Formosa: Cuộc chiến vì môi trường trong sạch đã bắt đầu
Formosa dường như đã "thoát nạn" sau khi
đã "phối hợp" với Đảng và Nhà nước đưa ra được kết luận. Và đã chính
thức xin lỗi Đ, NN và nhân dân VN (theo tớ thì chỉ cần xin lỗi nhân dân VN là
đủ). Nhưng tiếc thay cuộc chiến bảo vệ môi trường bây giờ mới bắt đầu. Và đó là
cuộc chiến trường kỳ. Thế giới có người đã kiên trì chống Formosa phá hoại môi
trường suốt 20 năm và còn chưa kết thúc.
Những bằng chứng trên thế giới đã cho thấy Formosa
thật là ghê gớm, quái ác. Chúng ta đã gặp phải một con thú quái ác đã bị xua
đuổi ở khắp thế giới và chính trên quê hương Đài Loan của nó. Formosa đã dùng
rất nhiều thủ đoạn nham hiểm để đạt mục đích lợi nhuận của nó. Nó đi đến đâu là
thâu tóm những công ty yếu kém ở địa phương đó để sản xuất bất chấp điều kiện môi
trường. Nó đi đến đâu là mua chuộc, cấu kết với giới lãnh đạo ở đó để lảng
tránh xử lý ô nhiễm, để tự do xả thải gây ô nhiễm. Nó đi đến đâu là tàn phá môi
trường đến đó. Và Nó đi đến đâu là dùng thủ đoạn thâm hiểm, đê hèn đối với
người chống đối, người bảo vệ môi trường. Kể cả thủ đoạn thủ tiêu, sát hại người
dân, và công nhân. Chính người Đài Loan, vì sợ bị thủ tiêu, sát hại mà không dám
ra làm chứng chống lại Formosa. Người Việt Nam đang phải đối mặt với một con
cáo già gian ác. Không còn gì để mất. Chúng ta đã cõng nó vào nhà, thì phải
đương đầu với nó để tìm lại sự sống.
Từ những gì thế giới đã biết về Formosa thì câu
chuyện bảo vệ môi trường bây giờ mới bắt đầu. Có nghĩa là hành trình của nhân
dân Việt Nam còn dài lắm để giành lại môi trường trong sạch cho con cháu mai
sau. Việc hé cửa để cho Formosa thò một bàn chân vào là một việc đã rồi.
Formosa đặt người Việt Nam trước một việc mà chúng ta không còn lựa chọn nào
khác là đi tiếp con đường VÌ MÔI TRƯỜNG TRONG SẠCH cho con cháu chúng ta. Formosa đã “kết nạp” nhân dân Việt Nam vào đội
quân phản đối Formosa hủy hoại môi trường. Nếu nhân dân VN không tự mình bảo vệ
Môi trường biển của mình thì sẽ không ai làm thay chúng ta. Nếu nhân dân VN
không hành động ngay thì môi trường sẽ chẳng còn gì, và hậu quả thì vài thế hệ
sau còn hứng chịu. Rừng hết rồi (TTg đã phải đóng cửa rừng). Biển cũng chết.
Con cháu chúng ta sống bằng gì.
Cần phải xem xét lại hệ thống pháp luật và những
quy định hiện hành về bảo vệ môi trường. Luật và các quy định cần phải mạnh mẽ
và chặt chẽ hơn nữa để có thể chống lại hoạt động xả thải, và bảo vệ được môi
trường.
Cần có những giải pháp hữu hiệu hơn để bảo vệ môi
trường trước sự phá hoại của các cơ sở sản xuất công nghiệp. Thời gian gần đây
có nhiều vụ việc về môi trường. Chúng ta vẫn còn lúng túng, chưa có những giải
pháp hiệu quả. Mới chỉ là xảy ra rồi mới lo chữa chạy. Chưa có ngăn chặn từ
đầu.
Thảm họa môi trường còn kinh khủng hơn thảm họa từ
thiên nhiên. Chính người dân ở những làng chài nói rằng thảm họa cá chết này
ghê gớm hơn nhiều so với bão lũ. Bão lũ gây thiệt hại nhưng nõ qua nhanh. Và
khi nó qua rồi thì lại đi biển bình thường. Cuộc sống được phục hồi.
Với những thảm họa tự nhiên, như bão, lũ, hạn, rét…
Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đưa ra chiến lược mà ai
cũng biết là “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng”. Cụ thể là Chỉ huy tại chỗ, lực lượng
tại chỗ, vật tư- phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ; và “3 sẵn
sàng”: Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu
quả. Nói ngắn gọn ý nghĩa của “tại chỗ” và “sẵn sàng” đó là sự chủ động tham
gia của nhân dân và chính quyền địa phương. Như vậy, chúng ta cũng phải bảo vệ
môi trường bằng những “tại chỗ” và “sẵn sàng”. Thậm chí còn phải nhiều hơn,
mạnh hơn, vì khi xảy ra thảm họa thì nó kinh hơn nhiều.
Tốc độ phản ứng là một thước đo hữu hiệu mức độ sợ hãi. Phản ứng càng nhanh, càng thể hiện bản lĩnh và sự chuyên nghiệp cao. Càng phản ứng chậm, càng lộ ra mức độ yếu kém đang tăng lên. Xử vi phạm môi trường, gây cá chết trên sông Bưởi (Thanh Hóa) thì trong chớp mắt. Còn xử Formosa thì... nếu không có phim tài liệu của Đài Loan, nếu không có Quốc hội Đài Loan thì không biết đến bao giờ. Giờ xử xong rồi, chả bit bên nào run hơn. Xem ra để một mình chính quyền đương đầu với Formosa thì quá nguy hiểm. Cần có sự chung tay tích cực chủ động của toàn xã
hội trong việc bảo vệ môi trường khỏi sự phá hoại của các cơ sở sản xuất. Không
có nhà nước nào có thể quản lý, giám sát được nếu không có sự tham gia của
người dân. Vì nhà nước không thể có đủ nhân lực, không có đủ kinh phí. Bảo vệ
môi trường phải là sự nghiệp của toàn dân. Nó đòi hỏi sự tham gia, giám sát của
toàn dân, toàn xã hội, và các tổ chức xã hội.
HN 1/7/2016
Nhận xét
Đăng nhận xét