Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2015

30/4 – Khát vọng Hòa bình, Hòa giải - Không phân biệt đối xử

Mấy ngày hôm nay dư luận rất nhiều ý kiến xung quanh 1 triển lãm tranh “kiểu mới” ở HCMC nhân dịp kỷ niệm ngày 30/4. Những bức ảnh chiến tranh xưa kia, nay được gắn thêm những bông hoa sặc sỡ. Bông hoa nở ra từ họng súng, từ ngọn lửa… Người lính ôm súng và ôm cả hoa. Tôi hiểu triển lãm này là 1 cách kỷ niệm ngày 30/4. Hơn nữa đó là cách thể hiện cái nhìn mới về Hòa bình, về ngày kết thúc chiến tranh. Chiến tranh đã kết thúc 40 năm rồi. Nếu cứ theo đuổi cách làm cũ, cứ triển lãm những bức ảnh mà ai cũng đã thấy nó rất nhiều lần. Vẫn những cảnh súng đạn, chết chóc. Để làm gì? Để gợi lại ký ức chiến tranh ư. Thế cũng được. Nhưng chúng ta đã gợi về ký ức đó 39 lần rồi. Đây ít ra cũng là một cách làm khác. Không phải chúng ta quên chiến tranh (Giá mà quên được thì chắc nhiều người cũng muốn quên). Tôi nghĩ khơi lại ký ức cũ, chi bằng thể hiện khát vọng Hòa Bình. Trong tâm khảm mỗi người dân Việt Nam, ai chẳng thèm muốn Hòa Bình. Giá mà đừng có cuộc chiến 20 năm đó. Giá mà đừng có đ

India’s Daughter - Bộ phim hay và ý nghĩa

Tuần trước bộ phim India’s Daughter đã được chiếu 1 buổi ở Viện Gớt. Một người trong đoàn làm phim đã đến Việt Nam để giới thiệu bộ phim. Bộ phim xoay quanh câu chuyện về một cô gái ở New Deli bị một nhóm thanh niên cưỡng hiếp. Việc này ngay lập tức đã gây ra làn sóng phẫn uất trong xã hội và các cuộc biểu tình lớn lập tức đã diễn ra. Ở Ấn Độ, hiếp dâm xảy ra khá nhiều. Và thường các nạn nhân đều giữ im lặng, vì phải bảo vệ danh dự của mình. Nhưng lần này, sự tàn ác đã vượt quá giới hạn chịu đựng. Sự phản ứng của xã hội rất lớn. Biểu tình đòi công lý liên tục diễn ra cho dù bị cảnh sát dẹp. Cô gái nạn nhân được bệnh viện cứu chữa, và sau đó đưa sang Singapore chữa. Nhưng cuối cùng không cứu được. Cô gái đã chết. Dư luận xã hội lại một lần nữa bị thử thách. Phẫn uất lại trào lên, đòi công lý. Các nhà lãnh đạo, những nhân vật danh tiếng cũng phải lên tiếng. Cuối cùng, tất cả đều thấy Ấn Độ cần phải thay đổi. Những ý kiến thay đổi về luật đã được đưa ra, và đang chờ phán quyết của Quốc

Bàn về Việt Nam- phản biện xã hội

Kính gửi anh Tô Văn Trường, Trước hết xin bày tỏ lòng ngưỡng mộ vì lòng nhiệt huyết, và vì sự đấu tranh kiên trì, không khoan nhượng của anh. Tôi cũng xin bày tỏ một số quan điểm ủng hộ với anh. Thứ nhất, tôi nghĩ, chúng ta có thể khẳng định rằng những người tử tế, đặc biệt là trí thức tử tế vẫn còn. Và những người này sẽ tiếp tục đấu tranh cho những điều tốt đẹp nói chung, và sự phát triển của đất nước nói riêng. Tuy nhiên, phải nói rằng, lực lượng trí thức này, trong tương quan lực lượng với phía đối diện thì hiện còn đang ít về số lượng, và cũng yếu về khả năng đấu tranh trực diện. Có lẽ điều quan trọng hiện nay là tạo ra được một vị thế chính thức cho giới trí thức. Với những gì hiện nay đang bàn tới, là vai trò của các tầng lớp, giai cấp ở Việt Nam, thì vai trò của trí thức có lẽ cần được bàn tới, và cần được khẳng định. Vai trò dẫn dắt, định hướng cho xã hội cần được thừa nhận. Tuy nhiên, trong trường hợp đó cũng cần xác định rõ lại thế nào là trí thức. Không có nghĩa là

Bàn về Việt Nam: Civil society/ xã hội dân sự - Democratic/ dân chủ

Bàn về Việt Nam: Civil society/ xã hội dân sự - Democratic/ dân chủ -         xhcn ở châu Á à? ở đâu thì tôi không biết nhưng VN và TQ (VN luôn là cái bóng của TQ, điều này cả thế giới đều nhận thấy. Các nhà nghiên cứu ở VN đã có kinh nghiệm rằng cái gì xuất hiện ở TQ, thì sẽ xuất hiện ở VN sau 10 năm) thì nó không phải là cái cnxh mà người Tây hiểu. Không, hoàn toàn không. Nó là một cái hoàn toàn khác. Nếu chúng ta biết rằng trong khi C. Marx phân chia các hình thái kinh tế chính trị của phương Tây ra thành 5 hình thái: nguyên thủy, nô lệ, phong kiến, tbcn, rồi như ông dự đoán là cộng sản chứ không hề có xhcn. Xhcn là do những đồ đệ của ông phát kiến ra, với công lao của Lên nin biến nó thành hiện thực. Đấy là phương Tây. Còn phương Đông, Marx không hề chia nó thành các hình thái gì cả, mà chỉ bàn về phương thức sản xuất (chứ không phải là hình thái kinh tế chính trị) và gói gọn trong 1 loại hình phương thức: phương thức sản xuất châu Á.  -         Lịch sử ở VN, TQ đã từng trải

Tiến trình phản biện xã hội những ngày đầu ở Việt Nam

Tiến trình phản biện xã hội những ngày đầu ở Việt Nam Các chủ đề Vai trò của các bên Đường sắt trên cao Quy hoạch Hà Nội Bauxit Vinashin Các nhà khoa học Chính khách, nhân vật nổi tiếng Truyền thông Các diễn đàn, maillist, blog Quan điểm chính thống (nghị quyết, tuyên bố, ĐB QH Chính phủ Trong những chuyện này, khi có vấn đề có vẻ như quốc hội trong sạch, vững mạnh hơn CP, và hơn cả ĐCS. Nguyên nhân có lẽ là vốn xưa nay quốc hội chỉ là nghị gật, ko có thực quyền (và do đó ko có thực lợi) nên ko là mục tiêu của những quan tham. Chẳng qua ĐBQH chỉ để trang điểm, hoàn thiện thêm bộ cánh, thêm gia vị cho cái quyền, và vị trí của mình. vì vậy, may rằng, ĐBQH xem ra vẫn còn có những người ko bị cái quyền và lợi nó đè bẹp. và họ còn có chút tâm. Thế nên họ còn đứng về phía người dân mà nói. Như vậy, chiến tuyến đã lập ra, đã tình cờ hình thành giữa CP + ĐCS VS quốc hội + người dân. Chuyện tiếp theo sẽ là, hay cuộc chiến ti