Đặc khu kinh tế cần có đánh giá môi trường chiến lược toàn diện



Đặc khu kinh tế cần có đánh giá môi trường chiến lược toàn diện

Về đặc khu kinh tế, có thể lấy ví dụ về đánh giá tác động môi trường (các chuyên gia ngồi hội đồng đánh giá môi trường chiến lược có thể cho thêm ý kiến).
Việt Nam hiện nay mỗi công trình lớn đều có đánh giá tác động môi trường (ĐTM), công trình lớn nữa thì có đánh giá môi trường chiến lược. Đó là quy định bắt buộc, và ngày càng chặt chẽ. Ví dụ trong hội đồng ĐTM về nhà máy thủy điện có nhiều chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau. Chuyên gia về thủy văn thì nói về tiềm năng nguồn nước và những nguy cơ về lũ lụt, hạn hán. Chuyên gia về địa chất, và an toàn đập thì nói về khả năng về địa chất và sự an toàn cũng như những nguy cơ của đập. Chuyên gia về sinh thái và đa dạng sinh học thì nói về những nguy cơ tác động ảnh hưởng đến hệ sinh thái và rừng, và những giá phải trả khi phá rừng làm thủy điện. Chuyên gia về xã hội thì nói về những tác động đến sinh kế và văn hóa, lối sống của người dân, về những cái giá phải trả khi tác động đến đời sống, sinh kế, truyền thống văn hóa. Sau khi phân tích các mặt được, mất, hội đồng sẽ cân nhắc và bỏ phiếu. xin mở ngoặc là các thành viên hội đồng cũng chịu áp lực từ các bên liên quan. Dự án càng lớn thì càng áp lực.
Vậy thì với đặc khu kinh tế, tầm ảnh hưởng và tác động của nó ai cũng biết là rất lớn. Với một chiến lược lớn như thế, không thể nói làm là làm ngay. Chắc chắn phải có nghiên cứu phân tích của các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau. Bao gồm các chuyên gia trong các lĩnh vực về kinh tế và tài chính, quy hoạch và hạ tầng, thể chế và chính sách, tài nguyên và môi trường, văn hóa và xã hội ... Tất nhiên phải bao gồm cả chuyên gia trong nước và quốc tế.  Nội dung đánh giá chiến lược này cần được công khai để toàn dân biết, và đặc biệt là các chuyên gia trong các lĩnh vực biết và có tiếng nói phản biện. Những ý kiến phản biện chuyên gia không thể nói vo được, mà phải dựa trên các nghiên cứu, các kinh nghiệm thực tế, các bằng chứng cụ thể. Và tất nhiên, phải có phân tích logic, và có phản biện rộng rãi. Như trên đã nói, tầm dự án lớn thế này chắc chắn áp lực, nhóm lợi ích sẽ rất lớn. Đây thực sự là một cuộc chiến.
Chúng ta có khá nhiều kinh nghiệm thất bại, thất thoát trong thời gian qua. Nếu chúng ta không thay đổi, nếu không nghiêm túc phản biện thì lại thêm một món nợ khổng lồ cho con cháu. và vn mãi mãi tụt hậu. Chẳng so được với cả Lào, Cam. Điều này chắc là mong muốn của Tàu Khựa.
HN 31/5/2018

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thủy điện 7 – Những bất cập và lợi ích nhóm

Đấu tranh bất bạo động rồi đi đến đâu?