Chuyện ta và Tàu – sống chung với lũ

Chuyện ta và Tàu – sống chung với lũ
Nghe buổi nói chuyện bổ ích với GS. TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương. Rút ra được mấy kết luận rất chi là bổ ích và lý thú. Tự rút ra thôi (tôi cũng thông minh, tự biết rút ra) chứ không phải là đ/c ấy bảo thế đâu nhá.
Tàu khựa là thằng. Từ xửa đến nay ông cha ta đã hiểu nó là thằng tham lam, nham hiểm, bành chướng. Chính vì vậy nó bao giờ cũng là thằng. Không tử tế gì đâu. Đó là điều ông cha ta đã có kinh nghiệm từ ngàn đời rồi. Nếu bây giờ chúng ta chưa hiểu thì rồi tự chúng ta phải làm cho nội bộ chúng ta hiểu thôi. Chả có 4 tốt với 16 vàng gì đâu. Nếu ai cố tình không hiểu thì đó không phải là người ngu, mà là quân bán nước, hại dân. Mà đã là bán nước thì cứ theo lời Cụ Hồ: “lòng yêu nước sẽ biến thành làn sóng nhấn chìm lũ cướp nước và bè lũ bán nước”.  Chúng ta cần biến lòng yêu nước thành hành động thực sự.
Tàu khựa là láng giềng. Nước Tàu không phải là cái giàn khoan mà có thể di chuyển đi được. Ta cũng không phải là cái thuyền mà có thể bơi đi được. Vì vậy dù nó tốt, hay nó xấu thì ta và Tàu luôn luôn được sống với nhau. Muôn kiếp, muôn đời. Đành lòng vậy, cầm lòng vậy. Chấp nhận để đương đầu với nó. Vả lại, nói là nó xấu, thì cũng chỉ là thằng lãnh đạo nó xấu thôi, chứ dân nó tỷ ba thì cũng có người xấu, người tốt. Như mình thôi mà.
Hiện nay, biết bao người Việt Nam có hợp tác, làm ăn với người Tàu, những người này hiểu rõ hơn ai hết người Tàu là thế nào. Chính những người hiện đang làm ăn, hợp tác với Tàu là những nhịp cầu nối để giữ cho cuộc sống hòa bình của chúng ta được yên ổn. Nếu không giữ mối hợp tác đó, mà để cho những kẻ lãnh đạo tham lam, lợi ích nhóm can thiệp vào thì dân cả 2 bên chả được lợi gì.
Sống chung với lũ. Đó là nguyên tắc, và là thực tế. Thực tế là trong mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị Việt Nam, mọi thứ đều nằm trong sự quản lý của Tàu. Từ nông nghiệp, công nghiệp,đến giao thông, xây dựng,  năng lượng, thương mại, khai khoáng, và tài chính.... đều nằm trong tay người Tàu. Tàu nó có rút giàn khoan, hay không thì đó không phải là thảm họa nhất. Nó rút hết các hoạt động hợp tác, kinh doanh ở Việt Nam thì mới là thảm họa. Sống chung với lũ là kinh nghiệm mà ngàn đời nay ông cha ta đã hiểu như vậy. Nếu bây giờ tạm thời chúng ta chưa hiểu ra thì rồi phải tự bảo nhau. Cứ theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi để khùng lên đòi đánh nhau, thì chưa đánh đã bị thương.
 Cả chuyện đòi kiện Tàu. Thôi thì cứ hô cho nó hoành tráng thế thôi, chứ kiện thế nào được thằng Tàu. Thứ nhất, nó có đội ngũ luật sư tầm cỡ thế giới. Nó hiều hết mạng lưới các thể loại tòa án quốc tế. Nó biết rõ tâm tư nguyện vọng sở thích của từng người trong những cái tòa án đó. Thế phần thắng có nằm trong tay nó không? Thứ hai, cứ cho là mình có đủ bằng chứng hơn nó, nhưng thằng Tàu không có gì là nó không làm được, kể cả bằng chứng. Cứ cho là mình có nhiều bằng chứng, nhưng làm thế nào để vận dụng đưa vào những luật quốc tế, đúng lúc, đúng thời điểm, có sức thuyết phục. Không phải đơn giản đâu. Tóm lại, cứ kéo dài cảnh bầy hầy, sống chung với lũ thôi.
Tự cứu mình. Mình cứ mơ hồ, tưởng rằng quốc tế sẽ ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam. Nhưng ngay đến những người bạn thân thiết nhất như Nga, Cu Ba cũng chả có động thái gì phản đối giàn khoan của Tàu. Từ hồi Gạc Ma, HS – TS, lúc đó Nga còn ở Cam Ranh, mà Nga cũng mặc kệ Việt Nam. Vì vậy phải sống chung với lũ thôi. Đừng ảo tưởng sẽ có Nga, Mỹ, Nhật giúp. Họ giúp thì lại phải đó lợi ích gì cho họ. Chúng ta có quá thừa kinh nghiệm các nước lớn thỏa hiệp, chia chác trên lưng các nước nhỏ rồi. Các hiệp định Geneva 1954, Paris 1973 là những bằng chứng cho sự thua thiệt của Việt Nam rồi. Những cái bắt tay của Mao Trạch Đông với Nixon đã mặc cả về số phận của Việt Nam. Muốn tồn tại. Muốn không bị xóa sổ trên bản đồ. Muốn bảo vệ quyền lợi của dân tộc thì phải tự bảo vệ mình. Tự cứu mình. Nếu mình hành xử hợp lý, khôn ngoan thì còn có người ủng hộ. Nếu mình còn quá ngu, quá lố thì không có ai cứu mình đâu. Thằng Tàu nó lố lăng, đều giả thì thế giới cắn răng chịu, chứ Việt Nam mình mà không biết thế nào là văn minh thì chết cũng chả ai bênh.
Lãnh đạo không bao giờ sai. Có ba chuyện đáng nói ở đây. Thứ nhất, ai mà chẳng có sai. Nếu không sai thì chỉ có không làm gì thôi. Hình như Cụ Hồ đã nói vậy. Thế mà lại có một đẳng cấp “không bao giờ sai”. Vậy đó chỉ có thể không phải là người. Đó là một kiểu phong kiến cực đoan. Không hơn không kém. Trong thế giới văn minh, liệu có chúng ta có thể tôn trọng, có thể coi một người là đàng hoàng không nếu họ không chịu chấp nhận cái sai của mình. Bắt tất cả mọi người phải hứng chịu những hậu quả mà cái sai của mình đem lại, mà thậm chí không hề biết đến xin lỗi, ăn năn. Chứ chưa nói gì đển sửa lỗi, hay đền bù. Đó không phải là người. Bất kỳ ai có chút nhân tâm đều không đành lòng hành xử như vậy.
Thứ hai, những gì chúng ta phải gánh chịu từ cái sự “lãnh đạo không bao giờ sai” đem lại thì trong tương lai, liệu chúng ta có mong muốn con cháu chúng ta sau này cũng sẽ phải gánh chịu như vậy không? Nếu chúng ta không làm gì để thay đổi cái nguyên tắc này. Nếu chúng ta không bảo với con cháu rằng, chúng ta biết rằng chính chúng ta cũng có thể sai. Rằng chúng ta xin lỗi về những gì không phải. Thì con cháu chúng ta cũng sẽ phải ngậm ngùi hứng chịu những di sản mà họ không muốn – như chúng ta bây giờ. Và nước Việt Nam sẽ cứ tiếp tục mông muội, kém phát triển, chẳng bao giờ văn minh lên được.
Thứ ba, cho dù  lãnh đạo có thể sai hay không. Dù thế nào, cũng không thể thay đổi được lịch sử. Cái gì đã làm, thì đã làm rồi. Đã sai thì cũng đã sai rồi. Và con cháu thì vẫn phải sống. Vẫn phải tự lo cho cuộc sống và tương lai của chính mình. Điều đó có nghĩa là, con cháu sẽ phải đương đầu với tất cả những sản phẩm gì của thế hệ trước để lại. Khen, chê, hay ca thán, phàn nàn thì rồi cũng phải đương đầu với tất cả, cho dù đó là những thứ khó nhằn.
 Tóm lại, cái mà chúng ta phải làm bây giờ là trả lời 2 câu hỏi: - có dám đương đầu với những “của để dành” từ thế hệ trước để lại hay không? – sẽ làm gì để “của để dành” mà chúng ta để lại cho thế hệ sau là thứ dễ tiêu hóa?
Nhưng vẫn có mấy điều không hiểu được:
Chuyện giàn khoan sẽ rút đi đâu. Thằng Tàu dùng cái giàn khoan để đánh lạc hướng dư luận thế giới trong lúc họ xây sây bay trên đảo Gạc Ma. Nó dự kiến đến giữa tháng 8 sẽ xây xong. Đến lúc đó, nó sẽ dịch cái giàn khoan sang chỗ có dầu và… bắt đầu khai thác dầu. Còn vị trí giàn khoan bây giờ thì nó sẽ hợp thức hóa. Cho hải giám, hải cảnh, tàu cá ra đó bảo vệ lãnh địa của nó. Đó là dự thế thôi. Cứ ngồi đợi thôi, chả biết làm thế nào. Toàn thể dân Việt Nam, từ lãnh đạo cho đến dân, hoàn toàn thụ động. Chẳng lẽ mình chẳng có việc gì làm, cứ ngồi chờ đối phó với mấy trò chọc ngoáy của Tàu thôi sao??? Liệu chúng ta có tự xây dựng cho mình một chiến lược lâu dài của mình để “sống chung với lũ” không?

Chuyện năm 79 sao hăng thế mà bây giờ ngậm hột thị. Những dịp kỷ niệm ngày cuộc chiến biên giới, kỷ niệm ngày cuộc chiến HS, cuộc chiến Gạc Ma trong suốt mấy chục năm qua vẫn chỉ là những kỷ niệm thầm lặng. Trong khi đó bên Tàu, chúng nó vu khống. Một tỷ ba người Tàu bị lừa gạt rằng Việt Nam xâm lược. Vì sao bằng ấy năm chúng ta phải im lặng? Điều gì đã khiến năm 79 chúng ta lại dám chống lại quân Tàu? Cái khí phách gì đã khiến chúng ta dám chống lại quân xâm lược? Vậy cái khí phách đó biến đi đâu rồi? Để sau đó là một sự im lặng triền miên? Nhiều câu hỏi mà không có lời giải đáp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tuổi thơ thời chiến bơ vơ

Một cách làm luật mới

Nạo thai hay không nạo thai?