Khủng bố ở Nice, Pháp và câu chuyện về nguyên nhân sinh ra khủng bố
Sau cuộc khủng bố ở Nice cuộc tranh luận lại tiếp
tục. Cuộc tranh luận này quá khó, và kéo dài vô tận. Ủng hộ bên khủng
bố>< ủng hộ bên bị khủng bố.
Ngày 11/9/2011 chắc mọi người đều chứng kiến cuộc
tranh luận tương tự. Lúc đó chính tôi đã ngạc nhiên khi nhìn thấy những người
khóc thương cho nạn nhân người Mỹ. Lúc đó tôi đã cảm thấy (không phải nghĩ, mà
cảm thấy) xót thương cho những nạn nhân chiến tranh VN. Tôi đã nghĩ, số nạn
nhân VN chắc chắn nhiều hơn rất nhiều nạn nhân của khủng bố 11/9. Nhưng người
VN không có giá nên không được cả thế giới khóc thương như thế giới khóc người
Mỹ. Đúng là đẳng cấp vẫn hơn. Và lúc đó tôi đã nghĩ rằng bọn khủng bố là tàn
ác, nhưng nguyên nhân vì đâu đến nỗi họ phải khủng bố? Họ khủng bố tức là họ
chấp nhận cái chết (hi hi, giống các chiến sỹ của ta ôm bom ba càng quá nhỉ).
Phải chứa chất căm thù lắm họ mới hy sinh tính mạng như vậy. Người MỸ đã làm
gì??? Người Mỹ không hẳn là vô can. Câu tương tự cũng dành cho người Pháp hôm
nay. Ta hay có câu “ai gây nên nghiệp chướng’.
Chính những nước lớn hơn phải nhìn nhận lại cách
hành xử của mình. Tôi nói là nước lớn hơn có nghĩa là cả những nước nhỏ cũng có
thể hành xử bất công với nước nhỏ hơn mình. (nói thế này tôi đoán mọi người cũng
đang nghĩ đến ai rồi. Xin mọi người cứ tự nghĩ theo cách riêng của mình đi.).
Chính những nước hành xử bất công với nước nhỏ hơn mình, gây nên oán thù, và
đang gieo mầm họa cho chính họ và cả thế giới.
Phải nói thêm phần tiếp theo cho nó trọn vẹn ý. Sau
ngày 11/9 năm đó, những sự kiện khủng bố liên tiếp diễn ra. Hình như khủng bố
gia tăng theo cùng cấp độ với hoạt động chống khủng bố. Dường như cách hành xử
của thế giới chúng ta đang đi vào bế tắc. Đã có ai đó nói rằng bạo lực đẻ ra
bạo lực. Bất công đẻ ra bất công. Các tôn giáo cứ nói đến lòng bao dung, đến
lòng nhân ái, nhưng tôi chẳng tin. Nếu đó là giải pháp thì chắc nó đã có hiệu
quả từ lâu rồi, chứ chẳng phải đợi mấy nghìn năm lịch sử nhân loại các cuộc
chém giết nhau vẫn tiếp tục giết nhau. Nhưng rồi gần đây, ngày càng người ta
càng nói đến Bất Bạo Động, ngày càng nói đến giải pháp kiềm chế xung đột, giải
quyết tranh chấp bằng giải pháp hòa bình. Tôi nghĩ rằng những triết lý hòa bình
của các tôn giáo có vẻ đang được triển khai theo một cách mới, hiệu quả hơn. Và
cái gì mới cũng rất khó, và cần thời gian để cộng đồng có thể hiểu và áp dụng.
Và đây lại là cộng đồng thế giới, cộng đồng khổng lồ, thì lại càng cần thời
gian rất lâu để mọi người hiểu, và lan tỏa. Trong thời gian đó thì... khủng bố
vẫn tiếp tục.
Nghe có vẻ bi quan. Nhưng hình ảnh các nguyên thủ
quốc gia tham gia tuần hành sau vụ khủng bố ở Paris tháng 11 năm ngoái là một
hành động tuyệt vời. Thực ra là quá tuyệt với. Nó biểu thị rằng: 1) không sợ
khủng bố. Đương nhiên rồi. Không ai sợ. (Nhưng thực tế chắc nhiều người rất
sợ).2) Đoàn kết bảo vệ nền tự do, dân chủ tiến bộ. Sau cuộc khủng bố, có xu
hướng muốn chống khủng bố bằng những hoạt động kiểm soát, giảm những quyền tự
do cá nhân. Nhưng quyền tự do cá nhân đối với người Pháp và châu Âu có vẻ còn
quan trọng hơn là sự đe dọa của khủng bố. (cũng giống người VN "Tổ quốc
hay là chết"). Bởi vì cái quyền tự do đó họ đã mất công đấu tranh cho nó
hàng mấy trăm năm. Họ hiểu giá trị của nó. Và họ không thể nhân nhượng chỉ để
được an toàn khỏi khủng bố. Câu chuyện về vụ những tranh biếm họa của Charlie
Hebdo là ví dụ rất thú vị về cách người ta bảo vệ những giá trị của tự do.
Tóm lại người Pháp đã tôn thờ Tự Do - Bình Đẳng -
Bác Ái. Họ đã làm được rất nhiều cho xã hội của họ. Nhưng không làm được mấy
cho những xã hội khác, đặc biệt là thuộc địa. Tức là họ không được công bằng
cho lắm (chả riêng gì Pháp hay Mỹ hay ai ai, tất cả chỉ vì bất công mà gây nên
oán thù). Giờ đây, nếu thế giới tôn thờ thêm cái Bất Bạo Động cùng với Tự Do -
Bình Đẳng - Bác Ái + Công Bằng thì sẽ giảm được sự khủng bố. Nghe như là chế độ
Cộng Sản í nhỉ. Nhưng những xã hội văn minh ở Bắc Âu họ đã làm được rất nhiều
rồi còn gì.
Chúng ta đành phải sống bằng niềm tin vậy nhỉ.
Tôi dành những dòng này để tỏ lòng tiếc thương cho
những nạn nhân vô tội ở Nice.
HN 16/7/2016
Nhận xét
Đăng nhận xét