Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2016

Động lực của Xhds việc làm tự thân hay là xin cho

Một ý kiến cho rằng không nên lệ thuộc vào sự xin cho. Lâu nay nhiều nơi cứ đợi sự hỗ trợ, sự khuyến khích thì mới làm. Thậm chí là đợi sự cho phép thì mới làm. Người dân được làm những gì luật không cấm cơ mà. Đúng là làm gì cũng cần tài chính. Nhưng động lực của xhds là ở chỗ làm những gì thấy cần phải làm, và không thể không làm. Cho dù có kinh phí hay không. Ngoài chuyện kinh phí, còn có nhiều yếu tố khác tác động nữa. Một trong những yếu tố đó là danh tiếng và quyền lực. Có khi có người quyết định làm gì cũng còn tính đến nó có đem lại danh tiếng và quyền lực không. Chẳng hạn, tổ chức hội thảo thì việc quan trọng là mời cho được một vị quan chức, 1 vị thứ trưởng, hoặc được báo chí đưa tin… Đồng ý danh tiếng và quyền lực là thứ cần có để phục vụ cho hoạt động. Nhưng mục đích, động lực mới là cái để theo đuổi. và dó chính là cái đảm bảo cho sự lớn mạnh, và vững chắc của xhds. HN 16/4/2016

Sự hợp tác của Xã hội dân sự và chuỗi thức ăn

Hôm qua tôi rất thích một câu nói của diễn giả ở hội thảo thường niên lần thứ nhất về xã hội dân sự có ý rằng: xhds ở vn hiện nay rất đa dạng, phong phú. Nó có rất nhiều tầng, nhiều lớp. Có thể ví như là CHUỖI THỨC ĂN. Ờ, trong cái chuỗi thức ăn đó, mỗi loại hình đều có vai trò, có đặc trưng riêng của mình, và tất cả đều đóng góp và sự phát triển chung của xã hội. Mỗi loại hình tồn tại là nhờ vào những loại hình khác, và ngược lại, lại tạo điều kiện cho hoạt động của những loại hình khác. Cuộc sống thật đa dang, xã hội thật đa dạng, và sự đóng góp của xhds cũng thật đa dạng. Chẳng thể nào chỉ có 1 loại hình xhds. Chẳng thể nào chỉ có loại này hơn, loại kia kém. Hôm qua một đại biểu cũng có nói ý rằng: các tổ chức xhds cũng cần phải thay đổi cách nghĩ và tăng sự hợp tác. Chẳng hạn như: Không nên nhìn thấy người khác làm được thì ghen tị. không nên thấy người khác làm khác mình thì cho là không đúng. Hãy vui mừng, khuyến khích, hỗ trợ nếu người khác làm được cái gì đó. Xã hội này cò

Những đứa trẻ sơ sinh bị vứt bỏ và những áp lực xã hội

Đứa trẻ bị bỏ rơi thật là tội nghiệp. Người mẹ bỏ con thật là nhẫn tâm. Nhưng chúng ta cũng cần nhìn lại. Người mẹ đó chắc đã phải chịu những áp lực ghê gớm lắm mới phải bỏ con như thế. Chắc người mẹ đó phải chịu đau đớn về tinh thần vì những áp lực nào đó. Chúng ta thử nhìn lại những áp lực xh xem. Liệu cô gái chửa hoang thì sẽ phải ứng xử thế nào? Liệu người phụ nữ ngoại tình có con thì ứng xử thế nào? Chính những áp lực, phán xét về đạo đức, chỉ muốn "vui vẻ".... đã là áp lực đẩy những phụ nữ đó bỏ con. Nếu cho họ một lối thoát. Ai cũng có lúc nhầm, lúc nhẹ dạ. Nếu họ được nói lời xin lỗi và được tha thứ, chắc họ đã có thể giữ lại đứa con. Chính chúng ta là một phần tạo nên áp lực cho những người mẹ và những đứa trẻ bị bỏ rơi. Mà xét cho cùng, tình dục cũng là một quyền chứ. Và đạo đức, chuẩn mực xã hội đã giúp cho một số người này có thể tạo áp lực lên một số người khác. HN 13/4/2016

Cái hộ khẩu và các ngành độc quyền

Ngày xưa, thời bao cấp, mọi thứ đều phân phối theo hộ khẩu. Từ thực phẩm, gạo, đến giáo dục, y tế, điện, nước, nhà ở, và cả điện thoại... Bây giờ đã rất nhiều thứ không còn ăn theo hộ khẩu nữa, như thực phẩm, gạo, y tế, nhà ở, điện thoại... Bây giờ ai muốn có đến 5 cái sim điện thoại cũng thoải mái vô tư. Bây giờ ai muốn mua 5 cái nhà cũng vô tư. Không còn cảnh bắt bí có hộ khẩu mới được mua nhà, có nhà mới được đăng ký hộ khẩu. Nhưng vẫn còn những thứ ăn theo hộ khẩu. Trước đây mấy năm điện đã bớt ăn theo hộ khẩu. Loại KT2, KT3 là được tính tiền điện ngang với KT1. Nhưng bỗng dưng từ năm 2015, điện lại quay lại ăn theo hộ khẩu. Văn minh giật lùi.  Hôm trước 1 bà trong ngõ nhà mình có nhà cho thuê nói chuyện: "họ cũng là người, sao họ lại không có quyền dùng nước như người ở đây. Họ đã phải đi thuê nhà là tốn kém rồi. Lại còn các chi phí cái gì cũng thu đắt hơn. Chúng tôi cũng không muốn nhìn thấy người thuê nhà phải trả các phí cao như thế. Khổ thân họ". Đấy, dâ

Tập làm người tử tế

Trên phây có bạn kể vể những trò lừa gạt lợi dụng lòng tốt. Những trò lợi dụng lòng tốt để lừa gạt như giả đi nhờ xe để cướp xe, Chuyện em bé ngồi khóc ở góc ngã tư giả bộ đi nhờ xe về nhà, mấy ông bà già nằm ngủ trên thành cầu xin tiền chứ không lấy đồ ăn, một cậu thư sinh dắt chiếc   xe đạp xịt bánh xin 10 ngàn để đi vá …   Làm người tử tế cũng khó. Giải pháp để đối phó với những trò lừa gạt này chắc không khó. Không khó vì nó ko phải đối phó với những nhóm lợi ích có sức mạnh. Thông thường sau khi bị lừa, khi đã thoát nạn chúng ta lại bỏ qua, không có cách thức gì để vạch mặt bọn lừa đảo. Cách này khá phổ biến và nó khiến ta trở nên vô cảm, và bọn lừa lại tự do hoành hành. Cách thức hữu hiệu nhất là mỗi người dân khi phát hiện trò lừa gạt thì đừng bỏ qua mà hãy lên tiếng vạch mặt bọn lừa đảo. Vạch mặt bọn lừa đảo, bọn không tử tế không chỉ là cách thể hiện phẩm chất tử tế, mà còn là để bảo vệ điều tử tế. Tuy nhiên, lâu nay chúng ta lại không chú ý làm việc này. Một cách nữa