Đấu tranh bất bạo động rồi đi đến đâu?
Đúng là những
cảm xúc lẫn lộn. Nhìn những người bị đánh đập, bắt bớ, giam giữ, canh phòng mà
thấy tràn đầy cảm xúc lẫn lộn. Đau như da thịt của mình.
Rất phẫn nộ,
uất ức. Và hoàn toàn hiểu được những cảm xúc phẫn uất của mọi người. Nhưng,
những người đấu tranh bất bạo động hiểu rằng, dù phẫn uất, vẫn tiếp tục con
đường bất bạo động. Nhìn những người bị đánh bầm dập mà họ vẫn kiên trì bất bạo
động, thật ngưỡng mộ. (cho dù Bình Thuận có bạo động, nhưng, đó lại là những
nhóm người khác). Ngưỡng mộ quá chừng. Bản lĩnh của họ đã vượt lên trên mọi vũ
lực, mọi hận thù. Sao họ có thể làm thế được?
Nhiều người
chắc sẽ nghĩ cứ tiếp tục bất bạo động, chịu bị đàn áp rồi sẽ đi đến đâu. Không
nhìn thấy tương lai thay đổi nào. Mặc dù nhiều người nói đến những thay đổi
trong suy nghĩ, trong hành xử của người dân, chính quyền, và của người đấu
tranh dân chủ, nhưng những thay đổi đó vẫn chưa đủ để đem đến một thay đổi lớn
lao gì. Tình hình vẫn thế. Vẫn ngăn chặn, trấn áp. Cuộc đấu tranh vẫn khốc
liệt.
Nhìn những
người đấu tranh bất bạo động, tôi cũng chẳng thấy có tia hy vọng gì lắm. Nhưng đến
hôm nay tôi chợt hiểu ra. Nhìn những người bị đánh đập trong những ngày qua mà
họ vẫn kiên trì bất bạo động. Chính họ, những người bất bạo động, đã tạo ra một
hướng đấu tranh mới. Không chỉ có thế, họ tạo ra luật chơi mới. Và hơn thế nữa,
họ đang truyền dạy cho chính quyền và người dân cách tham gia vào cuộc chơi
mới. Ban đầu, họ chấp nhận bị đánh đập. Bởi vì chính quyền vẫn chẳng biết luật
mới, họ vẫn chơi luật cũ. Cái luật cũ – luật bạo động đã được dùng hàng chục,
hàng trăm năm và đã từng đem lại thành công khi mục đích là giành chính quyền.
Nhưng, để truyền dạy luật chơi mới, không có cách nào khác là chấp nhận bị tổn
thương. Một bên dùng vũ lực chiến với một bên là ôn hòa. (sao nó lại giống với
Phật và Chúa Giê Su thế!).
Như vậy là
câu hỏi đã có câu trả lời. Khi nào cuộc đấu tranh này kết thúc? Khi nào sẽ có
kết quả? Đó là khi bên này truyền dạy được cho bên kia cách dùng ôn hòa thay cho bạo lực. Đó là khi
mà người ta không còn nghĩ đến hận thù nữa. Đó là khi mà quyền được tôn trọng,
và việc tôn trọng người khác là trên hết, cao hơn cả việc trả thù. Nghe có vẻ
hoang đường, ảo tưởng. Nhưng mọi người cứ ngẫm nghĩ đi. Sự thật là như vậy. Tôi
sẽ tìm những ví dụ để nói về điều hoàng đường, ảo tưởng này một cách dễ hiểu,
dễ cảm nhận.
Tình cờ lại
là ngày Báo chí. Câu chuyện này nếu liên hệ với báo chí thì cũng tương tự. Có
những người báo chí tử tế, và có những người báo chí con buôn. Báo chí cũng
phải học cách đấu tranh ôn hòa. Bảo vệ sự thật trong ôn hòa.
HN 21/6/2018
Nhận xét
Đăng nhận xét