tiêu thụ thì hạ xuống thê thảm vì ko có người mua. Đánh bắt được bao nhiêu thì thương lái Tàu mua hết. Ngoài ra, còn ảnh hưởng du lịch. Năm ngoái du lịch bj thất thu. Với dân tỉnh nghèo thì cái tác động kép này quá nặng nề. Dân bức xúc lắm. (như thùng thuốc súng). Đã thế việc đền bù hình như lại vẫn có chút vấn đề. Vì thế mà câu chuyên trở nên càng khó

Có bao nhiêu phụ nữ Việt Nam hạnh phúc với cuộc sống gia đình?

Hôm trước ngồi nói chuyện với người bạn. Ngồi nói đủ thứ chuyện. Ban đầu là những thành đạt, những thành tích… Rồi, dần dần, sau hơn tiếng đồng hồ, là nói đến những điều không vui trong cuộc sống gia đình. Rồi bạn bảo: tao không hạnh phúc. Với chồng đã không còn tình cảm từ lâu rồi. Rồi nhắc đến những người bạn thuở nhỏ…. Rồi tôi nhận thấy rằng, ừ nhỉ, những người bạn, những người quen của mình, có mấy người được hạnh phúc trong cuộc sống gia đình? Ít quá. Người bạn bảo: lỗi ở tại đàn ông. Họ cứ sống dựa vào mình. Họ chẳng biết gì việc nhà. Nếu không có mình là họ chết dở. Họ cứ dành thời gian trong các quán bia mà chẳng dành thời gian cho vợ, con. Gánh nặng gia đình đổ lên đầu mình quá lớn. Thế mà mình lại bị coi không ra gì. Không ai tôn trọng ý kiến của mình. Không ai đánh giá hết công sức của mình. Rồi đứa con gái nó bảo: sao mẹ lại chịu đựng như thế. Hết cả cuộc đời. Để làm gì! Ôi, gia đình Việt Nam. Lúc nào nói đến thì cũng là ấm cúng, thương yêu, đùm bọc. Nào là hiếu đễ, nào

Ngon bổ rẻ và đạo đức nghề

Ngon bổ rẻ, khó như lên trời Thấy các bạn làm bánh nói đến chuyện cái khó giữa làm bánh thị trường, ngon bổ rẻ, với làm bánh sống với nghề, với tâm, mình lại nhớ lại câu chuyện làm bánh ngày xưa của mình. Hồi xưa, cái thời đói khổ, toàn dân phải lăn lộn kiếm cơm. Cán bộ nhà nước người người, nhà nhà làm thêm. Hồi đó mới lấy chồng, nhà chồng cũng xoay đủ kiểu. Nào dệt len, nào vắt xổ. Mình bàn với chồng làm bánh dẻo, nghề gia truyền của nhà mẹ mình. Chỉ tính làm cò con, vớ vẩn. Ai ngờ, ông chồng chả biết gì, khuân về hàng đống nguyên liệu. Đi làm về, nhìn thấy bột, đường chất đầy nhà, mình đã bỏ chạy thục mạng. Chồng chạy theo túm lại. Đã leo lên lưng hổ thì đành phải lao theo thôi. May mà cũng có khách. Rồi nhà chồng sốt ruột, muốn “làm ăn lớn”. Có người trên chợ Đồng Xuân đặt làm hàng chợ, khối lượng vô biên. Mình lấy bánh mẫu về, và tìm hiểu cách làm, rồi bảo chồng: không biết làm loại này đâu. Nhà chồng bảo cố tìm cách đi, khối lượng lớn lắm. Mình lại cố mày mò, và phát hiệ

Tái định cư có điều kiện hay câu chuyện quản lý đô thị

Có những câu chuyện về tái định cư (TĐC) khiến tôi thấy rất xúc động. Tôi xin chia sẻ 2 câu chuyện. Những câu chuyện sẽ rất tốt cho những ai làm tái định cư nói riêng và cả những ai làm quản lý. Chẳng hạn với những người dân mà cuộc sống bị lao đao vì vụ dẹp vỉa hè. Moi người cứ nói Đà Nẵng là thành phố đáng sống. Nó có thể đáng sống ở nhiều khía cạnh, và có thể còn nhiều điều chưa hài lòng, nhưng có một việc mà họ làm được đó là hỗ trợ để người dân xây dựng cuộc sống tốt hơn. Làm cho dân sống tốt hơn - Đó có phải là đáng sống không cơ chứ! Hỗ trợ để dân sống tốt hơn, nghe có vẻ đơn giản, và chẳng có ý nghĩa mấy. Nhưng cứ đi vào cụ thể thì sẽ thấy nó chẳng đơn giản tí nào. Và sẽ đặc biệt có ý nghĩa, với những nơi mà dân gặp khó khăn vì những chính sách của thành phố tác động đến nồi cơm của gia đình họ. Câu chuyện tôi kể là ở một khu ven đô. Vốn là một khu lụp xụp của những người nghèo, người thu nhập thấp, cạnh bãi rác. Điều kiện hạ tầng không có gì. Nay họ được tái định cư s

Dẹp vỉa hè để làm gì – hay là công tác quản lý đô thị bây giờ phải đổi mới đi.

Dẹp vỉa hè để làm gì, Câu hỏi nghe tưởng đơn giản nhưng thực ra nó không đơn giản. Với đa số người dân, những người không sinh sống dựa vào vỉa hè, chỉ là những người thường xuyên hoặc thỉnh thoảng đi bộ trên vỉa hè, thì việc dẹp như vậy là đương nhiên. Đó là một chủ trương đúng đắn, cần thực hiện ngay và luôn. Việc chiếm dụng vỉa hè hiện nay đang cản trờ giao thông, chiếm chỗ và cản trở người đi bộ, mất trật tự đô thị … Nhưng với những người dân sinh sống dựa vào vỉa hè, từ những người có mặt phố, buôn bán, làm ăn, văn phòng, cửa hiệu … vv… cho đến những người buôn bán dạo, những người đánh giày, xe ôm …vv… thì hừm, đó cũng là chủ trương đúng đắn rồi (không có lựa chọn nào khác, hi hì), nhưng có lẽ không phải cần thực hiện ngay và luôn. Có lẽ cần thời gian, cần lộ trình, cần giúp đỡ, cần giải pháp hỗ trợ… vv… Với các lãnh đạo cấp cao trên thành phố thì đương nhiên đó là chủ trương đúng. Đã ra quân nhiều lần rồi nhưng rồi cứ như là đánh trống bỏ dùi vậy. Vì vậy cần thực hiện

Thực phẩm sạch Hà Giang

Em ơi, Chị muốn trao đổi một chút ý tưởng về HG. Chị, như tất cả các phụ nữ, rất quan tâm đến phần đi chợ, và đương nhiên là thực phẩm sạch. Và cũng thật may mắn là chị lên HG đúng đợt có ngày hội đầu năm. Chị được đi chợ phiên hôm thứ 7 nữa. Quả thực là vô cùng thích thú, vô cùng hào hứng. Những sản phẩm của HG có rất nhiều, và tất cả đều có sức hấp dẫn với thị trường thực phẩm sạch. Ước gì những sản phẩm này có được ở HN. Chắc chắn là sẽ đắt hàng. Chắc chắn sẽ cứu được rất nhiều gia đình khỏi thực phẩm không sạch. Trong đợt đi khảo sát, chị được đi đến các bản của người dân tộc (Tày, Dao, Mông). Thịt lợn đen Hà Giang, thịt ngựa, thịt gà, và thịt dê nữa. Rau các loại. Từ những rau phổ biến và có thương hiệu Hà Giang như rau cải, bắp cải, củ cải, cà rốt, cho đến những loại rau riêng có ở Hà Giang như rau đậu Hà Lan, và nhiều thứ rau mà chị chẳng nhớ tên. Rồi cá, họ có cá suối, cá sông, tôm sông… Họ có rất nhiều sản  phẩm tuyệt vời. Tuy nhiên, họ gặp phải một khó khăn lớn đó là đ

Người Tàu thâm và thế nào là độc lập dân tộc?

Có 1 bài trên mạng nói rằng đó là bài của bác Vũ Cao Đàm. Tôi chẳng biết có phải của bác í viết ra hay không. Dù là ai viết, thì tôi cũng muốn bàn một chút về những bài viết kiếu này. Những bài cứ thích kể tội Tàu. Những bài cứ gây bài xích dân tộc. Càng kể càng thấy bức xúc, càng rối bòng bong và chẳng có hướng gì giải quyết cả. Trong bài viết, bác này bác í bảo rằng bác í là hậu duệ của cụ tổ họ Vũ – người Tàu Phúc Kiến. Cụ tổ bác sang Việt Nam từ thế kỷ thứ 9. Như vậy đến nay là khoảng 1.200 năm. Thời gian dài hơn 1000 năm Bắc thuộc nhỉ. Sau hơn nghìn năm, dòng họ Vũ đã từ một vài người nay đã ra bao nhiêu người. Vậy số con cháu, chút chít, chụt chịt của họ Vũ coi mình là người gì? Việt Nam hay Tàu??? Số người Tàu như vậy đã đông và đã đủ biến người Việt thành thiểu số trên đất nước mình chưa? Đến đây câu hỏi bắt đầu khó rồi. Và nếu cứ hỏi theo hướng đó, sẽ còn khó hơn nhiều. Bác í kể ra rất nhiều việc làm xấu của người “đồng chí tốt”. Những câu chuyện đó chúng ta đều đã đư

Kè sông, kè suối, kè đầm để làm gì? và quá trình đô thị hóa

Có ai am hiểu giải thích giúp. Đi lên Hà Giang thấy có dự án kè sông Lô, kè suối. Chả hiểu ở trên miền núi dốc, hai bên là rừng thế thì kè có ảnh hưởng gì không? Liệu kè chỗ nọ nó có làm sói lở chỗ kia không? Bình thường kè hồ ở dưới đồng bằng, ở trong thành phố thì mình hiểu được. Kè sông, kè suối ở trên rừng thì bây giờ mới thấy. Hỏi thì từ lãnh đạo đến dân đều bảo: rất thích có kè. Kể cả dân tộc sống ven suối cũng thích kè. Hỏi vì sao thích kè thì tất cả lãnh đạo, và dân đều đồng thanh bảo: cho đẹp! Hờ hờ, dân ở đây quả thật sang chảnh! Đời sống còn khó khăn, nhiều người còn nghèo, vậy mà vẫn thích đầu tư tiền kè sông, kè suối để … làm đẹp! Lọ mọ gặp 1 anh tận Thanh Hóa lên định cư. Anh í bảo kè và làm đường thì giá đất ở đây sẽ lên ầm ầm. Lại lọ mọ hỏi anh người Tày ở tít trên đồi (trên đồi chỉ có 2 hộ sống) anh í chỉ: chỗ này đất có chủ hết rồi. Chị có tiền cũng không mua được nữa đâu. Anh í còn chỉ từng thửa đất của chủ nào. Toàn những người có danh tiếng. Đây là dự án cho 3

Phim chiến trường có tác dụng gì?

Trong quán ăn, chưa đến giờ đông khách, người chủ quán đang ngồi xem phim. Thông thường ở các quán cơm bình dân thế này, nếu không phim Hàn thì cũng phim Tàu, nhưng ở đây người chủ quán đang xem phim tài liệu. Bộ phim do Mỹ làm về Tết Mậu Thân. Hóa ra là phim xem trên youtube. Trong quán đã có lác đác người đến ăn. Khách chẳng có ai xem, chỉ anh chủ quán ngồi xem. Nhìn dáng điệu thấy anh xem chăm chú. Ngồi một lúc, chính tôi cũng bị cuốn hút vào bộ phim. Cách diễn đạt của nó rất tài, nó khiến câu chuyện rất khó hiểu, rối rắm trở nên dễ hiểu hơn bằng các hình ảnh, bản đồ và đặc biệt là những thông tin về các bên tham chiến. Tôi bắt đầu hỏi chuyện. Hóa ra anh này từng tham gia đánh Tàu trên chiến trường Lào Cai thời gian ’80-‘83. Anh chỉ lên tường tôi mới thấy có treo tờ lịch hội đồng ngũ 35 năm ngày nhập ngũ. Những người lĩnh cũ vẫn liên lạc với nhau. Anh nói, họ vẫn thấy một chút tủi thân khi so sánh với những cựu chiến binh thời chống Pháp, chống Mỹ. Anh kể, thời đó lính đói lắm. A