Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2017

THẢM KỊCH TÀI NGUYÊN CHUNG "the tragedy of the commons".

Bài của anh Dang Ngoc Quang hay quá. Xin cất về đây để khỏi bị trôi bài. Khi thực hiện chương trình cải cách xây dựng kinh tế thị trường ở Vn, các nhà lãnh đạo quên không nói đến cái được biết là "thảm kịch tài nguyên công cộng". Điều này đã được nhà kinh tế William Lloyd (Đại học Oxford) phát hiện và thảo luận từ năm 1833 và sau này vào 1968 được nhà môi trường Garrett Hardin dấy lên trao đổi và định danh thuật ngữ "the tragedy of the commons". Thảm kịch xẩy ra khi người ta xử dụng quá mức tài nguyên chung vì lợi ích riêng. Khi đó một số cá nhân được hưởng lợi ích ngắn hạn, còn cả cộng đồng thì chịu đựng thiệt hại về lâu dài. Những ví dụ kinh điển của "thảm kịch tài nguyên chung" là những công ty khai thác quá mức tài nguyên rừng, nước sông, biển, và cộng đồng chịu các thiệt hại về cạn kiệt các nguồn thực phẩm, hạn hán, lụt lội, ô nhiễm nguồn nước. Các ví dụ khác là phát triển phương tiện giao thông quá mức gây ô nhiễm không khí. Có những ví dụ p

Thủy điện 6. Đánh giá rủi ro

Đánh giá r ủ i ro c ủ a th ủ y đi ệ n Th ủ y đi ệ n ở Vi ệ t Nam th ậ t s ự là quá r ủ i ro. Không bi ế t các c ơ quan đã đánh giá r ủ i ro c ủ a ngành th ủ y đi ệ n nh ư th ế nào? Theo nh ữ ng gì tôi bi ế t thì tôi t ạ m g ọ i ra 3 nguy c ơ chính: (đây ch ỉ là nói v ề r ủ i ro thôi nhé, ch ứ ch ư a ph â n t í ch c á c b ê n li ê n quan đâ u. Ph â n t í ch c á c b ê n li ê n quan th ì m ọ i ng ườ i đã nh ắ c đ ế n các tên nh ư : doanh nghi ệ p,ch ủ đ ầ u t ư , ch í nh quy ề n đ ị a ph ươ ng, c á c b ộ ch ủ qu ả n, và các ngân hàng cho vay v ố n... Có nhi ề u nhân v ậ t trong sân ch ơ i n à y n ữ a) Loại nguy cơ thứ nhất, Nguy cơ trong thiết kế và xây dựng. Riêng về loại này thì quá ư là phức tạp, mà với dân không chuyên thì khó mà kể ra hết. Tạm mô tả theo những gì tôi biết. Theo cấp độ của nhà máy thì có các loại lớn, vừa, và nhỏ. Tùy theo cấp độ của nhà máy mà các phân cấp quản lý khác nhau (cụ thể là dưới 30MW, và trên 30MW). Đó là cách quản lý hiện nay ở Việt N

Thủy điện 5. Vận hành liên hồ chứa

Nói thêm về vận hành liên hồ chứa Một số thông tin từ chuyên gia Thủy điện ở VN bị vấn đề là do được phát triển một cách vô tổ chức, không có đầu có đuôi. Lấy thí dụ cái hệ thống đầu não làm tổng hợp điều hành các nhà máy thủy điện chẳng hạn. Nếu chỉ có một nhà máy thì chưa cần nhưng khi bắt đầu có hai cái thì lập tức đã phải xây dựng cái trung tâm đầu não này rồi để mỗi khi có nhà máy mới nào thì lại nối vào, tức phải làm từng chặng , chứ như Việt Nam không làm gì hết để như bây giờ thì làm sao làm một lúc hết tất cả được. Như vậy không những rất phức tạp lại thêm rất cần phải huy động một nguồn vốn rất lớn trong cùng một lúc thì đào đâu ra tiền.    Phải có hệ thống này thì mới có thể điều hành một cách hũu hiệu. Ví dụ cụ thể như sau : có hai đập với hai nhà máy sản xuất điện trong đó mỗi nhà máy có mười cái turbin để biến nước thành điện. Bình thường thì chỉ cần cho chạy bẩy cái turbin chẳng hạn trong mỗi nhà máy là đủ để sản xuất  cung cấp cho người tiêu dùng, còn lại

Thủy điện 4. Gây lũ thế nào?

Có thể người ta phân biệt bằng quy mô sản xuất điện (bao nhiêu mê). Nhưng tôi thấy dễ hiểu nhất là phân biệt bằng khả năng điều tiết lũ. Vì quy mô càng lớn càng phải điều tiết được lũ. Nếu không, lúc nó xả thì… chết cả nút. Vậy thủy điện vừa và nhỏ không có chức năng điều tiết lũ? Đúng thế. Các nhà máy thủy điện vửa và nhỏ chỉ tích nước trong ngày. Tức là chỉ tích nước ở mức thấp và xả luôn để quay tuốc bin phát điện. Bên cạnh đó, các nhà máy này đều có dòng chảy bình thường. Cứ google bất kỳ nhà máy nào loại này là các bạn hiểu ngay. Nó đều có một bên là các cửa van giữ nước (và xả nước khi lũ), một bên là đường nước chảy thường. Hàng ngày, khi không phát điện thì họ cho nước chảy theo lối bình thường (những nhà máy này chỉ phát điện có lúc chứ không phát điện 24/24). Khi có lũ thì họ mở hết van để xả toàn bộ. Vì sao phải xả toàn bộ? Vì không xả thì nước dâng lên, ngấm hết ra xung quanh, đất xung quanh mềm ra, cộng áp lực nước thì… vỡ đập. Thực ra vỡ đập thì chỉ nhà máy thiệt hại chứ

Thủy điện 3. Gây lũ như thế nào?

Thủy điện nhỏ và vừa gây lũ như thế nào? Theo các chuyên gia (mà tớ vừa phỏng vấn, có ghi âm) thì vấn đề của lũ do thủy điện nhỏ gây ra là: không tính đến mức an toàn cao nhất. Cụ thể, để giải thích thì phải dùng đến một số khái niệm chuyên môn. Mực nước trong lòng hồ thủy điện sẽ có nhiều mức như: 1) mực nước ngập bình thường: tức là mức nước trong điều kiện thời tiết bình thường; 2) mức nước bán ngập, hay mực nước dâng: tức là mực nước khi có lũ bình thường; 3) mực nước đỉnh lũ, hay lũ lịch sử: là mực nước cao nhất trong lịch sử đã từng xảy ra ở vùng đó. Hiện nay các thủy điện lớn (Hòa Bình, Sơn La) đều xây đập ở mức 3, tức là đỉnh lũ. Có nghĩa là kể cả lũ lịch sử cũng không sao. Còn đa số các thủy điện vừa và nhỏ thì chỉ xây đập ở mức 2. Hơn nữa, đa phần xây bán đập, hay là có đập tràn. Tức là luôn luôn có lượng nước tràn chảy ở dòng chảy tự do. Đến đây mọi người đã hiểu thêm phần nào chưa? Khi xây đập ở mức 2, có nghĩa là khi lũ ở mức lịch sử thì... phó mặc. Hơn nữa, những l

Thủy điện 2. Sạt lở và ĐTM

Thủy điện nhỏ, sạt lở, và ĐTM Đợt vừa rồi tôi có dịp đi đánh giá tác động môi trường của các nhà máy thủy điện nhỏ (ở Cao Bằng, Điện Biên, KonTum, và sắp tới sẽ đi Quảng Nam). Và tôi cũng có dịp đi khảo sát xây dựng chiến lược phát triển đô thị (Bạc Liêu, An Giang, DakNong, Phú Yên, Huế, Lào Cai). Thực tế có nhiều vấn đề, trong đó có câu chuyện về thủy điện. Các nhà máy thủy điện nhỏ được đánh giá là có nhiều mặt lợi, nhưng cũng có nhiều mặt tác động đến môi trường. Hiện nay các tỉnh đều nói là làm hết rồi, không còn chỗ nào để làm nữa. Nhưng thực tế, khi đi khảo sát tôi thấy các doanh nghiệp và lãnh đạo địa phương vẫn nhìn thấy còn nhiều chỗ có thể làm được nữa, và vẫn đang có dự định xin làm thêm nữa. Xét về tiềm năng tích nước, và tiềm năng địa hình dốc thì có thể còn nhiều khả năng. Xét về lợi ích thì hiển nhiên là có nhiều lợi ích. Về kinh tế, rất rõ rồi. Góp phần vào phát triển địa phương. Khi làm thủy điện, làm đường giao thông là nhu cầu bắt buộc của doanh nghiệp. Không

Thủy điện 1. Đôi điều về lũ lụt

Tôi Đôi điều về lũ lụt Từ những gì nghe được trong các cuộc thảo luận vừa qua, từ theo dõi tình hình lũ vừa qua có thể có những thông tin rút ra được. Cám ơn bác @nhat dinh và các còm sỹ. Lũ lụt là thiên tai chỉ có thể giảm tác hại chứ không tránh được. Hệ thống đê: Để giảm thiệt hại con người đã làm ra hệ thống đê. Nó là hệ thống đê tức là có nhiều loại, loại kiên cố, loại không kiên cố… Tại sao lại có các loại đê, là vì đó chính là các chiến lược ứng phó với lũ của cha ông ta. Các chiến lược ứng phó được thể hiện ở các phương án phân lũ trong những trường hợp khẩn cấp. Cái này những ai đã từng sống trong vùng phân lũ thì quá hiểu. Chẳng hiểu sao báo chí, và ngay cả các nhà quản lý cũng phát ngôn kiểu … không hiểu gì. Đi kèm với các phương án phân lũ là hoạt động ứng phó và truyền thông được triển khai đến từng thôn, từng hộ dân. Gọi là phương án phòng tránh lũ. Ở đây chưa nói đến bão nhé. Phòng chống bão cũng có các phương án và được triển khai tương tự đến từng thôn, và hộ

SỰ DỐI TRÁ NGỌT NGÀO

Bài trên mạng, thấy hay quá thì mang về chưng ở đây. Các nhà văn hóa cứ nói người Việt tốt đẹp, thanh lịch, thế này thế kia, nhưng sự thực là gì? Sự thực là chính các nhà văn hóa cũng thích tự sướng, cũng thích bốc thơm. Đầu tư vài câu khen dân Việt, để rồi dân Việt tôn xưng làm nhà văn hóa. Đúng là SỰ DỐI TRÁ NGỌT NGÀO, chính là bản chất Việt. Anh Khải Silk làm ơn kiểm chứng giùm. Chúng ta cứ nói về Người Tử Tế. Nhưng Tử Tế là gì nếu nhưng trong chũng ta vẫn còn “đậm đà” Sự dối trá ngọt ngào. # socialhistory SỰ DỐI TRÁ NGỌT NGÀO Một bạn đem tương ớt vào chào hàng. Em thao thao bất tuyệt về công nghệ, dây chuyền và độ an toàn cũng như chất lượng thực phẩm sạch. Tôi cắt ngang, hỏi, "Ớt này trồng ở đâu em?" Em không trả lời được. Tôi bảo, "Ờ, em đem hàng về đi. Chị cảm ơn em. Chị không mua." Một chị đem giò bò vào giới thiệu, bảo hàng nhà làm, chị kể liên mồm nào là thịt tươi mới mổ ra là chị đã lấy để làm giò nên thơm ngon và dai, giòn.. Tôi cắt ngang, "

Món thịt rang mắm thần thánh

Hình ảnh
Mỗi lần thấy mùi vị của món mắm là lại nhớ đến 1 kỳ niệm không thể quên. Hồi ở Nhật, chị Oanh (Viện Hán Nôm) khi về Việt Nam đã bàn giao lại cho một số “tài sản” trong đó có lọ mắm quốc hồn quốc túy. Thế là tôi mang ra làm món thịt rang mắm. Tôi và Vân Hà ăn ngon lành, say sưa. Còn thừa 1 ít để dành mai mang cơm đến trường. Buổi trưa, ở văn phòng khoa, như mọi khi, mọi người đều cho cơm vào lò vi sóng để làm nóng. Hôm đó, khi lò nóng lên và tôi đang thưởng thức hương vị hấp dẫn của món mắm bay ra ngào ngạt gian phòng, thì cả phòng nháo nhác, cả khoa nháo nhác… Lúc nhận ra được chuyện gì thì tôi đã không còn kịp làm gì nữa. Cái hương vị đậm đặc đó cứ lan tỏa ra khắp khoa, mà không có cách gì stop được. Tôi đã phải xin lỗi, phải giải thích, phải xin lỗi, … Các bạn đã rất thông cảm, nhưng không thể tha thứ. Thật là không may, sau đó mấy hôm thì … lại vẫn là dân Việt Nam, ở khoa môi trường, lại xảy ra vụ bánh bao bị cháy khét trong lò vi sóng. Thôi rồi. Kết quả là nhà trường phả

Khi nào chúng ta lại lấy lại sông Tô Lịch xanh trong.

Hình ảnh
Tôi tin một ngày không xa HN sẽ lại lấy lại sông Tô Lịch xanh trong. Lưu lại cái hình này của Sông cheonggyecheon để ước mơ cho dòng sông Tô Lịch . Sông cheonggyecheon ở seoul từng bị lấp để xây đường cao tốc. Sau đó, các nhà quản lý nhận thấy ý nghĩa, tầm quan trọng về môi trường, cảnh quan nên đã khôi phục dòng sông này. Đến bao giờ, sông Tô Lịch mới được trả lại sự sống và lịch sử? Nước sông Tô vừa trong vừa mát Em ghé thuyền vào đỗ sát thuyền anh Dừng chèo muốn ngỏ tâm tình Sông bao nhiêu nước, thương mình bấy nhiêu....