Tiến trình phản biện xã hội những ngày đầu ở Việt Nam
Tiến trình phản biện xã
hội những ngày đầu ở Việt Nam
Các chủ đề
|
Vai trò của các bên
|
Đường sắt trên cao
Quy hoạch Hà Nội
Bauxit
Vinashin
|
Các nhà khoa học
Chính khách, nhân vật
nổi tiếng
Truyền thông
Các diễn đàn,
maillist, blog
Quan điểm chính thống
(nghị quyết, tuyên bố,
ĐB QH
Chính phủ
|
Trong những chuyện này,
khi có vấn đề có vẻ như quốc hội trong sạch, vững mạnh hơn CP, và hơn cả ĐCS.
Nguyên nhân có lẽ là vốn xưa nay quốc hội chỉ là nghị gật, ko có thực quyền (và
do đó ko có thực lợi) nên ko là mục tiêu của những quan tham. Chẳng qua ĐBQH
chỉ để trang điểm, hoàn thiện thêm bộ cánh, thêm gia vị cho cái quyền, và vị
trí của mình. vì vậy, may rằng, ĐBQH xem ra vẫn còn có những người ko bị cái
quyền và lợi nó đè bẹp. và họ còn có chút tâm. Thế nên họ còn đứng về phía
người dân mà nói.
Như vậy, chiến tuyến đã
lập ra, đã tình cờ hình thành giữa CP + ĐCS VS quốc hội + người dân.
Chuyện tiếp theo sẽ là,
hay cuộc chiến tiếp theo sẽ là cánh tả, cánh hữu trong quốc hội. he he, có vẻ
như là quy luật chứ ko còn là tình cờ nữa nhỉ.
Có 2 ý kiến về ĐCS:
-
Phản đối
đường lối của ĐCS, và do đó phản đối luôn vai trò lãnh đạo của ĐCS.Với việc
phản đối thì sẽ phải có sự thay thế ĐCS bằng đảng khác hoặc đi theo hướng đa
đảng. 1 đảng khác thay thế thì ko thấy xuất hiện trên chính trường. Hướng đa
đảng cũng chưa thấy xuất hiện khả dĩ một vài đảng nào. Tóm lại cứ kêu thế chứ
hiện nếu có cho đa đảng thì cũng ko có sẵn 1 đảng nào. Sẽ phải mất một thời
gian hỗn loạn. mà cái thời gian này ko biết bao lâu. Chắc là lâu. Thế thì ốm
đòn. Hỗn loạn như Thái lan thì cũng chết. mà mình có hỗn loạn thì còn tệ hơn
Thái nghìn lần, vì mình mọi thứ đều yếu hơn Thái trăm lần.
-
Vẫn thừa
nhận đường lối, và vai trò của ĐCS, tuy nhiên yêu cầu có sự đổi mới. Với việc
thay đổi thì khả dĩ hơn. Hiện nay đa thấy nổi lên nhiều tiếng nói yêu cầu thay
đổi. nói là tiếng nói là vì là những tiếng nói tuy rằng có những phản biện song
vẫn đi trong dòng chảy chính chứ ko thành một trào lưu, hay trường phái riêng
biệt (như trên, ko hình thành một lực lượng khác, hay đối lập). Xu hướng chung
đều nhìn thấy phải thay đổi, ko thay đổi là suy thoái, thay đổi hay là chết.
Nhưng nói thay đổi, có nghĩa là gì? Nghĩa là đối lập về quan điểm nhận thức, và
nguy hiểm hơn, ghê gớm hơn là đối lập về quyền và lợi (cái này thì C. Mác đây
rồi). trong khi theo những văn bản, nghị quyết, đường lối, cương lĩnh… ĐCS là
đại diện của giai cấp công nhân, là đứng về phía nhân dân, là đại diện cho
quyền lợi của dân…. Nhưng thực tế sau bao nhiêu năm phát triển đất nước, đã cho
thấy nhiều lúc ko phải vậy, và hiện nay cũng ko phải vậy. đây có lẽ chính là
điều cần phải thay đổi. ĐCS có nên là đại diện cho cả đống như thế ko? Nếu ko
thì… he he lại quay lại chuyện đa đảng. Nếu phải thì…. Phải thay đổi thế nào
chứ như hiện nay thì xung đột quyền và lợi ghê quá (Đường sắt trên cao, Quy
hoạch Hà Nội, Bauxit…). Ngay trong nội bộ ĐCS cũng chắc chắn phân hóa. Có lẽ
đây cũng là điều sẽ xảy ra với mọi đảng cầm quyền. Khi quyền đi đôi với lợi thì
sẽ có một đội ngũ lớn những người tham gia vào đảng nhằm mục tiêu trục lợi,
vinh thân phì gia, chứ ko hề vì mục tiêu cao cả như đảng đề ra. Ko biết các
nước khác họ giải quyết chuyện này như thế nào? Chắc chắn họ đã có đầy kinh
nghiệm rồi. mình chỉ là non tơ chập chững chứ thế giới họ thì phát triển lâu
rồi. chắc phải đi học politic science thì mới biết đc.
Ông Cù Huy Hà Vũ, người
kiện TT về vụ Bauxit, đã bị bắt. Blog Nguyễn Xuân Diện cũng đã bảo rằng ở
đây có động. Các ĐB QH lên tiếng, và bây giờ thì... "phản pháo".
Chị T. Vân nói thấy đúng liền. Nhưng như những lá thư chia sẻ từ a TVT, nhuệ
khí còn nhiều. Câu chuyện BX có vẻ còn dài, và hình như bắt đầu một hiệp mới.
Ngày trước, những
chuyện tranh giành, đấu đá chỉ diễn ra ở "hậu cung".
Có phản biện gì thì "chó cứ xủa, người cứ đi". Nay thì như
chị TV nói, đúng là khác thật. Cuộc chiến tràn cả ra ngoài. Phản biện xã hội khiến
cục diện thay đổi.
Thân ái,
Hương
TKY 6/11/2010
Nhận xét
Đăng nhận xét