Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2014

Các kịch bản / version cho quy hoạch các trường ĐH

Chà, chủ đề của Loan hấp dẫn quá cơ. Không thể không buông vài lời vớ vẩn. ….. Ý kiến của em Loan đây: Noda Campus là một trong 4 campus của ĐH Khoa học Tokyo (Tokyo University of Sciences), nằm cách trung tâm Tokyo chừng 1 tiếng rưỡi đi tàu (mình ước tính chắc khoảng cách chừng 50 - 60km). TUS là một trường đại học tư rất có uy tín về khoa học, lấy hoạt động nghiên cứu là đầu tàu cho hoạt động giảng dạy và đào tạo. Đương nhiên mối liên hệ giữa các phòng nghiên cứu, các khoa, viện thuộc trường với Chính phủ và khu vực tư nhân rất khăng khít, chặt chẽ, hiệu quả. Nhờ có như vậy   TUS mới có đủ các nguồn kinh phí để vận hành… Ở Noda Campus này có nhiều cơ sở nghiên cứu, trong đó có Khoa CN sinh học và hóa dược và Trung tâm nghiên cứu an toàn hỏa hoạn quốc tế (nơi sở hữu 1 phòng thí nghiệm về hỏa hoạn tiên tiến số 1 thế giới…).   Well… Nhưng điều mình muốn nói là … những cái second, third, fourth campusé này … ở TUS hay ở Todai, hay ở khá nhiều trường đại học khác … đều có vấn đề

Quy hoạch, kiến trúc và văn hóa du kích

Trước hết, xin lỗi các nhà quy hoạch, kiến trúc. Việt Nam mình bị kêu nhiều về chuyện quy hoạch, chuyện kiến trúc. Xin kể câu chuyện mà tôi thấy nó giống trinh thám An Nam. Có lần đi thăm người quen ốm nằm ở bệnh viện quân đội (chẳng nói tên nhưng mô tả thì mọi người cứ đoán nhé). Đi vào cổng là đã thấy như đi hoạt động cách mạng rồi. Cả một khu sân và sảnh rộng thênh thang nhưng hàng rào che chắn ngang dọc. Vừa đi vừa nhìn, quan sát mà trong lòng cứ nghi nghi hoặc hoặc vì không biết lối đi ở đâu. Nhưng vẫn cứ phải bước tới vì phía trước thấy có người đi. Và nghĩ bụng nếu mình dừng lại, bối rối, không biết đi thế nào thì anh bảo vệ ở cổng sẽ cười mình vì… nhát không dám đi vào. Đi tiếp thì ôi, may quá, có một khe nhỏ giữa 2 hàng rào, khoảng 2-3 người đi lọt. Đi qua khe ngoài cổng thì vào đến lối đi như một cái hành lang rộng và dài. Xung quanh, trên dười thì chi chít những bảng, biển đề các loại hướng dẫn. Nhưng rồi ai cũng phải bối rối với đống hướng dẫn đó. Người nọ nhìn người

Sự lớn mạnh của xhds Việt Nam

Nói về sự lớn mạnh của NGO Việt Nam cũng tức là nói về sự lớn mạnh của xhds, của dân chủ ở Việt Nam. Trước thời kỳ Đổi Mới, việc định ra phương hướng phát triển cho đất nước hoàn toàn chỉ do BCT quyết định. Nói đúng ra là do BCT Việt Nam cùng với BCT của “các nước anh em”. Sau thời kỳ Đổi Mới, vai trò của “các nước anh em” có đôi chút giảm đi. Đồng thời, vai trò của “những nước tài trợ” ngày càng mạnh lên. Nói xa một chút: Những nước tài trợ khi họ bỏ tiền ra thì tiếng nói của họ có trọng lượng hơn. Lãnh đạo Việt Nam phải nghe họ nhiều hơn. Trong các cuộc họp, hội thảo cấp cao thường xuyên có những cuộc tranh luận giữa các cấp lãnh đạo Việt Nam với phía nhà tài trợ. Phía Việt Nam những năm đầu thì nghe nhiều hơn. Việc nghe nhiều hơn một phần vì lúc đó đói quá, cần tiền; một phần vì thói quen nghe chỉ đạo từ “các nước anh em” rồi. Dần dần, phía Việt Nam cãi nhiều hơn. Việc cãi nhiều hơn là vì một phần phía các nhà tài trợ có sân chơi dân chủ hơn; một phần ít lệ thuộc hơn vào “các n

TTg và cụ Khiêu

Nhân việc TTg tặng cụ VK câu đối, xin có vài điều bình luận. Trước hết về câu đối. Khi đọc câu đối, em là người chẳng hiểu gì về câu đối, nhưng cũng luận ra được sự lố bịch ở trong đó. Vì sao lại nói là lố bịch thì ở dưới em sẽ nói rõ hơn. Tuy nhiên em không ngạc nhiên gì về cái câu đối và sự lố bịch đó. Vì sao? Vì em và những ai làm ở KHXH thì sẽ hiểu, và chẳng ngạc nhiên. Trong giới KHXH mọi người cũng đã không đánh giá cao ông Vũ Khiêu. Ông vốn là nhà khoa học, nhưng là khoa học tuyên giáo. Nói thế chắc anh hiểu. Đã từng có thời ở ta đội ngũ khoa học tuyên giáo này là lực lượng chủ lực, đặc biệt trong KHXH. Trong giới KHXH, cụ so với ông Tương Lai thì thật không thể so được. Ông Tương Lai lúc đương chức cũng có nhiều ý kiến, nhưng ngay những người trong Viện cũng phải thừa nhận ông đã có tầm nhìn xa trông rộng, có công tạo dựng nên danh hiệu xã hội học, và đào tạo ra đội ngũ khoa học của Viện mà đến nay vẫn được gọi là thế hệ vàng. Còn uy tín của ông TL bây giờ thì mọi người cũ

Thám hiểm Nam Cực, chuyện ODA và biến ước mơ thành hiện thực.

Cách đây 4 năm, năm 2010, trong lúc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang chìm sâu, mình ngồi nói chuyện với người Nhật về chuyện giao lưu văn hóa. Nói nhiều thứ, trong đó có nói đến chuyện người Việt ít biết về văn hóa Nhật. Trong khi người Việt đang được / bị Tây hóa, Tàu hóa, và bây giờ là Hàn hóa thì văn hóa Nhật lại ít được biết đến. Mình thấy văn hóa Nhật có những điểm hay mà người Việt có thể tiếp thu, học hỏi. Bên cạnh những sản phẩm Nhật như Toyota, Sony, Ajinomoto…, bên cạnh những lớp học tiếng Nhật, những quán ăn Nhật, những hội chợ hoa anh đào…, thì còn một cách nữa là phim ảnh. Mà mình nhấn mạnh vào phim truyền hình. Vì đó là cách quảng bá rộng rãi nhất. Mà không chỉ phim truyện còn cả phim tài liệu nữa. Ở bên Nhật mình được xem những  phim trên truyền hình và đã ước mơ rằng người Việt Nam có thể được xem những phim đó.  Mình cũng nói rằng sự khác biệt giữa phim Nhật với phim trên HBO, Start Movies ở chỗ nếu xem phim Mỹ thì đó là thứ không có thật trong xã hội Mỹ, còn trong p

Việt Nam- thời hậu chiến kéo dài đến bao giờ?

Trong phim Thám hiểm Nam Cực của Nhật. Ngay đầu phim có 1 câu nói ngay vào người Việt Nam: bao giờ thì kết thúc thời kỳ hậu chiến? Khi mà cái gì cũng đổ tại cho chiến tranh. Cái gì cũng lấy lý do thời hậu chiến không có tài chính để làm. Một người học trò đã hỏi thầy như vậy và thầy đã trả lời: "Chính chúng ta hãy chấm dứt thời kỳ hậu chiến từ hôm nay. Hãy biết ước mơ". Ước mong đi Nam Cực vào thời điểm đó quả là một ý định điên rồ. Nhưng thực hiện ước mơ đó là cách để thế giới biết đến người Nhật là thế nào. Bằng cách đó chấm dứt thời kỳ hậu chiến. Cũng giống như các bạn sinh viên HongKong chiếm khu trung tâm nói rằng họ không muốn để việc hôm nay cho thế hệ sau làm. Họ phải làm ngay hôm nay. Cũng như là đội tuyển Việt Nam đi ASIAD xếp thứ 4 từ dưới lên với duy nhất 1 huy chương vàng. Và người lãnh đạo đoàn ngại không muốn nói đến từ thất bại. Trong khi đó đoàn Indo đứng trên ta 3 bậc thì thản nhiên nói rằng chúng tôi đã thất bại. Họ kỳ vọng và họ mong đạt nhiều hơn th

Những quan điểm vĩ đại dạy dỗ đứa trẻ sơ sinh

Những quan điểm vĩ đại dạy dỗ đứa trẻ sơ sinh Trong họ có 1 đứa trẻ mới ra đời. Thế là các chuyên gia cao cấp được dịp đưa ra những quan điểm về nuôi trẻ. Hóa ra là có một cách nuôi trẻ dựa trên một quan điểm rằng về nguyên tắc đứa trẻ sẽ không ngoan. Vì vậy phải đưa ra những cách thức để “rèn luyện” và “đưa nó vào khuôn phép”. Nghe đã thấy mùi áp đặt. Đó là với đứa trẻ mới được sinh ra, chưa đầy tháng đấy. Nếu nó lớn hơn thì khả năng hư hỏng của nó sẽ lớn hơn và do đó nó sẽ cần phải áp dụng “khuôn phép” nhiều hơn. Cụ thể là đứa trẻ sẽ được cho là sẽ hư, hay khóc, hay đòi bế, hay bám mẹ… Vì vậy giải pháp là mẹ không được bế con nhiều, nó sẽ ám hơi mẹ. (cái này nghe có vẻ có lợi đây. Vì mẹ sẽ được nhàn. Sẽ có người gánh đỡ việc bế con). Nhưng về nguyên tắc đứa trẻ phải tự nằm, không được bế nhiều. Nếu ai bế thì sẽ được nhắc là không được bế nhiều. Trẻ sẽ hư. Đứa trẻ cũng được giả định rằng sẽ hư. Sẽ đòi ăn liên tục. Ăn không theo bữa. Và giải pháp đưa ra là nó sẽ được ăn theo giờ,