Bàn về Việt Nam: Civil society/ xã hội dân sự - Democratic/ dân chủ

Bàn về Việt Nam: Civil society/ xã hội dân sự - Democratic/ dân chủ

-        xhcn ở châu Á à? ở đâu thì tôi không biết nhưng VN và TQ (VN luôn là cái bóng của TQ, điều này cả thế giới đều nhận thấy. Các nhà nghiên cứu ở VN đã có kinh nghiệm rằng cái gì xuất hiện ở TQ, thì sẽ xuất hiện ở VN sau 10 năm) thì nó không phải là cái cnxh mà người Tây hiểu. Không, hoàn toàn không. Nó là một cái hoàn toàn khác. Nếu chúng ta biết rằng trong khi C. Marx phân chia các hình thái kinh tế chính trị của phương Tây ra thành 5 hình thái: nguyên thủy, nô lệ, phong kiến, tbcn, rồi như ông dự đoán là cộng sản chứ không hề có xhcn. Xhcn là do những đồ đệ của ông phát kiến ra, với công lao của Lên nin biến nó thành hiện thực. Đấy là phương Tây. Còn phương Đông, Marx không hề chia nó thành các hình thái gì cả, mà chỉ bàn về phương thức sản xuất (chứ không phải là hình thái kinh tế chính trị) và gói gọn trong 1 loại hình phương thức: phương thức sản xuất châu Á. 
-        Lịch sử ở VN, TQ đã từng trải qua giai đoạn mà chúng ta vẫn quen gọi là hình thái kinh tế chính trị phong kiến. Tuy nhiên, cũng cần phải cẩn thận khi nói đến thời kỳ phong kiến này của châu Á. Không biết các nước khác ở châu Á thế nào, có thể là sự phát triển nói chung, và thể chế nói riêng của châu Á rất đa dạng chứ không đồng nhất như ở châu Âu. Riêng ở VN và TQ thì cái vẫn được gọi là phong kiến cũng rất khác với phong kiến của châu Âu. Cái khác được chỉ ra một các dễ dàng là phong kiến phân quyền của châu Âu, và phong kiến tập quyền ở VN/TQ. Nhưng đó là bề mặt dễ nhìn thấy, nhưng nếu đi sâu vào những dấu hiệu khác của phương thức sản xuất, hạ tầng kiến trúc, thượng tầng kiến trúc, đó là những sự khác biệt căn bản mà như Marx đã xếp tách riêng nó ra thành một phương thức riêng chứ không xếp nó tương ứng vào giai đoạn nào trong 5 hình thái của ông.
-        Dân chủ, hiểu như người phương Tây, có thể thấy sự tiến triển của nó thể hiện qua sự tiến triển của 5 hình thái KTCT của Marx.
-        Cnxh, cái mà những xh xhcn ở cả phương Tây và phương Đông đều nói đến đó là dân chủ cho mọi người dân. Vào thời điểm ra đời của khái niệm cnxh, cntb được coi là không có dân chủ cho mọi người dân. Do đó khi khái niệm cnxh ra đời với tuyên ngôn dân chủ do mọi người dân thì cnxh được khoác bộ cánh rất đẹp đẽ. Nhưng cùng với thời gian, những xh xhcn ở cả phương Tây và Đông đều đã không đưa ra một mô hình nào trên thực tế có sức thuyết phục cho khái niệm này. Cũng trong trào lưu đó, dường như để giành ưu thế so với cnxh, và có lẽ chính là do sức mạnh nội tạng của xh của mình, cntb đã đi trước trong việc hiện thực hóa dân chủ xã hội. Điều này có lẽ khẳng định tiên đoán của Marx về xu thế của cntb, chứ không phải là cnxh trong lược đồ tiến trình lịch sử thế giới của ông. Vậy thì tại sao lại có tư tưởng về cnxh? Tại sao cnxh lại trở thành hiện thực trên một phần rất lớn của thế giới. Có nhiều động lực cho cnxh. Bên cạnh cái động lực của tranh giành quyền lực, ảnh hưởng, thì còn có một động lực nữa là nhu cầu dân chủ, bình đẳng. Những người đi theo cnxh đã có mong muốn, ham muốn, và kỳ vọng vào một tương lai của xh tự do, dân chủ, bình đẳng hơn là cái mà cntb hiện có. Mặc dù khẩu hiệu dân chủ, bình đẳng, bác ái, mặc dù tuyên ngôn dân chủ, tuyên ngôn độc lập đã từng được cntb đưa ra, song con người vẫn muốn “đốt cháy giai đoạn”, vẫn tham vọng tiến nhanh hơn bằng cách khác. Và cnxh có vẻ là một phương cách để đạt ước mơ. Tuy nhiên, thực tế là một khắc nghiệt.
-        người VN có câu “ăn một đời, mặc hai đời, chơi ba đời”. Khi con người thoát cảnh nghèo đói của mình trở nên giàu có thì hết một đời giàu có họ sẽ biết ăn ngon, biết thưởng thức món ngon. Tiếp tục giàu có như thể thì đến đời thứ 2 họ biết mặc đẹp,  biết thưởng thức giá trị của mặc đẹp. tiếp tục như thế thì đến đời thứ ba họ mới biết thế nào là chơi. Chơi như ngày xưa quan niệm có lẽ là cầm, kỳ, thi, họa. khi nghèo đói thì những thứ cầm, kỳ, thi, họa không chỉ là là những thứ xa xỉ mà còn không thể hiểu được, không tiêu hóa được. và để có thể hiểu được nó, có thể “chơi” được thì cần phải có thời gian. Để trở nên giàu có, con người có thể nhanh chóng giàu được, nhưng chỉ là trọc phú. Để trở thành người có văn hóa hay như vẫn thường gọi là thượng lưu, thì bặt buộc phải có thời gian. Không thể đốt cháy thời gian được. điều này có nghĩa là để sống trong dân chủ, sử dụng được quyền dân chủ, con người cần có thời gian. Từ chỗ nghèo, lên chỗ giàu, thì có thể nhanh được, đặc biệt với các nguồn tài trợ, đầu tư. Nhưng để nâng cao dân trí, nâng cao quan trí, tạo ra một xã hội dân sự, nó không là khía cạnh kinh tế mà là văn hóa- xã hội. điều đó cần có thời gian, mà lại không thể làm nhanh bằng các nguồn tài trợ được. văn hóa thì không ai cảm nhận thay ai được. nhận thức của xã hội, của đám đông phải do chính đám đông tự tiêu hóa. Điều đó cần nhiều thời gian hơn người ta tưởng. một cuộc cách mạng thiết lập chế độ chính trị mới có thể nhanh được và có thể chấp nhận sự trợ giúp từ bên ngoài. Nhưng thay đổi nếp sống của xã hội thì không thể nhanh, và phải để tự xã hội cảm nhận được, tự “ngấm” được. chính vì vậy một cuộc cách mạng xã hội đòi hỏi phải kỳ công hơn nhiều so với những cách mạng về kinh tế, chính trị, hay công nghệ.
-        Điều này giải thích vì sao lại có chế độ xhcn mang màu sắc Trung Quốc. cnxh là ý tưởng chung, nhưng văn hóa là của TQ. Hoàn cảnh xh cụ thể là của TQ. Văn hóa thì mỗi nước một khác, hoàn cảnh xã hội thì không nước nào giống nước nào. Nhưng những nước phương Tây vẫn có những điềm chung, và điểm chung đó vẫn được gọi là  phương Tây. Nó khác với phương Đông. Và TQ là một điển hình của phương Đông. VN- nước giống TQ nhất trên thế giới - chẳng biết liệu màu sắc của VN có giống màu sắc TQ không? Bấy lâu nay chẳng có người VN nào thừa nhận, còn người TQ thì từ trong suy nghĩ, vẫn coi điều đó là đương nhiên.
-        Tôi có cảm tưởng cái mà người VN / TQ đã làm trong hơn nửa thế kỷ qua, cái mà vẫn được gọi là xhcn, nó cỏ vẻ giống như phong kiến tập quyền. trong khi phong kiến tập quyền là 1 cá nhân cai trị cả xã hội. thì cnxh ở xứ phương Đông này là một nhóm phong kiến độc quyền cai trị xã hội. với cái vẻ bề ngoài dân chủ cho người dân, nhưng thực chất, cái đám đông tưởng chừng được có chút quyền hành ấy, lại hoàn toàn bị cai trị không khác mấy so với thời phong kiến tập quyền trước đây. Cái khác chỉ là thay vì bị cai trị bởi 1 ông vua thì nay là một nhóm có quyền lực.
-        Về lý tưởng, dân chủ được mong muốn là cái mà đại bộ phận dân chúng được có quyền bình đẳng, không bị một cá nhân, một nhóm cai trị. Cnxh ở VN/ TQ đã lật đổ sự cai trị của 1 cá nhân vua, và có cố gắng đưa dân chúng lên địa vị cao hơn, bình đẳng hơn. Hay nói một cách khác, thay sự thống trị của một cá nhân bằng sự cai trị của đám đông dân chúng. Tuy nhiên, những người cách mạng đã không lường trước được những yếu tố khó khăn và cản trở. Cái khó thứ nhất là muốn lên được địa vị cai trị không phải cứ có cái mác và cứ trao quyền vào tay là có thể làm được. nó phải phụ thuộc vào năng lực, kỹ năng, tầm hiểu biết. Không có những thứ đó thì quyền lãnh đạo chỉ là danh hão. Và hậu quả tất yếu của nó là những nhà lãnh đạo có quyền lực nhưng không có năng lực sẽ nhanh chóng nhẹ thì bị vô hiệu hóa, còn hơn nữa thì bị tha hóa, biến chất. Có nghĩa là họ nhanh chóng lặp lại hình ảnh của một vị vua cai trị trước đây. Cái khó thứ hai là, chính những người ở tầng lớp trên trong xã hội sẽ không dễ dàng chấp nhận địa vị lãnh đạo của đám đông vô học, và họ không dễ dàng từ bỏ địa vị cai trị của họ. và cái vẫn thường được đưa ra sử dụng trong cnxh được gọi là chuyên chính vô sản. cái chuyên chính vô sản là một công cụ được sử dụng rất đa dạng. ban đầu thì nó được sử dụng đề trấn áp những kẻ không muốn từ bỏ địa vị của mình, không muốn cho đám đông thực hiện quyền lãnh đạo của họ. rồi nó nhanh chóng được áp dụng dưới rất nhiều biến tướng. lịch sử đã trải qua rất nhiều những hình thức áp dụng của chuyên chính vô sản trong đó những nhóm quyền lực, những cá nhân quyền lực dùng để trừng phạt lẫn nhau để bảo vệ địa vị của mình. Để những kẻ trong đám dân chúng dùng để đi lên trong con đường giành địa vị lãnh đạo. lịch sử đã chứng kiến rất nhiều những cuộc tàn sát, thanh trừng đẫm máu mà những thành viên của đám dân chúng đã sử dụng chuyên chính vô sản cho mục đích giành và duy trì địa vị thống trị của mình.
-        Dân chủ cho dân chúng, về lý thuyết thì rất hay và bản thân nó là một thứ rất hấp dẫn dân chúng. Nhưng để dân chúng có thể sử dụng được cái đồ trang sức tuyệt đẹp đó thì họ cần phải có năng lực, kỹ năng, tầm hiểu biết. cũng giống như tất cả những thứ khác, muốn làm được cái gì, con người đều  phải được học. ngay như làm cách mạng, chúng ta đã học được từ lịch sử, cách mạng đã phải trải qua rất nhiều lần thất bại đau đớn thì mới có được thành công. Dân chủ cũng thế. Khi mà dân chúng chẳng có một khái niệm nào về dân chủ, mà lại trao cho họ và hy vọng họ có thể thực hiện, áp dụng ngay thì chỉ là điều không tưởng. và khi đám đông không thể sử dụng cái quyền làm chủ của họ một cách thực sự thì họ lại quay về với thói quen nô lệ của họ. còn những kẻ trục lợi, những kẻ mà suốt trong một thời gian dài trong thời bao cấp ở VN vẫn được gọi là kẻ cơ hội, sẽ nhanh chóng leo lên địa vị thống trị để tỏ rõ lòng tham của mình. Để thể hiện ước vọng cai trị của mình. Và thực tế đã diễn ra như những gì đã diễn ra ở VN và TQ trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. Xét cho cùng đó cũng là một điều tất yếu. trong khi đám đông được trao quyền dân chủ lại không biết thực hiện cái dân chủ đó như thế nào thì một trong những thành viên đại diện của đám đông đó sẽ phải nhanh chóng thực hiện cái vai trò mà cái vỏ là quyền lực của đám đông đó nhưng thực chất lại là bệ nguyên xi mô hình của cai trị phong kiến.
-        Bản thân những kẻ cầm quyền – người đại diện của đám đông cũng hoàn toàn hiểu rõ điều này. Họ hiểu quyền lực tối thượng của họ không khác gì quyền lực của ông vua phong kiến. cũng không phải không có người mong muốn đám đông cũng có quyền dân chủ, nhưng thực họ không biết làm thế nào. Không chỉ đám đông không biết sử dụng quyền dân chủ của mình mà cả những người đại diện cho đám đông, những kẻ cai trị thực sự, cũng không thực sự biết phải cho đám đông quyền dân chủ như thế nào. Chính họ cũng cần được học. cũng phải cần có nhiều thất bại mới có được kết quả. Đó là cách đóng học phí, mà trong lịch sử gọi là bài học lịch sử. Mà như ai đó đã nói bài học của lịch sử là không ai biết học bài học lịch sử. Điều đó có nghĩa là tất cả đều phải đóng học phí cho những thành công của mình.
-        Trong khi cnxh đưa ra được những phương sách về mặt lý thuyết rất có ý nghĩa, rất tiến bộ, nhưng tiếc thay nó không đi vào thực tế đúng như ý nghĩa của nó.  Sự tiến bộ của cntb đã tiến lên những bước dần dần qua thời gian. Cntb đi những bước vững chắc qua thời gian. Và đến nay, họ luôn lên tiếng chê bai, phê phán những nước họ cho là kém dân chủ hơn. Điều gì khiến cntb có thể tiến xa hơn trên con đường dân chủ? Do họ có mong muốn mạnh mẽ hơn? Do họ có sức mạnh hơn? Do họ có thể chế hợp lý hơn? Do họ có nền tảng xã hội dân sự lâu đời hơn? Do văn hóa, và sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân? Có lẽ là tất cả những cái đó gộp lại.
-        Ngày nay, khi mà cntb với ưu thế của mình đã thực hành được những hoạt động dân chủ trong đời sống cho đám đông thì đó chính là những giáo cụ trực quan rất dễ hiểu cho đám đông ở VN, TQ. Quả thực trong thời gian hơn nửa thế kỷ, đám đông ở VN đã có bước tiến rất dài về mặt bằng dân trí. Chính sự nâng lên về dân trí này đã cho phép họ nhận thức được những quyền dân chủ ở các nước phương Tây. Trước đây, nếu có được tiếp cận với dân chủ sớm thì trong tình trạng dân trí thấp, họ lại quay về với nếp nô lệ cũ mà thôi. Bây giờ thì khác, họ đã có khả năng nhận thức được, có thể áp dụng được, và hơn thế họ còn có thể dùng áp lực của mình để buộc các nhà lãnh đạo áp dụng dân chủ. Tức là họ biết cách, có năng lực để đòi quyền dân chủ. Trong thời gian vừa qua đã có nhiều ví dụ thể hiện điều này như việc chợ 19 tháng 12, việc công viên Thống nhất, việc Bauxit…
-        Sự tiến bộ của VN/TQ đã có thể thấy rất rõ trong những năm gần đây. Hàng loạt những văn bản luật pháp, quy định thể chế trong tất cả các lĩnh vực, các ngành. Khi bánh xe đã bắt đầu quay, nó sẽ tiếp tục quay với vận tốc càng ngày càng nhanh hơn. Chỉ trừ khi những người thúc đẩy nó lại lơ là, giảm nhiệt huyết, hoặc  những người cầm cờ lại hạ cờ xuống. Mà điều đó thì không, mong muốn có dân chủ đã tràn đầy trong những con người xã hội.
-        Lịch sử đã từng rất khác nhau giữa Đông và Tây. Cho dù xu hướng toàn cầu hóa có thúc đẩy sự xích lại gần nhau thì sự khác biệt sẽ vẫn là rất lớn và do đó cách thức tiến lên trên con đường dân chủ sẽ rất khác nhau giữa Đông và Tây. Đó là điều hiển nhiên. Không thể phê phán, không thể áp đặt. Vì thế, Việt Nam sẽ phải tự đi con đường của riêng mình.
-        ở VN hiện nay tình hình dân chủ, bình đẳng đã có được nhiều tiến bộ. Nếu xem xét kỹ hơn trên từng lĩnh vực thì có những lĩnh vực có được sự tiến bộ nhiều hơn, có những lĩnh vực ít hơn. Chẳng hạn quan hệ công quyền - người dân, hay là hành chính; quan hệ người dân trước pháp luật; quan hệ lãnh đạo - nhân viên trong cơ quan, công ty; quan hệ thày – trò trong nhà trường; quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân; quan hệ cha mẹ - con cái trong gia đình; quan hệ giới (trong công việc, ngoài xã hội, trong gia đình). Các quan hệ trên đều đã có những thay đổi tiến bộ. Chỉ riêng quan hệ giới, đặc biệt là quan hệ vợ - chồng là ít tiến bộ, hay thậm chí lại còn kém đi so với thời bao cấp. Trong 3 quan hệ dường cột trong xã hội trước đây của Khổng Tử: vua – tôi, cha – con, vợ - chồng thì có đến 2 quan hệ là trong gia đình. Mà cái quan hệ ngoài gia đình kia cũng được đặt ngang hàng với gia đình “tề gia” rồi mới đến “trị quốc”. Như vậy mối quan hệ trong gia đình trong đạo Khổng là rất quan trọng. Chính vì thế, mà mối quan hệ giới ở đây trong cái quan hệ vợ - chồng phải chịu dấu ấn nặng nề của Khổng Từ, và do vậy nó chuyển đổi rất khó khăn. Trong thời bao cấp, quan hệ vợ - chồng đã có những tiến bộ nhất định, nhưng cùng với sự quay lại của kinh tế thị trường thì những giá trị của Khổng Tử đã có cơ hội quay lại. Cùng với nó là sự quay lại của những thủ tục truyền thống về cưới xin, ma chay, cũng bái, tướng số… và sự quay lại những quy định truyền thống trong quan hệ vợ - chồng. điều đó giải thích vì sao khía cạnh giới trong quan hệ vợ - chồng trở thành khía cạnh kém tiến bộ nhất trong các quan hệ.
-        trong những luận thuyết của phương Tây nói về sự mù quáng của đám đông ngu dốt. nhưng ở VN không có gì giống như thế. Đám đông chưa hề được lên địa vị thống trị bao giờ. Cái địa vị đó chỉ có trên lý thuyết. Trên thực tế, họ vẫn là những người nô lệ. Cứ nhìn vào địa vị của những người nông dân ngu dốt trong những làng quê, trong thời kỳ HTX, hoặc những người CNVC thấp kém trong thời bao cấp thì thấy rõ địa vị nô lệ của họ như thế nào. Còn những vị trí lãnh đạo lớn nhỏ, do những thành viên của đám đông lãnh đạo độc đoán đảm nhiệm. Đó thực chất là những cá nhân ngu dốt leo lên tham gia vào đội ngũ lãnh đạo, hay đúng hơn là cai trị theo đúng mô hình phong kiến. Chỉ có điều không phải phong kiến tập quyền với 1 ông vua, mà là cả một Bộ chính trị – nhóm phong kiến độc quyền.

HN 28/4/2010

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một cách làm luật mới

Đặc khu kinh tế cần có đánh giá môi trường chiến lược toàn diện

Thủy điện 7 – Những bất cập và lợi ích nhóm