CSGT và sự vô cảm


Anh CSGT nhảy lên và đạp vào người đang đi xe máy tốc độ cao. Anh ngăn chặn vi phạm luật lệ giao thông với mục đích là bảo đảm an toàn cho người đi đường. Nhưng chính hành vi của anh là không an toàn, đã làm nguy hiểm đến tính mạnh của người đi xe. Anh đã đạp vào xe họ, và 2 người cùng với xe đã ngã nhào. Tôi không biết mọi người nghĩ sao, nhưng với 2 người bị đạp vào xe và ngã nhào chắc lúc đó đã nghĩ đến cái chết. Không biết anh CSGT đã giữ an toàn ở đâu, chứ như thế này thì cầm chắc cái chết cho người nào đi gần đó. Không biết mọi người nghĩ gì khi hàng ngày đi ra đường mà gặp phải những anh CSGT có những hành vi hồ đồ, nguy hiểm thế này? Không hiểu anh CSGT đã nghĩ gì về hành vi nguy hiểm của mình? Nếu anh nhận ra hành vi của mình là nguy hiểm thì chắc là anh phải có lời xin lỗi ngay. Giống như những người đi ngoài đường, lỡ va chạm, lỡ cản trở người khác thì có lời xin lỗi. Nhưng cũng có người không biết xin lỗi (loại người này cũng là một bộ phận không nhỏ). Thậm chí có những người không xin lỗi mà còn bực tức, chửi bới (cũng là bộ phận không nhỏ). Vậy trong trường hợp này, anh CSGT của chúng ta thuộc vào loại nào trong số những bộ phận nhỏ và không nhỏ đang tham gia giao thông? Nếu anh CSGT còn chút tình người, còn biết nghĩ đến những người đi đường, thì chắc anh sẽ biết xin lỗi.

Có thể anh CSGT đã làm đúng quy trình, nhưng anh có nghĩ đến sự nguy hại anh gây ra cho người đi xe hay không? Không biết từ bao giờ chúng ta thấy xuất hiện và quen với việc sử dụng từ “đúng quy trình”. Từ bao giờ người ta mang cái “đúng quy trình” ra để biện hộ cho việc làm của mình mà không tính đến tác động của hành vi đó. Cái “quy trình” đó nó có thể bảo vệ cho ai đó tránh khỏi trách nhiệm với người bị hại. Ai đó có thể an toàn nhờ cái “đúng quy trình”. Còn người bị hại thì bị thiệt mà không đòi được công bằng. Thật ra bên thiệt hại không chỉ là người bị hại mà là toàn xã hội. Những giá trị của xã hội bị ảnh hưởng, bị trà đạp. Khi sự công bằng và tình người bị thua cái “đúng quy trình” thì giá trị của xã hội chẳng còn gì. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đặc khu kinh tế cần có đánh giá môi trường chiến lược toàn diện

Thủy điện 7 – Những bất cập và lợi ích nhóm

Đấu tranh bất bạo động rồi đi đến đâu?