Thoát Khựa - ý chí toàn dân và chiến lược liên minh nhiều bên

Thoát Khựa  ý chí cao và chiến lược liên minh nhiều bên
Thoát Khựa lại được được bàn đến nhiều trong mấy năm gần đây. Ta thử nhìn lại lịch sử để rút ra được chút kinh nghiệm trong quan hệ quốc tế nhằm thoát Khựa.

Trước đây, từ thời các cụ Phan, rồi đến thời sau Cách Mạng tháng 8, chuyện thoát Khựa cũng đã được người Việt mang ra bàn, nhưng rồi cũng không thực hiện được. Chuyện thoát Khựa là điều nung nấu trong lòng mọi người dân Việt. Mỗi khi quan hệ Việt Trung không nồng ấm nó lại được hâm lại. Tuy nhiên, hồi cuộc chiến biên giới năm  79 người Việt lại chỉ mải mê “đánh” chứ không bàn nhiều đến “thoát”. Bây giờ thì ngược lại. Không “máu” “đánh”, nhưng quyết thoát. Nếu ta chỉ mải “đánh” mà không tính kế “thoát” thì đánh nhau xong ta lại quay lại chế độ triều cống. Bây giờ thời thế khác, điều kiện khác, và cách suy nghĩ cũng khác. Bây giờ chúng ta “tỉnh” hơn nhiều. Và quyết tâm “thoát” cao hơn nhiều so với trước đây.

Có nhiều người bàn đến chuyện thoát Khựa. Nhiều người nói đến thoát Khựa về kinh tế, ngoại giao... Về khía cạnh kinh tế, ta có thể thoát Khựa. Về mặt quan hệ quốc tế, ta có thể thoát Khựa. Chỉ còn vướng khía cạnh chính trị là chưa ai bàn đến. Ngày trước Nhật thoát được Á là vì đội ngũ lãnh đạo của họ độc lập được với Khựa. Vì đội ngũ lãnh đạo của Nhật lúc đó đã hướng sang Tây rồi. Vì đội ngũ lãnh đạo của họ không cùng hệ tư tưởng với Khựa. Nếu thoát khỏi hệ tư tưởng của Khựa thì dù 4 tốt hay 5 tốt VN ta cũng sẽ chẳng sợ gì nữa.

Nhìn lại lịch sử chút. Chúng ta đã từng muốn thoát Khựa. Chúng ta đã từng viện vào sự hỗ trợ của những nước lớn. Nhưng rốt cục, dựa vào ngoại bang thì kiểu gì cũng bị ngoại bang “bán” cho Tàu. Từ thời Tây, Pháp cũng có hết nhượng bộ nọ, đến nhượng bộ kia cho Tàu. Những ký kết giữa Pháp và nhà Thanh đều nhằm đem lại lợi ích cho Mẫu Quốc, chứ có nghĩ gì đến thân phận của An Nam đâu. (mà thằng Tây này nó cũng coi mình là con nó đấy. Nó là Nước Mẹ đấy. Bây giờ thằng Khựa nó cũng nhận mình là con nó đấy). Rồi đến thời cụ Phan đi Đông Du, Nhật cũng lại phải nhượng bộ Pháp, quay ra xua đuổi thanh niên An Nam. Đến thời chiến tranh đánh Mỹ. Khi Nixon mua bán, trao đổi với Mao thì thân phận của Thiệu đã được định đoạt. Đến cuộc chiến biên giới năm 79. Việt Nam vừa ký với Nga xô hiệp ước hữu nghị 25 năm vào tháng 11/78 thì thằng Tàu “quất” luôn đầu năm 79. Đặng Tiểu Bình bảo cho Việt Nam “một bài học”. Bài học gì cả nhà ơi? Bài học “dám thoát Khựa”. Dám hữu nghị với Nga,dám coi Tàu là kẻ thù.

Lịch sử đã cho thấy Khựa luôn luôn nuôi tham vọng bành chướng. Luôn tìm mọi cách để thôn tính láng giềng. Họ luôn luôn “mua bán” với những nước lớn (Pháp, Nhật, Mỹ) để đổi lại họ được quyền nắm giữ, cai quản, can thiệp vào Việt Nam. Việt Nam đối với Khựa là sở hữu riêng. Bài học lịch sử cho thấy, nếu ta chơi với 1 anh lớn, dựa vào 1 anh lớn thì họ rất dễ “mua bán”. Nếu chúng ta chơi với nhiều bên thì trò “mua bán” của Khựa sẽ mất tác dụng. Trên đời này, quyền lợi quốc gia thì chẳng anh nào nhường anh nào. Vì vậy, Khựa chỉ có thể “bán” Việt Nam cho 1 anh chứ không thể “bán” Việt Nam để có được sự chấp nhận của nhiều anh được. Tham gia vào những liên minh nhiều bên sẽ giảm được sự đe dọa từ Khựa. và cũng ngăn chặn được bị Khựa đem “bán”.


HN 29/6/2014


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đặc khu kinh tế cần có đánh giá môi trường chiến lược toàn diện

Thủy điện 7 – Những bất cập và lợi ích nhóm

Rượu lược vàng chữa nhiệt miệng hiệu nghiệm