Thủy điện 6. Đánh giá rủi ro

Đánh giá ri ro ca thy đin
Thy đin Vit Nam tht s là quá ri ro. Không biết các cơ quan đã đánh giá ri ro ca ngành thy đin như thế nào?
Theo nhng gì tôi biết thì tôi tm gi ra 3 nguy cơ chính: (đây ch là nói v ri ro thôi nhé, ch chưa phân tích các bên liên quan đâu. Phân tích các bên liên quan thì mi người đã nhc đến các tên như: doanh nghip,ch đu tư, chính quyn đa phương, các b ch qun, và các ngân hàng cho vay vn... Có nhiu nhân vt trong sân chơi này na)
Loại nguy cơ thứ nhất, Nguy cơ trong thiết kế và xây dựng. Riêng về loại này thì quá ư là phức tạp, mà với dân không chuyên thì khó mà kể ra hết. Tạm mô tả theo những gì tôi biết. Theo cấp độ của nhà máy thì có các loại lớn, vừa, và nhỏ. Tùy theo cấp độ của nhà máy mà các phân cấp quản lý khác nhau (cụ thể là dưới 30MW, và trên 30MW). Đó là cách quản lý hiện nay ở Việt Nam. Đó chính là chìa khóa của mọi sự phân tích về tác động, ảnh hưởng, rủi ro… (Nếu nói đến rủi ro mà không nói đến cấp quản lý thì coi như chỉ nói để chơi). Bên cạnh cấp độ nhà máy còn có phân loại về cột nước (cao, thấp). Cột nước này là liên quan đến tua bin dùng để chạy máy phát điện. Cái này tôi cũng lờ mờ hiểu thế chứ cũng chẳng rõ lắm. Nhưng thôi, cái mà ta quan tâm là tính rủi ro cơ. Còn những khía cạnh khác nữa về thiết kế và xây dựng, là dung tích hồ chứa (lớn, nhỏ), và điều tiết hồ chứa (trữ nước theo ngày, theo mùa, hay theo năm).
Nói đến những đặc điểm thiết kế và xây dựng nêu trên chắc mọi người cũng đã tưởng tượng ra một số rủi ro rồi. Những khía cạnh về dung tích hồ và cột nước thì dễ liên tưởng. Càng to, cao thì yêu cầu an toàn càng phải cao. Nó mà tràn mà vỡ thì … chúng ta đã nếm vài kinh nghiệm rồi đấy. 
Còn về cấp độ nhà máy, nhà nước quy định trên 30MW thì thuộc thẩm quyền phê duyệt của BTNMT, dưới 30MW thì thuộc thẩm quyền bộ Công thương hoặc UBND tỉnh. Câu hỏi là làm sao những đơn vị có thẩm quyền này có thể đảm bảo tránh được rủi ro khi ra quyết định xây dựng? Cái này ai có thông tin thì cho vài câu để mọi người cùng biết. Theo tôi biết thì hiện nay những gì thuộc thẩm quyền BTNMT thì có Hội đồng thẩm định Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM). Trong thành phần hội đồng có nhiều chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau (chẳng hạn như: an toàn đập, thủy văn, địa chất, rừng, môi trường, đa dạng sinh học, xã hội…). Như vậy quyền quyết định lại đặt lên vai Hội đồng. Nếu 1 thành viên hội đồng, trong 1 lĩnh vực nào đó mà nể nang, hoặc tặc lưỡi cho qua thì… Mà cái này thì chẳng có gì đảm bảo. Đây là ta đang nói đến Hội đồng thật, làm việc thật nhé. Còn trường hợp hội đồng giả, chữ ký giả như đã bị phanh phui thì không tính. Nghe nói ở các nước khi 1 kỹ sư thiết kế có lỗi là bị đưa ra Hội nghề nghiệp xem xét và loại ra khỏi hội. Lúc đó đi kiếm việc sẽ rất khó khăn vì đã bị tai tiếng. Đó là nhẹ, chưa đến mức đưa ra pháp lý. Nói thế để thấy mức độ rủi ro của thủy điện nhà ta.
Loại nguy cơ thứ 2, điều tiết, vận hành liên hồ chứa. Nói một cách đơn giản là trên 1 dòng sông có nhiều hồ chứa của các nhà máy thủy điện. Về nguyên tắc thì phải có điều tiết vận hành chung để tránh rủi ro kiểu lũ chồng lũ. Việt Nam có các loại quyết định, quy định về quản lý vận hành liên hồ chứa. Không biết các loại quy định có bao quát hết hàng nghìn nhà máy lớn nhỏ hay không? Và không biết việc tuân thủ thế nào? Theo các chuyên gia thì chuyện lũ chồng lũ là có, thậm chí không phải là hiếm.
Loại nguy cơ thứ 3, dự báo và dữ liệu. ở Việt Nam thì cái này còn quá yếu. Các dữ liệu gần đây đã tốt lên, nhưng còn quá thiếu. Dự báo cũng thế. Vì thế nó ảnh hưởng đến nguy cơ thứ 2. Khi không dự báo được thì việc điều hành liên hồ chứa sẽ rất khó khăn. Nếu dự báo có lũ, và phải xả lũ, nhưng thực tế lại không có lũ lớn, không cần xả. Thế là nhà máy bị thiệt hại về kinh tế. Ngược lại, nếu không xả lũ sớm, đến khi có lũ về thì dân thiệt hại.
HN 11/11/2017


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đặc khu kinh tế cần có đánh giá môi trường chiến lược toàn diện

Thủy điện 7 – Những bất cập và lợi ích nhóm

Đấu tranh bất bạo động rồi đi đến đâu?