Những hiện tượng sáng trong khí quyển
Hồi bé trong tủ sách ở nhà có 1 quyển sách rất hay có tên là “những hiện tượng sáng trong khí quyển”. Đó là 1 quyển sách khoa học thường thức dich từ tiếng Nga. Trong đó kể về những hiện tượng sáng trong khí quyển đặc biệt đã từng xảy ra ở Liên xô. Có rất rất nhiều hiện tượng sáng kỳ lạ được mô tả và giải thích khoa học. Chẳng hạn, cầu vồng đúp với 2 cầu vồng lồng vào nhau, cầu vồng trăng. 2 hiện tượng này tôi đã có lần được nhìn thấy. Cầu vồng đúp là cùng lúc, trong và sau cơn mưa, ta nhìn thấy 2 cầu vồng lồng vào nhau, rất rực rỡ, màu sắc rõ nét. Trông hết sức lộng lẫy. Còn cầu vồng trăng là trong những đêm mưa và trăng sáng, ta có thể nhìn thấy vệt cầu vồng, sáng trắng. Vệt sáng chỉ là màu trắng thôi chứ không có nhiều màu sắc như cầu vồng mặt trời. Trong đêm hè, dưới trời mưa, màu cầu vồng trắng nhìn vô cùng mát dịu. Sách còn nói về rất nhiều hiện tượng sáng xuất hiện khi thời thiết rất lạnh, với băng tuyết. Có nhiều hiện tượng với sự xuất hiện của mặt trời giả. Và tôi đã 1 lần ...