Phác đồ theo dõi Viêm ruột thừa


Có thằng cháu lên 10 bị đau bụng. Gia đình nghi bị viêm ruột thừa. Buổi sáng, đưa vào viện 354 gần nhà. BV bảo cái này BV không chữa được. Đề nghị chuyển viện sang nhi Thụy Điển. Sang nhi Thụy Điển, theo dõi một lúc, BS bảo không việc gì đâu. Cho uống thuốc giảm đau, và cho về. Đưa con về rồi bố đi làm. Đến trưa nhà gọi điện bảo cu bị sốt 39 độ. Hết giờ chiều bố về đưa con vào lại Viện nhi. BS bảo viêm ruột thừa đã vỡ, phải mổ ngay. Thằng cu đã nằm Viện 2 hôm rồi. Vẫn đang dẫn lưu, và các loại dây truyền đầy người. BS bảo tại thằng này gan quá. Đau như thế mà chẳng kêu gì nên BS ko phát hiện ra là ruột thừa.


Thật chẳng còn biết nói thế nào về các BS ở VN nữa. Chuyện cứ như là của Naxredin ấy. Chẳng lẽ phương tiện chẩn đoán bây giờ không phát hiện ra ruột thừa à? Đã nghi ruột thừa lại cho uống giảm đau. Nhất quả đất. Bố nó thì không được hướng dẫn gì. Con sốt từ trưa, đợi bố đi làm về mới cho vào Viện. May mà còn kịp.



Đúng là ruột thừa mà không điển hình thì cũng khó chẩn đoán. Điều đáng nói là BS thiếu theo dõi, thiếu dặn dò gia đình. Lẽ ra BS phải giữ lại theo dõi, hoặc cho về và dặn dò kỹ: thấy dấu hiệu gì lạ phải vào viện ngay. Có lẽ phải kiến nghị Bộ Y tế có phác đồ cho ruột thừa. Ruột thừa cũng không phải là nan y. Làm sao để tất cả các bệnh nhân được xử lý kịp thời, chứ không chỉ vài người "gặp may". May vì gặp BS tận tâm, có trách nhiệm. May vì mổ kịp thời. Không may thì nó vỡ ra và người bệnh lĩnh hậu quả. Phải có phác đồ để tất cả phải theo, chứ không thể tùy tâm BS được.  Mình bức xúc là vì, nếu kịp thời thì mổ ruột thừa là đơn giản. Nhưng bị vỡ ra rồi vừa khổ người bệnh vừa tốn kém (mình phải mang tiền cho bố nó nộp bệnh viện. Cuối năm rồi. Nhà nó lại ko có tiền sắm Tết chỉ vì cái ruột thừa).

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đặc khu kinh tế cần có đánh giá môi trường chiến lược toàn diện

Thủy điện 7 – Những bất cập và lợi ích nhóm

Đấu tranh bất bạo động rồi đi đến đâu?