Vài suy nghĩ về câu chuyện ở Ukraina

Vài suy nghĩ về câu chuyện ở Ukraina
Cuộc chia tách Ukraina và Crime đã hoàn tất. Cuộc chia tay U và Nga kể như đã “đứt đuôi nòng nọc”. Nhưng hệ lụy của nó chắc sẽ còn kéo dài. Trước mắt là sự trừng phạt của phương Tây với Nga. Và rồi mối quan hệ U và Nga sẽ còn căng thẳng. Và ngược chiều với nó là sự nồng ấm tăng lên giữa U và phương Tây. Có lẽ đây là sự nồng ấm được mong đợi đối với U và phương Tây.
Câu hỏi đặt ra là. Liệu U và Nga, và cả phương Tây có lường trước được kết cục này khi quan hệ bị đẩy lên căng thẳng, khi các cuộc biểu tình gia tăng? Câu trả lời chắc chắn là có. Chẳng có nhà chính trị nào ngây thơ ngồi nhìn các sự kiện nào đó diễn ra mà lại không có toan tính cả.
Vậy U, Nga và phương Tây đã đặt ra những kịch bản gì cho cuộc xung đột này? Chắc chắn họ đều có trong tay các kịch bản và các quân bài cả rồi. Và khi các diễn viên trên sân khấu đều đã diễn các vai diễn của mình.
Vậy U, Nga, và phương Tây có hài lòng với những gì đã diễn ra không? Với những gì đang thể hiện, có lẽ họ đang chấp nhận, nếu không nói là hài lòng, trong hoàn cảnh mà họ không thể thay đổi được theo ý mình.
Về phía U, có một điều khá là thú vị với một nước nhỏ bên cạnh nách 1 nước to.
Đây sẽ có thể là một cú hích cho một phản ứng dây chuyền. Sẽ là một tấm gương cho nhiều nước nhỏ soi vào. Ngày xưa, hồi năm 1945, đã được viết ở đâu đó rằng, đã có một phản ứng dây chuyền cho những nước nhỏ, là nô lệ, đã vùng lên giành độc lập. Và bản đồ thế giới đã được thay đổi. Có lẽ năm 2014 này cũng đánh dấu một sự vùng lên. Và một lần nữa, có lẽ bản đồ thế giới lại khác đi.
Trong cuộc chơi này U được gì, mất gì? Cái được- mất của họ thì đã nhìn thấy ngay rồi. Được độc lập. Điều mà họ chắc đã mong mỏi từ bao đời. Để đến thế kỷ 21 họ mới có điều kiện để tiến lên một bước để có được độc lập một cách rõ ràng hơn.  Mất thì cũng đã nhìn thấy rồi – Crime. Nhưng chắc đây là một cuộc đổi đất lấy độc lập. Vả chăng người U cũng thừa biết rằng Crime vốn là vùng mà người Nga chẳng thể nào dễ dàng từ bỏ. Thật ra thì có cái gì đạt được mà lại không phải trả giá. Thế mà đây lại là sự độc lập – ước mơ có lẽ cả ngàn đời rồi. Vậy người U và người Nga ai đáng mừng hơn ai đây?
Nhìn lại lịch sử, câu chuyện đổi đất lấy độc lập cũng đã xảy ra rồi. Đó là câu chuyện của Phần Lan. Ngay trước thêm chiến tranh thế giới II, có lẽ để chuẩn bị cho cuộc chiến với nước Đức Phát Xít, người Nga đã muốn thôn tính Phần Lan. Nhưng rồi, người Phần Lan đã chứng tỏ nguyện vọng độc lập của họ. Và một cuộc chiến với kết quả là độc lập và đổi đất đã diễn ra. Ngày đó người Phần Lan đã có lựa chọn khác so với những nước nhỏ bé Bắc Âu khác. Trong khi đó Lithuania, Estonia, Latvia, Litva đã chấp nhận trở thành những nước cộng hòa trong Liên Xô. Để rồi sau mấy chục năm họ mới được tách ra thành nước độc lập. Nhưng mấy chục năm đó, cái được – mất về kinh tế, chính trị, và đặc biệt là văn hóa thì lấy gì mà đo được. Không biết họ có dùng mấy chục năm đó để đổi lấy độc lập thay vì đổi đất như Phần Lan hay không?

Về phía Nga, dường như họ đang chơi một chiến thuật vẽ lại bản đồ khu vực bằng cùng một cung cách với chiến thuật ở Crime. Điều này đã khiến các nước trong khu vực lo ngại, đặc biệt là các nước nhỏ bé Bắc Âu. Kể cả Bulgary cũng cảm thấy quan ngại. Người Nga đang muốn phô trương thanh thế hay sao í nhỉ?!



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đặc khu kinh tế cần có đánh giá môi trường chiến lược toàn diện

Thủy điện 7 – Những bất cập và lợi ích nhóm

Đấu tranh bất bạo động rồi đi đến đâu?