Tự do ngôn luận, chính trị đa nguyên
J nói đúng, ở Việt Nam đâu đâu cũng nói đến chuyện chính trị. Mọi tầng lớp đều nói đến chuyện chính trị. Mọi quan điểm được đưa ra. Tất cả, tạo nên 1 bức tranh xã hội hết sức tự do và cởi mở. Nhưng, hiện thực tự do, cởi mở trong tư duy và ngôn luận đó chỉ được tồn tại ngoài xã hội, không chính thức. Còn trong lĩnh vực bị kiểm duyệt thì không có sự tự do như vậy. Báo chí, cơ quan nhà nước không có tự do như ngoài xã hội. Những người cất tiếng nói trên truyền thông hoặc ở những nơi chính thống: báo chí, cơ quan nhà nước sẽ chịu rủi ro (bắt giữ, khiển trách, mắm tôm, sách nhiễu, bắt bớ…). Chính những rủi ro này đã làm nản lòng những người muốn tự do ngôn luận, hay chính trị đa nguyên (không nói đa đảng, mà chỉ là có nhiều quan điểm trái chiều, khác nhau).
Công khai, minh bạch là một cách rất hiệu quả để vừa là khuyến khích tự do ngôn luận (khi dân có đầy đủ thông tin, họ sẽ có thêm bằng chứng và động lực để tự do suy nghĩ và lên tiếng); để từ đó thúc đẩy tự do ngôn luận nói riêng và bầu không khí tư do và chính trị đa nguyên nói chung.
Một lập luận phổ biến chủ yếu hiện nay cho việc không có tự do ngôn luận chính là “dân trí thấp”, và cần có một “quy định”, một “khuôn khổ”. Như J nói, lập luận này là một kiểu theo quan điểm Lenin, theo kiểu “chuyên chính vô sản”. Đó là kiểu tự do trong kiểm soát.
Điều cốt yếu hiện nay là có được quyền tự do ngôn luận. Những người đấu tranh cho tự do ngôn luận hiện nay đang phải chấp nhận rất nhiều hy sinh. Chính những khó khăn cản trở này đã khiến đại bộ phận người dân có thái độ né tránh theo kiểu “thích nghi”. Khi người ta lên tiếng mà không bị rủi ro thì tiến trình tự do, dân chủ, chính trị đa nguyên sẽ tiến lên rất nhanh. Một giải pháp hữu hiệu, một bước đơn giản hơn, dễ thực hiện hơn, trên con đường đi đến tự do ngôn luận, đó là thực thi đa nguyên ý kiến, trái chiều ý kiến.
Trong khi đấu tranh bất bạo động là một cách rất hay ho và khôn ngoan để đạt được hiệu quả, thì đa nguyên và trái chiều ý kiến cũng là một cách hay ho đang được áp dụng ở Việt Nam. Và nó đã có những tiến bộ rất đáng kể.
Bên cạnh công khai, minh bạch, đa chiều ý kiến thì hàng loạt những biện pháp khác cũng đang được áp dụng trong đời sống xã hội. Và nó đã đem lại hiệu quả đáng mừng cho Việt Nam. Cụ thể như J đã nói: Song, trong những năm gần đây chúng ta đã thấy có một tinh thần đa nguyên nhất định phát triển ngay trong TW đảng và Quốc Hội của đảng. Tôi thấy Việt Nam phải tìm mọi cách để nuôi văn hóa đa nguyên, bình thường hoá nó. Trong khi đó, phải tạo cơ hội cho họ người dân hiểu thêm, nâng cao dân trí qua việc bảo vệ và thúc đẩy nghiên cứu độc lâp, cải cách báo chí, mở rộng những phương diện cho dân góp ý, nỗ lực một cách mới để mở rộng và bảo vệ những quyền dân sự. Làm cho nó thành một sức mạnh của đất nước.
Còn 1 ý nữa mà J chưa nói đến, đó là vai trò của xh dân sự. Tôi rất muốn viết về xhds. Bởi vì tôi thấy nó đang lớn mạnh, đang thay đổi từng ngày.
J nói vn sẽ thành nước dân chủ đa nguyên trong vòng 10 năm. Từ năm 2011 tôi đã nói vn sẽ có dân chủ đa nguyên trong vòng 10 năm. Từ đó đến nay đã gần nửa thời gian của 10 năm rồi. Hy vọng là 10 năm của tôi chứ ko phải 10 năm của J (vì nếu theo J thì còn 10 năm nữa mới đến nơi)
HN 13/3/2015
http://xinloiong.jonathanlondon.net/2015/03/12/khuon-kho/
Nhận xét
Đăng nhận xét