Đôi điều về "sai hệ thống"
Bàn về hệ thống
Đúng như GS Hoàng Tụy và những nhà lý luận đã từng nói: “sai
hệ thống”. Tuy nhiên, cụ thể “sai” như thế nào thì dường như chưa ai nói một
cách đầy đủ. Thực ra những cái “sai” đó đã được nói đến nhiều, nhưng mỗi người
nói một khía cạnh, chứ không ai nói hết. Và điều quan trọng là chưa có ai nói đến
tận nơi. Vậy cụ thế cái “sai” ấy là gì? Và nó “sai” những gì?
Như những gì được nhiều người nói đến thì nó
là:
- Như câu vẫn được lưu truyền trong xã hội là CCCCC (5C - con cháu các cụ cả). Đó là dấu vết của thời phong kiến,
vua chúa: “con vua thì lại làm vua”. Vậy gọi tên của 5C là gì? Bên cạnh đó, còn có thể thấy cách người ta trọng dụng người. Người được trọng dụng là người ngoan, người biết phục tùng, chứ không cần
người có ý kiến độc lập, biết can gián. Đó là dấu hiệu của sự ban phát chức tước
bổng lộc của thời phong kiến. Đó là dấu hiệu của sự áp đặt, chuyên chế. Vậy gọi
tên nó là gì? Nó là độc đoán, độc tài.
- Nhiều ý kiến cho rằng việc giáo dục trong trường phổ thông thì không dạy
triết học, mà chỉ dạy Mác – Lê Nin. Không dạy tự duy phân tích, tư duy độc lập,
biết phản biện, mà dạy tuân theo những khuôn mẫu, nghe theo những điều đã có sẵn.
Kiểm soát tư duy thì gọi tên nó là gì? Nó là độc đoán, độc tài.
- Khẩu hiệu của quân đội VNDCCH là: trung với nước,
hiếu với dân. Còn khẩu hiệu của VNCH: danh dự, trách nhiệm. 2 khẩu hiệu này đã
cho thấy sự khác nhau cơ bản của 2 hệ thống. “trung, hiếu” là thứ tàn dư của chế
độ phong kiến. Nó đòi hỏi người ta phải phục tùng. Không đề cao, coi trọng nhân
cách cá nhân, trách nhiệm cá nhân. Không tôn trọng quyền cá nhân thì gọi là gì?
Nó là độc đoán, độc tài.
- Có nhiều người nói: đụng đâu cũng tham nhũng, nhất
là các tập đoàn kinh tế nhà nước. Vậy căn nguyên của nó là gì? Tạo ra một sân
chơi bất bình đẳng. Trong khi với cá nhân thì có 5C, thì đây là kiểu đối xử với
các doanh nghiệp. Vậy gọi nó là gì? Nó là độc tài, độc đoán.
-
…
-
…
Kể ra thì còn có thể kể rất nhiều nữa. Câu hỏi tiếp theo sẽ là: nguyên nhân vì đâu mà cái độc tài, độc đoán kiểu phong kiến thời hiện đại này có thể tồn tại được? Liên quan đến câu hỏi này lại cần nhắc đến một bài viết: “Họ vẫn gọi nhau là đồng chí”. Họ gọi nhau là đồng chí vì họ cùng hệ tư tưởng. Nếu khác hệ tư tưởng, họ không thể gọi nhau như vậy. Cái hệ tư tưởng ấy là cái gì? Nó là cái quyết định hết những thứ ta nói đến ở trên, bao gồm cả cái “sai hệ thống”.
Nói theo ngôn ngữ của GS Hoàng Tụy
và các nhà lý thuyết, khi “sai hệ thống” thì cần phải “giải hệ thống” và “thiết
lập hệ thống mới” (ngày xưa GS Hoàng Tụy có lập ra Trung Tâm Phân tich Hệ thống,
và tôi đã đến đó nghe giảng cả tháng trời. Tham gia giảng toàn các GS đầu
ngành, trong đó có ông Trần Phương). Cả 2 việc “giải hệ thống” và “thiết lập hệ
thống mới” đều rất cần thời gian, và công sức. Còn cần cả nghị lực và tri thức
nữa. Cần nghị lực vì sẽ phải đương đầu với sự phản kháng, đôi khi là khốc liệt
của “hệ thống cũ”, bao gồm các nhóm lợi ích. Cần tri thức vì thiếu nó thì không
xây dựng được hệ thống mới tốt hơn, mà chỉ có thể xây một “hệ thống” thời phong
kiến hiện đại. Lại quay về cái máng lợn. Xây dựng hệ thống mới tốt hơn, văn
minh hơn, đúng xu thế thời đại thì không thể chỉ “cướp” mà có được. Những điều
kiện đó (thời gian, công sức, nghị lực, tri thức) thì hiện Việt Nam đang có. Và
trong thời gian gần đây, những điều kiện này lại càng phát triển, mở rộng. Tuy
nhiên, thách thức vẫn là rất lớn. Vì cơ hội đến rồi đi. Nếu không nhanh tay chớp
lấy nó thì ta lại lỡ nhịp. Như lịch sử đã từng như vậy.
HN 1/7/2014
HN 1/7/2014
Nhận xét
Đăng nhận xét