Lũ quét đến hẹn lại lên và thủy điện


Đến hẹn lại lên, cứ đến mùa lũ, cứ có lũ quét thì dư luận lại rộ lên chỉ trích nguyên dân là do phá rừng, là do thủy điện xả lũ. Để có thể nói được nguyên nhân do đâu thì phải có ý kiến các chuyên gia, có nghiên cứu. không thể nói cảm tính được. Về yếu tố phá rừng thì còn có thể nhìn thấy được. Nhưng yếu tố xả lũ thì khó hơn. Có đúng là do thủy điện không? Tác động của thủy điện đến đâu? của thiên tai, của biến đổi khí hậu đến đâu? Trả lời câu hỏi này phải là của các chuyên gia thủy văn. Có thể là thủy điện chỉ có tác dụng điều tiết lũ phần nào thôi, ko phải là tất cả. Nhưng dư luận lại kỳ vọng tất cả. Chắc là phải có truyền thông hơn nữa về năng lực hạn chế của thủy điện trong điều tiết lũ. 
Tớ vừa làm 1 cuộc Phỏng vấn ngắn online với chuyên gia thủy văn A, và với quản lý nhà máy B và C.
Hỏi: thủy điện có tác động như thế nào đến điều tiết lũ?
A: không phải thủy điện nào cũng có chức năng điều tiết lũ. Chỉ có Sơn La, Hòa Bình, với dung tích hồ rất lớn (9 tỷm3) thì mới điều tiết được lũ. Hồ Lai Châu chỉ có thể góp phần điều tiết phần nào thôi. Khi lũ về vẫn phải xả. Vừa rồi lũ về hồ Lai Châu 8150m3/s thì hồ xả 8000m3/s. Tức là để cho nước chảy tự nhiên.

Hỏi: Vậy liệu thủy điện có chút nào tác động xấu đến lũ chồng lũ không?
A: Lũ chồng lũ xảy ra khi vận hành sai quy trình. Các quy trình vận hành liên hồ hiện nay đều hạn chế việc này.
B: các nhà máy đều có quy trình, và khi xả lũ đều phải có thông báo. Nếu có liên hồ thì phải thông báo cho nhà máy ở hạ lưu. Luôn luôn phải thông báo.
C: Theo tôi, nguyên nhân chính do biến đổi khí hầu, và thảm thực vậtbị phá hủy. Còn thủy điện, về nguyên tắc những hồnước lớn điều tiết theo tháng, hoặc theo năm có thể điều tiết giảm lũ so với bình thường. Hoặc có thể điều tiết dòng chảy mùa kiệt.
Hỏi: tình trạng lũ thường xảy ra vào đầu mùa lũ, nguyên nhân vì đâu?
A: đầu mùa lũ thường là lũ nhỏ, và khả năng điều tiết của hồ còn lớn. Tuy nhiên, nó khá nguy hiểm do sự chủ quan trong công tác phòng tránh và vận hành công trình.
B: thực ra là do lượng mưa quá lớn. Nếu năng lực của hồ là 1000m3 và lượng nước về là 1000m3 thì nhà máy hoàn toàn có thể cắt lũ. Nhưng nếu lượng nước về thêm nữa thì phải xả. Vì vậy nhà máy chỉ có thể cắt lũ 1 lần thôi. Nếu nước về tiếp thì lần sau sẽ phải xả.
Hỏi: nếu có giải pháp cảnh báo đầu mùa lũ thì có giúp giảm sự cố do chủ quan, thiếu phòng tránh không?
A: tất nhiên, công tác cảnh báo là rất cần thiết. Nhưng việc dự báo đúng cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. hiện đã quy đính các hồ phải tổ chức quan trắc, dự báo dòng chảy đến hồ phục vụ công tác vận hành.
B: dự báo thì vẫn phải dựa vào bên khí tượng thủy văn, chứ nhà máy thì không có đủ phương tiện thiết bị. Khí tượng thủy văn mà dự báo đúng thì sẽ rất hiệu quả. Nhà máy sẽ tính được ngay ra lượng mưa, lượng nước tích lũy.
Hỏi: Ở trên có nói: Lũ chồng lũ xảy ra khi vận hành sai quy trình, và do sự chủ quan trong công tác phòng tránh và vận hành công trình. Vậy có giải pháp nào để giảm rủi ro?
A: Nâng cao nhận thức và khả năng dự báo

Lời bàn Mao Tôn Hương: 
Tóm lại, giải pháp bây giờ sẽ lại là chĩa mũi dùi vào anh… truyền thông và anh dự báo. Anh truyền thông thì đang chạy theo đuôi dư luận. Nói năng hằm bà lằng. Còn anh dự báo… Ối ông khí tượng thủy văn ơi!!!! 
Nếu dự báo tốt, nhà máy sẽ tích nước, xả nước đón được lũ thì sẽ giảm được nguy cơ. Vì nước là tiền. Nếu xả nước đón lũ, nếu lũ về thì sẽ tích được nhiều nước hơn, giúp điều tiết lũ tốt hơn. Nhưng nếu lũ không về thì nhà máy không có đủ nước để phát điện. Thế là mất tiền. Nếu vào mùa lũ, mưa thường xuyên thì sẽ chẳng phải đợi lâu, nước sẽ về kịp cho phát điện. Nhưng đầu mùa lũ, mưa chưa thường xuyên, lượng nước chưa về nhiều. Nếu xả sớm, lũ chưa về, nhà máy sẽ phải nghỉ vài ngày. Mà mỗi ngày là tiền tỷ. Đó chính là cái khó nhất.
 Còn truyền thông thì nên nói để cho dư luận hiểu đúng về năng lực điều tiết lũ của thủy điện. (còn sự thực thế nào thì vẫn cần có nghiên cứu, khảo sát. Nếu tiến hành khảo sát chắc chắn là còn nhiều điều hay ho nữa.)
Còn chuyện phá rừng thì…
Như tớ đã từng nói, hiện nay có 2 nhóm phá rừng: 1) người giàu và rất giàu. Họ có tiền và thích dùng những đồ gỗ và lâm sản đắt tiền. Do đó đội lâm tặc sẽ xả thân vì tiền của người giàu. 2) người nghèo và rất nghèo. Chủ yếu họ là người Mông và một vài dân tộc khác sống ở vùng đỉnh núi, lưng chừng núi. Họ nghèo và đói. Chỉ có cái đói mới khiến họ phải leo lên đỉnh núi dốc đứng để chặt phá rừng, trồng nương rẫy, kiếm cái ăn. Nếu đủ lương thực thì chẳng ai lại “chịu khó” như thế đâu. Nước ta là nước xuất khẩu gạo, nhưng thực tế thì vẫn có những vùng thiếu, đói. Liên quan đến chuyện nghèo đói là chuyện thiếu đất. Vì sao lại thiếu đất? Cái này thì bên Bộ MARD, và bộ MONRE sẽ đau đầu để trả lời. Chuyện thiếu đất này lại liên quan trực tiếp đến chuyện mất rừng. Lại đau đầu tiếp. Chương trình phát triển rừng bền vững cũng đau đầu.
Còn chuyện bảo vệ rừng và lâm tặc. Nếu trông nom rừng thì chỉ có cộng đồng người địa phương mới trông nom được thôi. Không ai có thể làm thay họ. Làm thế nào để họ sẵn lòng trông nom thì ai cũng biết rồi. Hiện nay cũng giao rừng gần hết rồi. Về cơ bản là rừng được trông nom rồi. Nhưng cộng đồng cũng chỉ trông nom được thôi. Ai vào ai ra là cộng đồng biết hết. Nhưng bảo vệ thì khó. Bảo vệ trước lâm tặc thì phải tùy thuộc vào hệ thống bên trên và mức độ của tham nhũng.
HN 27/6/2018



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đặc khu kinh tế cần có đánh giá môi trường chiến lược toàn diện

Thủy điện 7 – Những bất cập và lợi ích nhóm

Rượu lược vàng chữa nhiệt miệng hiệu nghiệm