Câu chuyện về kiểm soát ô nhiễm nước


Hôm qua ở hội thảo đã được nghe nhiều bài hay, trong đó có phần trình bày của anh Phạm Anh Tuần. Công khai thông tin. Có nhiều ý khá hay.

- Mục tiêu thiên niên kỷ và sức ép từ các chỉ số xuất khẩu là những thứ buộc các ngành nông nghiệp VN phải giảm sản phẩm độc tố, tiến tới sản xuất sạch.

- Ngành trồng trọt đã gây ô nhiễm nước (thuốc sâu, phân bón...) gây hại đến ngành thủy sản là ngành sử dụng nước.

- Vấn đề của kiểm soát ô nhiễm nước công nghiệp (không chỉ Formosa) là giám sát xả thải và công khai thông tin.

- Giám sát xả thải hiện nay chỉ mới nói đến các chỉ tiêu bắt buộc phải tuân thủ, nhưng ko có giải pháp ai sẽ là người thực hiện. Thực tế cho thấy các vụ việc đều do người dân phát hiện ra. Vậy giám sát phải dựa vào cộng đồng và các hiệp hội nghề nghiệp. Không một nhà nước nào có đủ lực luọng và ngân sách để rải đội quan ra giám sát hết mọi nơi. Chỉ có người dân cộng đồng mới là tai mắt giám sát tôt nhất. 


- Thông tin công khai, minh bạch và kịp thời. Không công khai, minh bạch thông tin thì cộng đồng hay ai thì cũng chẳng thể giám sát được. Không công khai thông tin thì sẽ chẳng thể có giải pháp để bảo vệ. (sau 3 tháng mà chẳng biết chuyện gì xảy ra thì người bị hại chính là ngành du lịch, và tiêu thụ hải sản. Vấn đề là thông tin, chỉ số xét nghiệm chất lượng chứ không phải là mấy ông lãnh đạo đi tắm biển, ăn cá). Hôm qua có bài trình bày của phó khoa du lịch ĐHQG (TS Nguyễn Quang Vinh). Anh này tuyên bố nếu có thông tin cụ thể, chúng tôi sẽ có giải pháp để bảo vệ ngành của mình. Không có thông tin, mất lòng tin khách hàng là mất hết.


- Trách nhiệm cao nhất thuộc về là lãnh đạo địa phương. Họ phải có trách nhiệm bảo vệ địa phương mình. Họ phải có quyền "say no". Khi xảy ra sự cố họ phải là người chịu trách nhiệm giải trình, không đổ lỗi (ý kiến của tân ĐBQH).


HN 15/7/2016

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tuổi thơ thời chiến bơ vơ

Một cách làm luật mới

Nạo thai hay không nạo thai?