India’s Daughter - Bộ phim hay và ý nghĩa


Tuần trước bộ phim India’s Daughter đã được chiếu 1 buổi ở Viện Gớt. Một người trong đoàn làm phim đã đến Việt Nam để giới thiệu bộ phim. Bộ phim xoay quanh câu chuyện về một cô gái ở New Deli bị một nhóm thanh niên cưỡng hiếp. Việc này ngay lập tức đã gây ra làn sóng phẫn uất trong xã hội và các cuộc biểu tình lớn lập tức đã diễn ra. Ở Ấn Độ, hiếp dâm xảy ra khá nhiều. Và thường các nạn nhân đều giữ im lặng, vì phải bảo vệ danh dự của mình. Nhưng lần này, sự tàn ác đã vượt quá giới hạn chịu đựng. Sự phản ứng của xã hội rất lớn. Biểu tình đòi công lý liên tục diễn ra cho dù bị cảnh sát dẹp. Cô gái nạn nhân được bệnh viện cứu chữa, và sau đó đưa sang Singapore chữa. Nhưng cuối cùng không cứu được. Cô gái đã chết. Dư luận xã hội lại một lần nữa bị thử thách. Phẫn uất lại trào lên, đòi công lý. Các nhà lãnh đạo, những nhân vật danh tiếng cũng phải lên tiếng. Cuối cùng, tất cả đều thấy Ấn Độ cần phải thay đổi. Những ý kiến thay đổi về luật đã được đưa ra, và đang chờ phán quyết của Quốc hội.
 Bộ phim về rape ở Ấn Độ, nhưng nội dung thì có rất nhiều điều chung đáng suy nghĩ.

Một sự kiện gây chấn động xã hội thế thì phải đến đó để làm phim chứ!
Khi được hỏi về động cơ làm phim thì câu trả lời là những hành động rape có ở nhiều nơi trên thế giới. Đó là hành động tàn ác, vô đạo đức, phi pháp, ảnh hưởng lớn đến xã hội…. Nhưng ở những nơi khác nó bị “chìm” đi, bị bỏ qua, bị lờ đi. Chỉ có ở Ấn Độ thì nó gây bức xúc cao độ, và người dân đã đi biểu tình. Đã có những cuộc biểu tình lớn, kéo dài cả tháng trời. Vậy thì phải đến đó để làm phim chứ! Những sự kiện gây chấn động xã hội thật đáng để làm phim đúng không!

Làm phim về những quan điểm đa chiều xung quanh sự kiện
Cách nhìn nhận, phân tích sự kiện. Khi có sự kiện lớn diễn ra, việc chụp ảnh, quay phim thì có nhiều. Nhưng những người làm bộ phim này đã chọn một cách làm khác hơn. Họ phỏng vấn tất cả các bên liên quan, kể cả người gây ra tội ác. Mục đích là nêu ra những quan điểm, những suy nghĩ đa chiều, khác nhau của tất cả những người có liên quan đến sự kiện này. Họ không chỉ phỏng vấn gia đình, người thân, bạn bè, thấy giáo,… của người bị hại. Họ còn phỏng vấn các quan chức, những người nổi tiếng, những nhà khoa học, luật sư… Tức là họ nhìn câu chuyện như một vấn đề xã hội, và họ xem xét nó dưới nhiều góc nhìn, nhiều quan điểm khác nhau trong xã hội. Thật là một cách làm hay!

Xung đột xã hội và nhu cầu thay đổi
Rape đã gây ra xung đột xã hội. Trong xã hội luôn tồn tại xung đột. Người ta có những quan điểm khác nhau, trái ngược nhau về 1 vấn đề. Những xung đột đã khiến cho những người có quan điểm trái ngược bị đàn áp. Nhiều người đã e sợ. Nhiều người đã tìm cách né tránh, bỏ qua. Trước đây các nạn nhân đều phải che giấu danh tính, giữ im lặng, bị cô lập… Nhưng nay xã hội đã nhận thức được, và họ không im lặng nữa. Mọi người đã cùng nhau lên tiếng. Sự thay đổi đã dẫn đến các nhà lãnh đạo, những người nổi tiếng cũng đã phải nói rằng: đã đến lúc phải thay đổi.
Cuộc tranh luận về sự khác biệt về quan điểm vẫn còn kéo dài từ năm 2012 đến nay, và vẫn chưa ngã ngũ. Họ muốn có những thay đổi trong khía cạnh luật pháp về tội danh rape. Nhưng vẫn còn đang trong quá trình tranh luận. Dự kiến đến giữa năm 2015 sẽ có một cuộc thảo luận cụ thể và sẽ có quyết định.

Làm phim về sự biến đổi xã hội là một nhu cầu
Khi hỏi về nguồn kinh phí từ đâu thì cô trả lời rất đơn giản: tự bỏ tiền ra làm phim. Ban đầu họ có ít tiền thì họ làm ít theo kinh phí đó. Sau đó, họ được tài trợ của BBC, và họ làm rộng thêm. Rồi họ xin được tài trợ tiếp, và bộ phim có thêm nhiều thông tin khác, cả những số liệu thống kê trên toàn thế giới. Như vậy chuyện làm phim đã thực hiện theo đúng nguyên tắc đầu tư. Khi họ tạo được danh tiếng thì họ xin được tài trợ. Ở Việt Nam có câu “xem giỏ bỏ thóc”.

Vượt qua e ngại, tin vào việc mình làm
Khi được hỏi về sự e ngại khi làm phim về vấn đề “nhạy cảm” câu trả lời là trong không khí phấn khích của xã hội Ấn Độ lúc đó, trong sự hỗ trợ tinh thần từ phong trào biểu tình và những người liên quan thì họ cũng ít thấy e ngại. Mặc dù họ luôn tự bảo, cần cảnh giác, chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra đâu. Nhưng họ luôn có niềm tin. Họ tin rằng mình làm việc đúng. Họ luôn thấy rằng cần làm gì đó vì người bị hại. Vì xã hội tốt đẹp hơn. (Thế thì họ là người cống hiến rồi còn gì).

Luôn có cách để vượt qua khó khăn
Khi nói về những khó khăn khi làm phim thì họ kể ra nhiều, và rất thú vị. Khó khăn nhất là xin phép vào tù để phỏng vấn thủ phạm đang bị giam giữ chờ ra tòa. Họ đã tìm được cách xin được giấy phép. Lời giải thích là: ở Ấn Độ, khi có 1 mói quan hệ nào đó thì có thể làm điều mình muốn. Nhưng khi vào đến trong tù thì họ luôn luôn được 6 người quản giáo kèm sát, và cố ngăn cản cuộc phỏng vấn. Rất may là người đạo diễn là một tay thuyết khách tuyệt hảo. (người được cho rằng có thể thuyết phục mọi đối tượng, kể cả người khó nhất). Lý luận của đạo diễn là: có thể việc làm phim này không đem lại hiệu quả gì. Cứ coi người bị hại là người thân của mình. Nếu mình không thể ngăn cản tất cả, thì để cho một vài người khác không bị hại nữa thì cũng là tốt rồi. (thật là đáng thuyết phục đúng không. Mọi hành động làm thay đổi đều khó như “chấu chấu đá xe”. Và mọi hành động thay đổi đều bắt đầu bằng lập luận: ít ra cũng giúp được một chút nào đó). Bộ phim đã bị cấm chiếu ở Ấn Độ. Lý do nhà cầm quyền đưa ra là bộ phim làm hỏng hình ảnh của đất nước Ấn Độ.

Mức độ ảnh hưởng của bộ phim
Việc làm phim không chỉ là lưu lại, ghi lại những hình ảnh về sự kiện. Lưu giữ những gì đã diễn ra, mà còn phỏng vấn những quan điểm, suy nghĩ của các bên. Hiệu ứng hình ảnh đã hỗ trợ cho những sự kiện và quan điểm. Bộ phim đã tạo ra được một tác động lớn, làm lay động lòng người. Gây chấn động. Và khiến người ta suy nghĩ về những thay đổi cần có.

HN 18/4/2015
  



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đặc khu kinh tế cần có đánh giá môi trường chiến lược toàn diện

Thủy điện 7 – Những bất cập và lợi ích nhóm

Rượu lược vàng chữa nhiệt miệng hiệu nghiệm