THẢM KỊCH TÀI NGUYÊN CHUNG "the tragedy of the commons".


Bài của anh Dang Ngoc Quang hay quá. Xin cất về đây để khỏi bị trôi bài.
Khi thực hiện chương trình cải cách xây dựng kinh tế thị trường ở Vn, các nhà lãnh đạo quên không nói đến cái được biết là "thảm kịch tài nguyên công cộng". Điều này đã được nhà kinh tế William Lloyd (Đại học Oxford) phát hiện và thảo luận từ năm 1833 và sau này vào 1968 được nhà môi trường Garrett Hardin dấy lên trao đổi và định danh thuật ngữ "the tragedy of the commons".
Thảm kịch xẩy ra khi người ta xử dụng quá mức tài nguyên chung vì lợi ích riêng. Khi đó một số cá nhân được hưởng lợi ích ngắn hạn, còn cả cộng đồng thì chịu đựng thiệt hại về lâu dài.
Những ví dụ kinh điển của "thảm kịch tài nguyên chung" là những công ty khai thác quá mức tài nguyên rừng, nước sông, biển, và cộng đồng chịu các thiệt hại về cạn kiệt các nguồn thực phẩm, hạn hán, lụt lội, ô nhiễm nguồn nước. Các ví dụ khác là phát triển phương tiện giao thông quá mức gây ô nhiễm không khí. Có những ví dụ phức tạp hơn như lạm dụng kháng sinh, làm cho con người mất khả năng chống chọi với nhiều loại bệnh, đồng thời nhiều loại vi khuẩn lại phát triển khả năng kháng lại kháng sinh. Tương tự là việc lạm dụng phân hóa học và hóa chất trừ sâu.
Tất cả các loại thảm kịch này trong những năm sau cải cách "Đổi mới" đều được ghi nhận ở Việt Nam. Ít nhất là năm nay, đã có hơn 200 người chết vì lũ lụt ở Bắc và Trung bộ. Năm 2016, thảm họa môi trường do Formosa đã ảnh hưởng tệ hại ước tới hơn 200.000 người ở miền Trung. Cạn kiệt nguồn cá biển, động vật hoang dã, gỗ rừng hay ô nhiễm không khí và thực phẩm thì hiển hiện ở khắp nơi không cần phải thuyết phục ai.
Giới khoa học cho rằng con người có thể giải quyết "thảm kịch tài nguyên công cộng" nhờ khả năng có thể thỏa thuận để chia sẻ lợi ích ngắn hạn và lợi ích lâu dài. Đặc biệt họ cho rằng điều này có thể giải quyết khi công chúng có thể ràng buộc được chính phủ đưa ra các luật lệ hay đường lối phát triển bền vững tính đến lợi ích lâu dài của cộng đồng và xã hội.
Đã 40 năm, ở Vn các nhà lãnh đạo không nói về nguy cơ và thực trạng của thảm kịch tài nguyên chung. Những chính sách môi trường đã yếu ớt lại đi kèm với những khả năng thực thi còn yếu hơn so với lòng tham của các doanh nghiệp đại gia. Triển vọng cải thiện điều này có vẻ như không thể hình thành ít nhất là trong 30 năm tới.
Có thể, giống như sự kiện nông dân Thái Bình năm 1997, những đổi mới trong tư duy chính sách của các nhà lãnh đạo sẽ chỉ xẩy ra khi có một thảm họa thật nghiêm trọng có thể đe dọa vị thế của họ.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đặc khu kinh tế cần có đánh giá môi trường chiến lược toàn diện

Thủy điện 7 – Những bất cập và lợi ích nhóm

Rượu lược vàng chữa nhiệt miệng hiệu nghiệm