Thủy điện 5. Vận hành liên hồ chứa


Nói thêm về vận hành liên hồ chứa

Một số thông tin từ chuyên gia

Thủy điện ở VN bị vấn đề là do được phát triển một cách vô tổ chức, không có đầu có đuôi. Lấy thí dụ cái hệ thống đầu não làm tổng hợp điều hành các nhà máy thủy điện chẳng hạn. Nếu chỉ có một nhà máy thì chưa cần nhưng khi bắt đầu có hai cái thì lập tức đã phải xây dựng cái trung tâm đầu não này rồi để mỗi khi có nhà máy mới nào thì lại nối vào, tức phải làm từng chặng , chứ như Việt Nam không làm gì hết để như bây giờ thì làm sao làm một lúc hết tất cả được. Như vậy không những rất phức tạp lại thêm rất cần phải huy động một nguồn vốn rất lớn trong cùng một lúc thì đào đâu ra tiền.   

Phải có hệ thống này thì mới có thể điều hành một cách hũu hiệu. Ví dụ cụ thể như sau : có hai đập với hai nhà máy sản xuất điện trong đó mỗi nhà máy có mười cái turbin để biến nước thành điện. Bình thường thì chỉ cần cho chạy bẩy cái turbin chẳng hạn trong mỗi nhà máy là đủ để sản xuất  cung cấp cho người tiêu dùng, còn lại phải để ba cái trong mỗi nhà máy luân phiên nhau cho nghỉ để được làm bảo trì thì như vậy mấy nó mới sống lâu được. Trong các hồ chứa thì tùy mùa và tùy chỗ lúc nước nhiều lúc nước ít. Nếu có hệ thống trung ương để điều hành thì mình có thể nếu đập nào có nhiều nước quá thì thay vì cho chạy bẩy turbin thì mình cho chạy hết cả mười cái luôn để tiêu thụ bớt nước còn nhà máy kia thì rút lại thay vì bẩy thì chỉ cho chạy bốn thôi là đủ để có tổng số mười bốn turbin làm ra số điện cần thiết để cung cấp cho nhu cầu. 
       
Hoạc là khi thấy mùa nước lũ sắp đến thì phải dự trù hồ nào mực nước phải vơi khoảng một phần ba hay phần tư gì thôi để có chỗ chứa nước lũ thì lúc đó các turbin ở nhà máy lấy nước ở các hồ đó phải được cho chạy tối đa trước khi có lũ cũng như trong khi lũ..v.v..Như vậy nước sẽ được dùng để làm chạy turbin sản xuất điện thay vì tưới vào dân.  Nếu làm đúng quy trình thì phải như vậy đó, thì dân mới không chết chứ ở VN nói xả đúng quy trình mà lại làm chết dân thì nghe không được rồi. Nước trong hồ chứa có hai đường để đi ra, đường chính là qua phòng máy để làm chạy turbin ở ngay bờ sông, còn đường phụ là qua con rạch được đào ở phía trong để xả nước. 

Quy trình là vậy nhưng ở Việt Nam không biết cái ban quản lý này có làm được như vậy không? Hay chỉ được mỗi việc là ra lệnh xả lũ khi sắp vỡ đập?
Nghe nói bên Tàu tất cả nhà máy thủy điện là của nhà nước, không có tư nhân. Có lẽ vì vậy mà công việc điều hành của Ban điều hành sẽ có hiệu quả hơn. Đặc biệt khi nhà máy nào phải xả lũ sẽ bị thiệt hại thì những nhà máy khác được hưởng lợi sẽ phải chia sẻ. Còn ở Việt Nam, các nhà máy là tư nhân thì họ khó từ bỏ lợi ích của mình lắm. Cái ban điều hành kia chắc chả làm gì được các nhà máy.

HN 12/11/2017

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đặc khu kinh tế cần có đánh giá môi trường chiến lược toàn diện

Thủy điện 7 – Những bất cập và lợi ích nhóm

Rượu lược vàng chữa nhiệt miệng hiệu nghiệm