Chuyển đổi thị trường và năng động kinh doanh ở làng nghề ngoại ô – câu chuyện về giá trị và đạo đức


Đọc tóm tắt của luận văn này thấy hay quá. Giá mà được đọc luận văn này thì tuyệt thật.
Luận văn  nói đến làng nghề như một tác nhân làm thay đổi chính sách.
Luận văn nói đến vai trò của đạo đức hoạt động kinh doanh ở 3 mức độ 1) như là một chiến lược trong đàm phán về ranh giới của cộng đồng đạo đức. 2) như là một thủ pháp của chính phủ để dự đoán về hình ảnh hợp pháp của họ, cũng như dự đoán về chính sách của họ. 3) được sử dụng như một chức năng sống còn để đối mặt với những mơ hồ trong những trật tự kinh tế xã hội chủ nghĩa và tự do mới.
Tôi cảm thấy vô cùng tiếc là hồi năm 2011 đã có một vài bạn có ý định làm một nghiên cứu về làng nghề Thổ Hà, nhưng không thảnh sự thực. Ban đầu đó là ý định của Nguyễn Đắc Kiên. Kiên dự định nghiên cứu về truyền thống kinh doanh tạo nên sự tồn tại của làng Thổ Hà trong khi những làng nghề khác đã không tồn tại được với thời gian. Một chuyên gia khác trong nhóm muốn tìm hiểu lịch sử truyền thống văn hóa của làng như một yếu tố tạo nên sự khác biệt và tồn tại với thời gian. Còn tôi, tôi muốn tìm hiểu những thủ pháp, thủ thuật mà họ áp dụng để đương đầu, đối phó với những biến đổi chính sách (cơ chế bao cấp – cơ chế kinh tế thị trường) nhằm  duy trì, và phát triển làng nghề. Hay nói cách khác, tìm hiểu những yếu tố khiến Thổ Hà có thể là một tác nhân tạo nên sự thay đổi chính sách. Tuy nhiên, việc tìm kinh phí quá khó khăn, và mọi người lại bận với những mục tiêu khác của mình nên dự án đã không thành hiện thực.
Luận văn này nói đến đạo đức như là một con dao đa năng. Nó có thể dùng như một công cụ của người kinh doanh. Đạo đức kinh doanh là công cụ để tạo chữ tín. Không chỉ nhà kinh doanh sử dụng đạo đức mà nhà nước cũng sử dụng công cụ này một cách đắc lực. nhà nước sử dụng nó đề tạo hình ảnh của mình, và cũng là để tạo sự hợp pháp cho các chính sách mà nhà nước đưa ra. Và trong hoàn cảnh mơ hồ về thể chế giữa trật tự kinh tế xã hội chủ nghĩa và tự do mới mà ta vẫn gọi là thị trường, đạo đức cũng là một là bùa để khỏa lấp những chỗ không thể giải thích được.
Chúng ta muốn thay đổi. Chúng ta muốn có một xã hội văn minh, dân chủ. Chính những giá trị mới như  Tự Do, Dân Chủ, Bình Đẳng, Công Bằng, Bác Ái… mới tạo nên sự thay đổi. Chính đạo đức, và những giá trị văn minh mới tạo nên sự thay đổi. Chúng ta hay nói đến vô cảm, đó là vì xã hội chúng ta chưa có một giá trị chung. Bởi vì những giá trị về Tự Do, Dân Chủ, Bình Đẳng, Công Bằng, Bác Ái không quan trọng bằng Tiền Tài, Địa vị, Danh vọng, Quyền lực, Lợi ích… Trong một hoàn cảnh khó khăn như thế về xung đột giữa các giá trị, trong một khung cảnh khó khăn như thế về sự mơ hồ về trật tự kinh tế xã hội chủ nghĩa và tự do mới, thì những nỗ lực của một làng nghề thật là phi thường. Họ phát triển được là khẳng định sức mạnh của họ (trong khi những làng khác lụi tàn). Họ phát triển được cũng là một nghệ thuật của sự đấu tranh giữa các giá trị đạo đức, và nghệ thuật của sự đấu tranh giữa các trật tự kinh tế, chính trị (mà chúng ta ngày trước vẫn gọi là đấu tranh “giữa 2 con đường”). Điều này đúng với không chỉ riêng Ninh Hiệp mà đúng với mọi làng nghề làm ăn phát đạt. Hơn thế, điều này còn đúng với tất cả những doanh nghiệp phát triển (những doanh nghiệp không phải “sân sau”). Sự khác biệt, hay nói đúng hơn là cuộc chiến giữa các doanh nghiệp “tự mình” và doanh nghiệp “sân sau” cũng là cuộc chiến giữa các giá trị, và đạo đức được nêu ở trên; cũng là cuộc chiến giữa các trật tự kinh tế, chính trị.


Dear List,

In March this year, Esther Horat successfully defended her doctoral dissertation entitled „ Market Transformation and Trade Dynamics in a Peri-urban Village. Reflections from a Vietnamese Marketplace.” Esther was a PhD candidate at the Max Planck Institute for Social Anthropology from 2011-2015. She defended her thesis at the University of Zurich, Switzerland, and was awarded a “magna cum laude” (with great praise) by the committee consisting of Peter Finke, Annuska Derks (both University of Zurich), and myself.

Abstract:
Based on twelve months of ethnographic research in the Vietnamese village of Ninh Hiệp, this dissertation offers an account of the various factors that have enabled it to transform into a regional trading hub for clothing and to maintain this position until the present day. The work pays great attention to how traders experience, negotiate, and react to state policies concerning the redevelopment of markets, and, in doing so, how they actively shape the political economy of Vietnam. New modes of governance - consisting of the ambivalent use of socialist and neoliberal ideologies and practices - are a crucial aspect of the study.
     This research was conducted against the backdrop of decades of economic reforms initiated in socialist Vietnam in the late 1980s. Ninh Hiệp, a village along the Red River Delta, serves as a site for understanding some of the major structural changes in the region’s formal and informal labor markets and their impact on the lives of traders. In exploring some of the strategies traders employ to cope with the uncertainties of the post-reform period, the dissertation places particular emphasis on the productive side of uncertainties. Not only do traders adapt resourcefully to global capitalist formations and thereby shape the local economy, but they also deepen their social relations when confronted with uncertainties. The dissertation demonstrates how social networks among traders, as well as trust-based relations that shape informal banking and credit systems, are crucial for the functioning of the market. In addition to allowing for transactions without - or at least scarce - capital, social networks ensure the circulation of valuable information and provide access to producers and markets.
Looking closely at the operation and complexities of family businesses, the thesis discusses the dynamics involved in shaping relations and expectations across the gender and generational divide. Rather than analyzing family businesses in terms of efficiency, exploitation, or as an economic strategy of last resort, this dissertation argues in favor of their conception as agents of social change. Finally, this dissertation argues that the notion of morality is central to the lives of traders on three levels: (a) as a strategy for negotiating the boundaries of a moral community, (b) as a government tactic to project a legitimate image of itself and its policies, and (c) serving as an existential function in the face of ambiguities triggered by the socialist and neoliberal economic orders.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đặc khu kinh tế cần có đánh giá môi trường chiến lược toàn diện

Thủy điện 7 – Những bất cập và lợi ích nhóm

Đấu tranh bất bạo động rồi đi đến đâu?