Câu chuyện làng chài
Cá chết vì đâu
Sau vụ cá chết nếu ai
tình cờ muốn vào
làng cá thì quả là một việc khó
khăn. Khi có người lạ đến, nếu vượt qua được sự kiểm soát
của
chính quyền và
công an (có nghĩa là phải được cho phép mới vào được) thì
sẽ vấp phải sẽ
phản ứng của dân
làng. Hàng loạt câu hỏi nghi
vấn được đặt ra với người lạ. Người đi
dò xét? Người đi
tuyên truyền, vận động? Người đi xử lý hậu quả? Là gián
điệp Tàu?
Mỗi người lạ đều phải nhận tất cả những dấu hỏi
trên. Thế đủ thấy người dân
hoang mang, lo lắng như thế nào.
Trong câu chuyện, dù
nói về những
chuyện nào
khác, chẳng
liên quan gì đến cá,
nhưng rồi thế nào
cũng lại nói về nỗi lo lắng mưu sinh.
Nhà nước hỗ trợ 15kg
gạo/người – tháng.
Đó là hỗ trợ thiên
tai. Nhưng cái
người đang
có công, có việc,
đang ăn nên làm ra, bây giờ ngồi chờ 15kg
gạo. Chúng ta nghĩ gì trong hoàn cảnh này? Điều họ quan tâm là
cá chết vì
đâu. Điều quan
tâm lớn hơn nữa là
bao giờ biển sạch.
Bao giờ biển lại
có nhiều cá.
Nhìn những người ngồi thẫn thờ, cái
nhìn vu vơ, vô định.
Như một bức
tranh tĩnh lặng mà
tiếng kêu
thấu trời.
Cá chết đi đâu
Cá biển đánh
lên họ thu gom và bán cho thương lái. Cá đông lạnh chở đi
các vùng buôn bán cá đông lạnh, và đi vùng làm mắm ở Nha
Trang. Khi cá chết hàng
loạt, có chỉ đạo từ trên,
Đoàn thanh niên xung kích chịu trách nhiệm đi thu gom và
đem đi chôn. Họ chôn ở nơi xa nước để tránh
bị sóng đánh trôi xuống biển. Khi
hỏi về thông
tin này, những người kể chuyện nhìn
nhau và họ đồng
thanh trả lời. Câu
trả lời như là một khẩu lệnh.
Ở đây họ nuôi cá
lóc bằng cá
biển. Cá
biển nhỏ, không
bán được thì
họ làm thức ăn
cho cá lóc. Khi đánh bắt được nhiều cá thì
họ giữ đông
lạnh để khi động trời, không
đánh bắt được thì mang
ra cho cá lóc ăn. Trước khi
cá chết hàng
loạt, người dân
thấy cá
chết vẫn bắt về ăn. Họ
còn lấy cá
biển cho
cá lóc ăn.
Khi hết cá dự trữ thì họ
mua cá biển về nuôi
cá lóc. Cá biển đông
lạnh làm thức ăn
cho cá lóc thường mua
từ các
vùng xung quanh có tàu lớn đi đánh khơi xa. Khi cá chết hàng
loạt, làng chài nghỉ đi biển. Họ
phải mua
cá biển từ nơi khác về cho
cá lóc ăn. Hỏi thì
họ cũng chỉ biết mua
thôi chứ chẳng biết nguồn gốc. Ai
mà đi hỏi nguồn gốc thức ăn cho
cá lóc cơ chứ.
Sau vụ cá chết, ngư dân đã đi đánh bắt trở lại.
Nhưng người Việt không
thu mua cá. Chỉ có người Tàu.
Từ mấy năm
nay người Tàu
đều mua
cá rất nhiều. Từ khi
cá chết, người Tàu
vẫn mua
đều.
Đánh được bao
nhiêu họ đều mua
hết, cho
dù người Việt không
mua. Người Tàu
mua những cá
ngon như cá phèn, cá ong,
cua, ghẹ, mực… Bây
giờ giá
cá thấp, người Tàu
lại càng mua. Không biết người Tau
thu mua đem đi đâu? Việc người Tàu
thu gom cá Việt Nam có
lẽ chính trên vùng biển của họ
cũng đã bị ô nhiễm và
khan hiếm cá.
Cá chết người đi đâu
Mùa hè là mùa đi
biển. Những năm
vừa qua,
điều kiện kinh
tế phát
triển số lượng tàu
thuyền đã
tăng lên. Người dân
đã có thu nhập từ đánh
bắt. Họ
nói với vẻ vui mừng: nếu cứ tiếp tục
như vậy, chẳng mấy năm
nữa, đời sống
chúng tôi sẽ khá lên. Nhưng rồi, giọng họ chùng
xuống: Vụ
cá chết làm
chúng tôi điêu đứng. Không
biết sống ra
sao nữa. Tưởng đã
thoát khổ rồi. Giờ khéo
lại quay lại khổ như xưa.
Ngư dân đã bắt đầu đi
đánh bắt trở lại.
Nhưng sản lượng thấp, cá
nhỏ, và
giá bán rất thấp. Thu
nhập thấp đi
mà vẫn phải chi
phí (tiền
xăng, tiền ngư cụ,
tiền đá
giữ đông
cá, tiền công…)
Ngư dân còn tiếp tục
khó khăn nữa.
Dân làng chài
nghèo lắm. Trước đây
vì nghèo mà họ bị cả xã hội coi
thường. Có
cô nữ hộ sinh
đi ra ngoài học. Cô nói: tôi vào lớp mà họ bảo tránh ra không
thôi mùi cá thúi. Tôi bảo: tôi tắm sạch rồi, tôi
mặc áo
blu rồi mà.
Họ bảo: tắm cũng
không hết mùi
cá thúi. Cô buồn bảo: họ
khinh tôi dân biển.
Vài năm gần đây,
họ có thu nhập khá
hơn từ biển. Họ
lại có thu nhập từ du lịch
nữa. Mùa
hè khách đến các
bãi biển. Đã
có con gái trong “vùng giữa” (đó là cách gọi vùng đồng bằng trồng
lúa) ra làm dâu vùng biển. Và cũng có nhiều hơn gái vùng biển đi
làm dâu “vùng giữa”. Nhưng hy
vọng bớt bị
khinh vì nghèo lại bị chìm xuống cùng với vụ cá chết.
Dân làng chài đi
làm ăn xa nhiều lắm. Nhà
nào cũng có người đi
vào Nam làm ăn. Tùy theo mùa vụ tỷ lệ đi chiếm từ 30% đến 50%
dân số của làng.
Người đi
chủ yếu là
thanh niên. Có một số phụ nữ trung
niên cũng đi. Họ đi giúp việc gia đình. Tiền họ tích cóp được là một nguồn đáng
kể để phát
triển kinh
tế ở nhà
(xây nhà, mua sắm, đầu tư chăn nuôi…).
Khi mùa đánh bắt hoạt
động tốt, cho
thu nhập thì
lượng người đi
làm ăn giảm đi.
Người già
đang hy vọng nghề biển phát
triển để con
cháu họ được ở nhà,
đỡ phải đi
xa. Làng đỡ vắng người. Những
công việc nặng còn
có người gánh
vác. Những lúc
bão lũ còn có sức người chống đỡ. Bây
giờ, cá
chết, chắc họ lại
tiếp tục
đi xa kiếm ăn.
Làng lại càng vắng vẻ.
Trên thế giới có
những cái
“làng ma”. Đó là những cái
làng khó kiếm sống, người dân
phải bỏ đi
làm ăn xa. Những cái
làng chài này giờ lại
càng vắng vẻ. Chỉ còn
ông bà già và lũ trẻ con ở lại. Ra
ngoài thì nhiều người Tàu.
Người Tàu
là thương lái đi thu
mua. Biển thì
thưa bóng
thuyền. Ngoài
khơi thì thuyền Tàu
lượn lờ uy hiếp. Làng ma nhiều lên thì ai bảo vệ bờ biển.
HN 1/7/2016
Nhận xét
Đăng nhận xét