Thủy điện 3. Gây lũ như thế nào?

Thủy điện nhỏ và vừa gây lũ như thế nào?
Theo các chuyên gia (mà tớ vừa phỏng vấn, có ghi âm) thì vấn đề của lũ do thủy điện nhỏ gây ra là: không tính đến mức an toàn cao nhất. Cụ thể, để giải thích thì phải dùng đến một số khái niệm chuyên môn. Mực nước trong lòng hồ thủy điện sẽ có nhiều mức như: 1) mực nước ngập bình thường: tức là mức nước trong điều kiện thời tiết bình thường; 2) mức nước bán ngập, hay mực nước dâng: tức là mực nước khi có lũ bình thường; 3) mực nước đỉnh lũ, hay lũ lịch sử: là mực nước cao nhất trong lịch sử đã từng xảy ra ở vùng đó.
Hiện nay các thủy điện lớn (Hòa Bình, Sơn La) đều xây đập ở mức 3, tức là đỉnh lũ. Có nghĩa là kể cả lũ lịch sử cũng không sao. Còn đa số các thủy điện vừa và nhỏ thì chỉ xây đập ở mức 2. Hơn nữa, đa phần xây bán đập, hay là có đập tràn. Tức là luôn luôn có lượng nước tràn chảy ở dòng chảy tự do. Đến đây mọi người đã hiểu thêm phần nào chưa?
Khi xây đập ở mức 2, có nghĩa là khi lũ ở mức lịch sử thì... phó mặc. Hơn nữa, những loại bán đập thì thường xuyên có doàng chảy, có nghĩa là chẳng có tác dụng ngăn lũ, hoặc rất ít.
Vậy, có đập thì cũng như là không có đập thôi, đâu có gì mà đổ tại đập gây lũ nặng. hi hị, cũng không phải vậy. Mọi người nghĩ nhé. Nếu để ở điều kiện tự nhiên, tức là mức 1. Khi có lũ, nước chỉ dâng lên tự nhiên. Nhưng khi có đập, thì nhờ có đập, mực nước cao hơn bình thường (có cao thì mới chạy máy được chứ). Và khi lũ về mực nước cao lên. Thế thì sao? Ở mức nước bình thường, khi dâng lên thì nước ngấm vào đồi núi, gây sạt lở. Chuyện đó là đương nhiên. Nhưng khi đập dâng nước lên thì mức đồi núi bị ngập sẽ cao hơn bình thường (khoảng 2-4m, tùy đập). Mọi người đã hiểu chuyện gì xảy ra khi đất đồi núi bị ngấm nước mưa ở độ cao bất thường chưa. Không cần phải tưởng tượng đâu. Cứ nhìn những hình ảnh của thủy điện Hố Hô, và Trạm Tấu, Ngòi Thia là sẽ hiểu ngay. Giáo cụ trực quan sinh động đấy.
Trên đây mới chỉ nói đến 1 nhà máy thôi nhé. Nhưng trên thực tế hiện nay, nhiều dòng sông ở VN không chỉ có 1 mà là nhiều nhà máy, dọc theo dòng sông, ở các độ cao khác nhau. Thuật ngữ gọi là: liên hồ chứa. Khi lũ to vượt mức 2 thì các nm đồng loạt xả. Tác động của các cột nước cộng hưởng thế nào thì dân Miền Trung đang nếm trải.
Câu hỏi sẽ là chọn mức 2 hay mức 3? Ai cũng hiểu mức 3 là tốn kém, là giảm lãi. Các chủ đầu tư rất hiểu điều này.
Bây giờ là câu "chọn điện hay chọn lũ"? Giống hệt câu "chọn cá hay chọn thép" của Formosa.
Chúng ta cùng chọn nào....


Hà Giang 8/11/2017

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đặc khu kinh tế cần có đánh giá môi trường chiến lược toàn diện

Thủy điện 7 – Những bất cập và lợi ích nhóm

Đấu tranh bất bạo động rồi đi đến đâu?