Nhà nước kiến tạo và luật pháp


Hôm trước có người nghi ngờ tầm quan trọng của luật pháp ở Việt Nam. Quả thực niềm tin vào luật pháp ở Việt Nam chưa được mạnh mẽ cho lắm. Tuy nhiên, khi Thủ Tướng đã nói đến “Nhà nước kiến tạo” thì tầm quan trọng của luật pháp là đáng kể. Cho dù chính phủ nào, cho dù cá nhân nào, khi đứng trước quan điểm nhà nước kiến tạo, thì đều phải được phân xử công bằng dưới pháp luật. Công, tội phân minh.
Một phân tích quốc tế theo góc nhìn Chủ nghĩa Kiến tạo về hành vi của Mỹ tấn công Iraq cho thấy tầm quan trọng của quyền lực vật chất và quyền lực phi vật chất, hay là quyền lực của luật pháp và các giá trị xã hội. Khi dùng sức mạnh vật chất để áp đặt quyền lực nhưng không có được sự thừa nhận về mặt luật pháp chung và về giá trị xã hội chung thì hành vi đó, dù có thắng lợi, cũng sẽ không có tính chính danh, không được thừa nhận.
“Cuộc tranh luận tại Hội đồng Bảo an xung quanh việc Mỹ xâm lược Iraq năm 2003 đã làm rõ mối liên hệ phức tạp giữa những chuẩn tắc của các thể chế và các cách thức hành động trên thực tế, giữa những hành động chính trị phù hợp với luật pháp quốc tế và các hành động đơn phương bất hợp pháp. Mỹ đã huy động những nguồn lực vật chất để xóa bỏ chế độ của Saddam Hussein mà không có sự đồng ý của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, vì vậy Mỹ đã phải rất vất vả đối mặt với cáo buộc hành động phi nghĩa và không chính đáng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng chiếm đóng và tái xây dựng Iraq của Mỹ. Sự kiện này đã thúc đẩy các nhà kiến tạo làm rõ khía cạnh xã hội của quyền lực, hay nghiên cứu hệ thống luật quốc tế, vốn là một phạm trù có liên quan mật thiết đến khía cạnh chính trị của các chuẩn tắc, tính chính đáng và quyền lực”.

See more at: http://nghiencuuquocte.org/2015/03/01/chu-nghia-kien-tao/#sthash.bUD9eyE8.dpuf

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tuổi thơ thời chiến bơ vơ

Nạo thai hay không nạo thai?

Người Tàu thâm và thế nào là độc lập dân tộc?