Thủy điện 1. Đôi điều về lũ lụt

Tôi
Đôi điều về lũ lụt
Từ những gì nghe được trong các cuộc thảo luận vừa qua, từ theo dõi tình hình lũ vừa qua có thể có những thông tin rút ra được. Cám ơn bác @nhat dinh và các còm sỹ.
Lũ lụt là thiên tai chỉ có thể giảm tác hại chứ không tránh được.
Hệ thống đê: Để giảm thiệt hại con người đã làm ra hệ thống đê. Nó là hệ thống đê tức là có nhiều loại, loại kiên cố, loại không kiên cố… Tại sao lại có các loại đê, là vì đó chính là các chiến lược ứng phó với lũ của cha ông ta. Các chiến lược ứng phó được thể hiện ở các phương án phân lũ trong những trường hợp khẩn cấp. Cái này những ai đã từng sống trong vùng phân lũ thì quá hiểu. Chẳng hiểu sao báo chí, và ngay cả các nhà quản lý cũng phát ngôn kiểu … không hiểu gì. Đi kèm với các phương án phân lũ là hoạt động ứng phó và truyền thông được triển khai đến từng thôn, từng hộ dân. Gọi là phương án phòng tránh lũ. Ở đây chưa nói đến bão nhé. Phòng chống bão cũng có các phương án và được triển khai tương tự đến từng thôn, và hộ dân. Đó là những gì ngày bé tôi biết. Còn cập nhật hiện tại thì không biết người ta làm gì. Trước đây là dân thuộc lòng các cấp 1,2,3 thì phải có hoạt động gì tương ứng. Phương án chạy như thế nào cũng có hết. Vì vậy khi nói vỡ đúng quy trình, vỡ trong kế hoạch là ở trong hoàn cảnh này. Và nói thế là đúng. Những người không có thông tin gì về các phương án chống lũ, và các loại cấp 1,2,3 thì sẽ thấy bức xúc. Vì vậy, rất cần chương trình truyền thông cho dân vùng lũ, và dân vùng không lũ. Phải nắm được các phương án chống lũ để kịp thời ứng phó, kịp thời sơ tán khi cần. Hiều biết về lũ, về thiên tai để có cái nhìn khách quan, đúng đắn, để chú ý bảo vệ môi trường hơn nữa. Sao không đưa nội dung này vào giáo dục phổ thông nhỉ? Đây là những kiến thức phổ thông, đặc biệt cần cho người sống trong các lưu vực sông hay có lũ.
Chuyện sạt lở: Chuyện lũ là có thể có phương án giảm thiểu được. Nhưng chuyện sạt lở thì không biết có phương án nào không? Tôi chả có tí kiến thức nào về cái này. Ai ở vùng sạt lở chắc sẽ có nhiều kinh nghiệm.  Sạt lở có đề phòng được không? Có dự báo được không? Nếu không, thì có phương án giảm thiểu tác hại không?
Hệ thống thủy điện: dư luận nói đến tác động của xả lũ, nhưng các chuyên gia phân tích thì thấy là việc xả lũ không gây ảnh hưởng đến vùng bị lũ, mà ngược lại, thủy điện góp phần điều hòa nước. Đó là nói chuyện lúc có lũ. Đó là nói chuyện cụ thể trong trường hợp này. Còn ở những trường hợp khác, và ở câu chuyện thủy điện phá rừng thì… hì hì lại phải đợi các chuyên gia phân tích thêm.
Chuyện phá rừng: khi nói đến lũ là nhiều người liên tưởng đến tác hại của phá rừng. Điều này dễ liên tưởng đến, nhưng cụ thể thì phải chờ ý kiến của chuyên gia phân tích.
Ứng phó biến đổi khí hậu: Liên quan đến lũ thì đều được nhắc đến (đổ lỗi) cho biến đổi khí hậu. Hiện nay đã có nhiều chương trình, hoạt động ứng phó BĐKH. Người ta dựa vào các yếu tố địa hình, địa mạo, thảm thực vật, dân số, kiểu nhà, đường sá… kết hợp với những kinh nghiệm thiên tai trong lịch sử để vẽ bản đồ rủi ro thiên tai. Đặc biệc các xã có nguy cơ cao luôn có bản đồ rủi ro thiên tai, do người dân cùng vẽ dựa trên lịch sử thiên tai, kết hợp với các dữ liệu qui hoạch, các thông số khoa học thì thiếu. (Hình như có Huế đang làm bản đồ này)
Cụ thể, Định nghĩa và lịch sử lũ quét nói rằng: Lũ quét thường xảy ra khi có mưa lớn và tập trung trên các sông suối có địa hình dốc, thảm phủ thực vật nghèo nàn, đất dễ bị trượt lở, xói mòn. Theo thống kê, từ 1950 tới 2010 đã có hơn 190 trận lũ quét (Văn Chất Yên Bái năm 2005 có 1 trận lũ quét lớn và khoảng 50 người bị thiệt mạng).
các nước tổng hợp các dữ liệu đầu vào để tính toán các khu vực có nguy cơ thiên tai (để dân mua bảo hiểm), nhưng tới Mỹ vừa rồi bị nặng thì có nhiều chỉ trích cho thấy các dữ liệu đầu cho bản đồ rủi ro thiên tai không được cập nhật từ rất lâu rồi ah: 
https://www.bloomberg.com/.../2017-fema-faulty-flood-maps/


HN 20/10/2017

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tuổi thơ thời chiến bơ vơ

Một cách làm luật mới

Nạo thai hay không nạo thai?