Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2016

CSGT và sự vô cảm

Anh CSGT nhảy lên và đạp vào người đang đi xe máy tốc độ cao. Anh ngăn chặn vi phạm luật lệ giao thông với mục đích là bảo đảm an toàn cho người đi đường. Nhưng chính hành vi của anh là không an toàn, đã làm nguy hiểm đến tính mạnh của người đi xe. Anh đã đạp vào xe họ, và 2 người cùng với xe đã ngã nhào. Tôi không biết mọi người nghĩ sao, nhưng với 2 người bị đạp vào xe và ngã nhào chắc lúc đó đã nghĩ đến cái chết. Không biết anh CSGT đã giữ an toàn ở đâu, chứ như thế này thì cầm chắc cái chết cho người nào đi gần đó. Không biết mọi người nghĩ gì khi hàng ngày đi ra đường mà gặp phải những anh CSGT có những hành vi hồ đồ, nguy hiểm thế này? Không hiểu anh CSGT đã nghĩ gì về hành vi nguy hiểm của mình? Nếu anh nhận ra hành vi của mình là nguy hiểm thì chắc là anh phải có lời xin lỗi ngay. Giống như những người đi ngoài đường, lỡ va chạm, lỡ cản trở người khác thì có lời xin lỗi. Nhưng cũng có người không biết xin lỗi (loại người này cũng là một bộ phận không nhỏ). Thậm chí có những

MỘT BỮA CỖ NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG MẮT MỘT ANH TÂY

Một bài hay đến nỗi phải cất vào đây để nó khỏi trôi đi mất. Bạn nào làm về anthropoplgy, sociology thì chắc chắn sẽ nghiền ngẫm nó một cách thú vị. Đúng là bọn Tây nó có kỹ năng quan sát tài tình. Trích một anh Tây tả màn ăn cỗ của người Bắc: "Tất cả bọn họ hân hoan ngồi sà xuống nền nhà bày la liệt và lộn xộn các món thơm ngon, một số chồm người qua các đĩa đồ ăn để lấy cho mình gia vị và những thứ cần thiết. Những người trung niên bắt đầu đào bới trong các đĩa đồ ăn lớn, lôi ra những thứ có lẽ là ngon nhất cho vào chén của những người già hơn, một số người   già sau khi nhận được miếng ngon bắt đầu cằn nhằn và lập tức chuyển chúng sang chén của mấy đứa con nít đang ngồi xung quanh. Không khí rất ồn ào, ai cũng nói một điều gì đấy nhưng có vẻ không quan trọng.   Noi gương những người đàn ông, đám phụ nữ thì tay lôi ra từ đĩa hay dùng đũa khoắng vào trong các nồi to hơn tìm kiếm một vài thứ mong muốn, khi vớt được một chùm trứng gà còn nhỏ, cả mấy người phụ nữ và đá

Chuyển đổi thị trường và năng động kinh doanh ở làng nghề ngoại ô – câu chuyện về giá trị và đạo đức

Đọc tóm tắt của luận văn này thấy hay quá. Giá mà được đọc luận văn này thì tuyệt thật. Luận văn  nói đến làng nghề như một tác nhân làm thay đổi chính sách. Luận văn nói đến vai trò của đạo đức hoạt động kinh doanh ở 3 mức độ 1) như là một chiến lược trong đàm phán về ranh giới của cộng đồng đạo đức. 2) như là một thủ pháp của chính phủ để dự đoán về hình ảnh hợp pháp của họ, cũng như dự đoán về chính sách của họ. 3) được sử dụng như một chức năng sống còn để đối mặt với những mơ hồ trong những trật tự kinh tế xã hội chủ nghĩa và tự do mới. Tôi cảm thấy vô cùng tiếc là hồi năm 2011 đã có một vài bạn có ý định làm một nghiên cứu về làng nghề Thổ Hà, nhưng không thảnh sự thực. Ban đầu đó là ý định của Nguyễn Đắc Kiên. Kiên dự định nghiên cứu về truyền thống kinh doanh tạo nên sự tồn tại của làng Thổ Hà trong khi những làng nghề khác đã không tồn tại được với thời gian. Một chuyên gia khác trong nhóm muốn tìm hiểu lịch sử truyền thống văn hóa của làng như một yếu tố tạo nên sự

Khủng bố ở Nice, Pháp và câu chuyện về nguyên nhân sinh ra khủng bố

Sau cuộc khủng bố ở Nice cuộc tranh luận lại tiếp tục. Cuộc tranh luận này quá khó, và kéo dài vô tận. Ủng hộ bên khủng bố>< ủng hộ bên bị khủng bố. Ngày 11/9/2011 chắc mọi người đều chứng kiến cuộc tranh luận tương tự. Lúc đó chính tôi đã ngạc nhiên khi nhìn thấy những người khóc thương cho nạn nhân người Mỹ. Lúc đó tôi đã cảm thấy (không phải nghĩ, mà cảm thấy) xót thương cho những nạn nhân chiến tranh VN. Tôi đã nghĩ, số nạn nhân VN chắc chắn nhiều hơn rất nhiều nạn nhân của khủng bố 11/9. Nhưng người VN không có giá nên không được cả thế giới khóc thương như thế giới khóc người Mỹ. Đúng là đẳng cấp vẫn hơn. Và lúc đó tôi đã nghĩ rằng bọn khủng bố là tàn ác, nhưng nguyên nhân vì đâu đến nỗi họ phải khủng bố? Họ khủng bố tức là họ chấp nhận cái chết (hi hi, giống các chiến sỹ của ta ôm bom ba càng quá nhỉ). Phải chứa chất căm thù lắm họ mới hy sinh tính mạng như vậy. Người MỸ đã làm gì??? Người Mỹ không hẳn là vô can. Câu tương tự cũng dành cho người Pháp hôm nay. Ta hay có

Câu chuyện về kiểm soát ô nhiễm nước

Hôm qua ở hội thảo đã được nghe nhiều bài hay, trong đó có phần trình bày của anh Phạm Anh Tuần. Công khai thông tin. Có nhiều ý khá hay. - Mục tiêu thiên niên kỷ và sức ép từ các chỉ số xuất khẩu là những thứ buộc các ngành nông nghiệp VN phải giảm sản phẩm độc tố, tiến tới sản xuất sạch. - Ngành trồng trọt đã gây ô nhiễm nước (thuốc sâu, phân bón...) gây hại đến ngành thủy sản là ngành sử dụng nước. - Vấn đề của kiểm soát ô nhiễm nước công nghiệp  (không chỉ Formosa) là giám sát xả thải và công khai thông tin. - Giám sát xả thải hiện nay chỉ mới nói đến các chỉ tiêu bắt buộc phải tuân thủ, nhưng ko có giải pháp ai sẽ là người thực hiện. Thực tế cho thấy các vụ việc đều do người dân phát hiện ra. Vậy giám sát phải dựa vào cộng đồng và các hiệp hội nghề nghiệp. Không một nhà nước nào có đủ lực luọng và ngân sách để rải đội quan ra giám sát hết mọi nơi. Chỉ có người dân cộng đồng mới là tai mắt giám sát tôt nhất.  - Thông tin công khai, minh bạch và kịp thời. Không công khai, m

Nhu cầu quản lý ở bệnh viện công

Câu chuyện cò xe cứu thương chặn không cho chở cháu bé bị trả về đang gây bức xúc. Khổ thân bệnh viện. Trò côn đồ ăn chặn ở các bệnh viện như thế này vẫn thường xảy ra. Nếu đi khảo sát ở các bệnh viện, thế nào cũng có. Không trò này thì trò khác, để kiếm tiền trên nỗi bất hạnh của người bệnh. Những việc lộn xộn này là do khâu quản lý bệnh viện. Để các Bác sỹ có thể chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân tốt thì cần có bộ máy quản lý tốt. Nhưng ở các bệnh viện công, khâu quản lý lại thường rất kém. Các bệnh viện tư thì họ quản lý tốt hơn, và chi phí cao hơn. Việc quản lý ngay từ việc đón tiếp bệnh nhân khi đến, khi chờ đợi, xếp hàng, khi nằm điều trị, và khi ra viện. Từng khâu chúng ta đều có thể thấy những lộn xộn và gây bức xúc. Cần phải có đội ngũ những người quản lý bệnh viện có chuyên môn, được đào tạo bài bản. Càng quản lý kém thì càng kém công khai, minh bạch, càng nhiều hạch sách người bệnh. ở các nước, người dân và xhds tham gia khá nhiều vào các hoạt động hỗ trợ quản lý. Ngay

Câu chuyện 10 sân golf của FLC ở Quảng Bình

Câu chuyện này bị chuyện cá chết làm lu mờ. Vụ cá chết ai cũng bảo khổ nhất là Quảng Bình. Quýt làm cam chịu. Nhưng giờ đây, với số lượng khủng những sân golf và khu nghỉ dưỡng chạy dọc bờ biển thì chính Quảng Bình cũng đang tạo ra những áp lực về ô nhiễm môi trường cho chính mình. Và ngư dân lại hứng chịu. Nhà Văn Nguyễn Quang Vinh không biết thật hay là ông nói zậy mà hôn phải zậy. HN 5/7/2016 http://enternews.vn/hang-loat-quan-chuc-bi-ky-luat-kiem-diem-sau-vu-gay-roi-tai-quang-binh.html

Đấu tranh bất bạo động và sự phát triển của dân chủ

https://youtu.be/KZUgaw66E-s Có một bài nói chuyện rất hay về đấu tranh bất bạo động. Có một ý diễn giả nói đến nhưng chưa đi sâu, đó là ở đâu có bất bạo động thì ở đó dân chủ phát triển hơn là ở nơi đấu tranh bạo động. Điều này tôi đã thấy rõ ở Việt Nam. Và tôi muốn nói rõ thêm về điều này. Việt Nam đã từng đấu tranh bạo động quá nhiều. Mấy chục năm chúng ta bạo động. Bắt đầu từ cuộc Cách mạng tháng 8, giành chính quyền, mà còn được gọi một cách hay ho là “cướp” chính quyền. Một điều thấy rõ là bạo động có thể lật đổ chính quyền cũ, thay bằng chính quyền mới. Tuy nhiên, không mang lại sự thay đổi căn bản. Thay đổi thì có, như những thay đổi sau Cách mạng tháng 8, nhưng căn bản thì chưa chắc. Bằng chứng là sau mấy chục năm đi theo hướng Cách mạng đã chỉ ra, đất nước ta lại phải cần một cuộc thay đổi mà được gọi là Đổi Mới, năm 1986. Và đến nay, sau 30 năm Đổi Mới, nhu cầu đổi mới vẫn tiếp tục tồn tại. Điều tôi muốn nói ở đây là, nếu đấu tranh bạo động, thì những người tham g

Bình đẳng là gì? Bình đẳng giới là gì?

Bình đẳng là gì? Bình đẳng giới là gì? Tình cờ đọc được một chia sẻ rất đáng suy nghĩ về người mẹ. Có lẽ trong xã hội luôn có những cách suy nghĩ khác nhau về người mẹ. Và có lẽ ngày càng đi theo cách thứ hai được nêu ra dưới đây. Mẹ thường nói với con: Hạnh phúc của đời con là hạnh phúc của đời mẹ. Biểu hiện lớn lao của tình mẫu tử, phải vậy không? Vậy bất hạnh của đời con cũng là bất hạnh của mẹ? Thế là đứa con sẽ mất mọi dũng khí để sống hết mình, hoặc ít ra giấu biệt mọi nỗi đau đớn, khổ sở, vì sợ nhìn thấy những giọt nước mắt của mẹ. Những lúc nản lòng nhất, tuyệt vọng nhất con sẽ thiếu đi bờ vai của mẹ, sự bình thản của mẹ, tình yêu vô điều kiện của mẹ... những thứ cần cho con biết bao. Chỉ vì c on sợ đến chết việc sẽ làm mẹ đau buồn. Cho nên, nhưng người mẹ có lẽ nên nói với con câu khác: Hạnh phúc và bất hạnh của con chỉ là của riêng con mà thôi, không ai sống hộ con được, chia sẻ với con được, kể cả mẹ. Nhưng mà mẹ sẽ không sao, mẹ luôn được nâng đỡ bằng hạnh phúc

Câu chuyện làng chài

Cá ch ế t vì đâu Sau vụ cá ch ế t n ế u ai tình c ờ mu ố n vào làng cá thì qu ả là m ộ t vi ệ c khó khăn. Khi có ng ườ i lạ đ ế n, n ế u v ượ t qua đ ượ c s ự ki ể m soát c ủ a chính quy ề n và công an (có nghĩa là ph ả i đ ượ c cho phép m ớ i vào đ ượ c) thì sẽ v ấ p ph ả i sẽ ph ả n ứ ng c ủ a dân làng. Hàng loạt câu h ỏ i nghi v ấ n đ ượ c đ ặ t ra v ớ i ng ườ i lạ. Ng ườ i đi dò xét? Ng ườ i đi tuyên truy ề n, v ậ n đ ộ ng? Ng ườ i đi x ử lý h ậ u qu ả ? Là gián đi ệ p Tàu? M ỗ i ng ườ i lạ đ ề u ph ả i nh ậ n t ấ t c ả nh ữ ng d ấ u h ỏ i trên. Th ế đ ủ th ấ y ng ườ i dân hoang mang, lo l ắ ng nh ư th ế nào. Trong câu chuy ệ n, dù nói v ề nh ữ ng chuy ệ n nào khác, ch ẳ ng liên quan gì đ ế n cá, nh ư ng r ồ i th ế nào cũng lại nói v ề n ỗ i lo l ắ ng m ư u sinh. Nhà n ướ c h ỗ tr ợ 15kg gạo/ng ườ i – tháng. Đó là h ỗ tr ợ thiên tai. Nh ư ng cái ng ườ i đang có công, có vi ệ c, đang ăn nên làm ra, bây gi ờ ng ồ i ch ờ 15kg gạo. Chúng ta nghĩ gì trong hoàn c ả