Giáo dục chống bạo lực gia đình từ trong gia đình và nhà trường

Hôm trước đi ăn một chị kể chuyện về đời chồng đầu của chị đã đánh chị. Việc này ít người biết. Chị, học hành có bằng cấp, giỏi giang, tự tin. Chị thuộc loại mà các bạn nam phải nể vì năng lực. Chồng chị cũng là một người rất có học, giỏi giang, có nhiều tài. Chả ai nghĩ, thế mà, đánh vợ. Nghe xong câu chuyện, những chị em ngồi nghe đều nhao nhao lên: chị phải đánh lại chứ! Chị không được chịu thế. Họ đánh được lần đầu là có lần sau!
Rồi chị kể: khi biết chuyện chị bị chồng đánh, mẹ chị cũng bảo: thôi bỏ! Các chị em ngồi nghe lại nhao nhao: ngày đó bỏ chồng là chuyện ghê gớm lắm. Mình bị đánh giá đã đành, còn lo bố mẹ mình. Ngại nhất là mình làm khổ bố mẹ. Ôi, thế mà chị dám làm. Thật dũng cảm.
Hồi bé, bà nội, bà ngoại tôi đã dạy tôi rằng không ai được đánh mình. Kể cả bố mẹ, kể cả chồng. Hễ chồng đánh thì đánh lại luôn. Đến khi lớn, chuyện tự về với tôi là chuyện nhỏ. Nhưng bà tôi, mẹ tôi lại không dạy tôi biết “thôi bỏ”. Tôi vẫn được dạy rằng phải chăm sóc chồng, con. Rằng bỏ chồng là điều ghê gớm, kinh khủng. Vì thế tôi đã rất ngạc nhiên khi mẹ của chị bạn lại nói được câu: thôi bỏ.
Những giá trị ngày xưa nó thế. Bây giờ đã thay đổi rồi. Nhiều phụ nữ đã biết cách tự bảo vệ mình. Thế nhưng vẫn còn nhiều phụ nữ vẫn cam chịu lắm. Hôm nay ngồi với 1 bạn trẻ. Bạn í bảo rằng những bạn tầm tuổi cháu nhưng vẫn cổ hủ lắm. Cháu nói thì các bạn í bảo là tại mày, mày cứ quan trọng hóa vấn đề. Hóa ra những người cam chịu không có tuổi. Họ có thể là người già, và cả bạn trẻ. Và người không cam chịu cũng không có tuổi.
Trẻ em ngày nay được dạy gì trong nhà trường về chuyện này? Nếu các em cả trai, cả gái được giáo dục từ bé, khi lớn lên các em sẽ tự xây dựng cuộc sống gia đình của mình tốt hơn. Các em sẽ tự bảo vệ mình tốt hơn.
HN 14/4/2017


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đặc khu kinh tế cần có đánh giá môi trường chiến lược toàn diện

Thủy điện 7 – Những bất cập và lợi ích nhóm

Rượu lược vàng chữa nhiệt miệng hiệu nghiệm