Độc lập dân tộc và Bước đi của lịch sử
Bài viết của bác Kiểng rất hay. Với
tôi câu hay nhất là: “Văn hóa của Đảng Cộng Sản Việt Nam là một văn hóa chư hầu.”
Theo tôi, rất tiếc, và rất rất xin
lỗi là, không chỉ ĐCS Việt Nam mà toàn bộ lịch sử Việt Nam là chư hầu. Có ai chỉ
ra cho chúng ta thấy là có 1 triều đại Việt Nam nào trong lịch sử mà không là
chư hầu không? Câu trả lời là không. Với một cái di sản to đùng và kéo dài như
vậy, liệu chúng ta có tin rằng bỗng dưng chúng ta là nước độc lập, không phải
chư hầu không? Ai mà tin vào điều đó thì, hu hu, chỉ là tự ru ngủ mình thôi. Và
thương thay, toàn dân Việt Nam, suốt mấy chục năm qua, đã tự ru ngủ mình.
Vậy mà, chúng ta đã từng có khoảng
thời gian không phải là chư hầu rồi đấy. 80 năm nô lệ Pháp có lẽ là khoảng thời
gian đáng giá nhất của người Việt dưới cái nghĩa “độc lập khỏi Tàu”. 80 năm NÔ
LỆ, nhưng KHÔNG CHƯ HẦU. Nếu nói theo nghĩa này thì khoảng thời gian MN Việt
Nam thuộc Mỹ cũng là khoảng thời gian đáng kể “độc lập hỏi Tàu”. Nghe thì rất
buồn. Nhưng khoảng thời gian đó cho chúng ta những trải nghiệm “thoát Tàu”.
Nghe nói cũng rất mỉa mai. Theo như
bác Kiểng nói, “Đảng Cộng Sản Việt Nam chưa bao giờ là một đảng tự lập. Nó luôn
luôn dựa vào một thế lực bên ngoài nào đó”. Nhưng nói đúng ra thì không riêng
gì ĐCS mà toàn thể Việt Nam mình cũng chưa từng độc lập thật sự, mà chỉ thay vì
dựa vào thế lực này bằng 1 thế lực khác mà thôi. Hay nói đúng hơn, thời kỳ trước
đây, ta hoàn toàn lệ thuộc vào Tàu. Đến thời hiện đại, ta là món hàng để các nước
lớn chia phần, đổi chác. (ai chưa tìn điều này thì đọc lại lịch sử Việt Nam thế
kỷ 20 nhé).
Người Việt, tự ngàn đời, luôn luôn
muốn vươn lên vị trí độc lập. Và ngày nay cũng vậy. Điều đó có phải là mơ ước
xa vời không? Cứ nhìn Nhật, Hàn, Sing thì ta hiểu rằng, đó là điều không phải
là không làm được. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được. Người Việt đã từng cố
gắng, vùng vẫy rất nhiều lần. Lịch sử thế kỷ 20 đã chứng kiến những cuộc vùng vẫy
liên tục của người Việt. Từ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, đến
Hồ Chí Minh, rồi Ngô Đình Diệm, và cả Nguyễn Văn Thiệu nữa. Không thể nói là những
cố gắng đó là vô nghĩa. Bao xương máu của người Việt cũng đã có hiệu quả đấy chứ.
Mặc dù là cái giá rất rất đắt (nhưng có cuộc nào mà không phải trả giá khi
chúng ra ở vào vị trí địa chính trị đặc biệt thế này), nhưng thành quả cũng là
đáng kể. Bây giờ người Việt Nam cũng không đến nỗi thế giới không biết đến tên.
Hành trình đi đến độc lập còn dài, nhưng người Việt vẫn không hề nản chí. Hình
như người Việt mình, nếu không có 1 đức tính quý giá nào, thì ít ra cũng được
cái đức tính không nản chí giành độc lập.
Con đường đi đến độc lập bên cạnh
kiên trì và năng lực bản thân thì cần thời cơ nữa. Trước đây, chúng ta thiếu cả
2 thứ đó. Người Nhật, Hàn, Sing họ có năng lực. Năng lực của họ chính là sự cải
cách. Chính sự cải cách tạo ra sức mạnh. Nhờ sức mạnh mà họ Thoát Tàu. Chỉ khi
thoát Tàu họ mới “bắt tay” được với các nước lớn khác. Chừng nào còn nằm trong
tay Tàu thì bất kỳ nước nào cũng chỉ là vật được đem ra đổi chác giữa các nước
lớn mà thôi. (hình như năng lực và thời cơ cũng liên quan với nhau, nhỉ. Ít ra
là thời cơ luôn xuất hiện ở đâu đó. Và chỉ ai có năng lực thì mới chộp được thời
cơ mà thôi.)
Thời cơ chúng ta đang có. Như bác
Kiểng nói, đó là “Lịch sử không phải chỉ sắp sang trang mà đang sang trang.”
Quan trọng là chính chúng ta có cải cách để tạo ra sức mạnh cho mình hay không
mà thôi. Mà thực sự, đây không còn là câu hỏi nữa, chúng ta đang thay đổi, đang
cải cách. Đây có lẽ là thời cơ lịch sử dân tộc.
LỊCH SỬ ĐANG SANG TRANG.
HN 8/7/2015
Nhận xét
Đăng nhận xét