ống xả ngầm là cái gì?


Bài này của bác Nhat Dinh Cất vào đây để khỏi trôi. Có lúc cần đọc lại để giải ngố
Ở các nước phát triển, đã công nghiệp hóa, có lẽ chỉ phim tài liệu còn chứa những hình ảnh ống xả nước thải công nghiệp hay sinh hoạt chảy tồ tồ ra sông hay biển. Ngày nay tất cả ống xả nước thải, dù là đã xử lý cao hay xử lý thấp đều xả bằng ống ngầm ra biển. Chỉ có nước mưa mới xả bằng ống nổi.

Hình 1.Sơ đồ ống xả ngầm dưới nước (nguồn Law and Tang, 2016)
Khi xả ra ở độ sâu 20-50m nước thải đã qua xử lý nhẹ hơn nước biển nên khi qua các vòi khuếch tán sẽ nổi lên và hòa ngay vào dòng nước biển chứ không tạo ra một vùng nước khác biệt to lớn sát bờ như khi xả từ miệng cống sát biển. Ở khoảng cách từ 2-16km (ống xả Boston) những vi khuẩn gây bệnh, nếu còn lại trong nước thải đã qua xử lý, sẽ bị chết trước khi quay trở lại bờ để gây hại cho người.
Nhược điểm của của ống xả ngầm là rất đắt tiền. Mặt khác, nếu không kiểm soát tốt sẽ bị tận dụng để xả nước bẩn, tạo ra tồn đọng và tích tụ các chất cặn vô cơ và hữu cơ ngoài biển. Một lo ngại nữa là những loài sinh vật ở ngoài biển xa có thể không quen sống với những vi khuẩn gây bệnh nên tạo ra một quần thể sinh vật ngoại lai tấn công các loài sinh vật biển. Những lo ngại này ở các nước phát triển đã không còn vì họ đã dần nâng chuẩn xả nước thải lên chặt chẽ hơn nên hầu như không còn vi sinh vật gây bệnh nào lọt qua được nhà máy xử lý nước thải. Ngay cả ở những nước chưa phát triển thì việc có bể quan trắc trước khi xả xuống biển và quan trắc sau khi xả cũng là việc bắt buộc.

Hình 2. Phân bố 400 ống xả ngầm lớn trên thế giới đến năm 2007 (Law and Tang, 2016).
Trước những năm 1990 nước thải được xử lý một phần ở Sydney, Australia (khi đó đã là nước phát triển) xả qua ống nổi ra biển đã gây ô nhiễm bãi tắm. Từ đó có các nghiên cứu cho thấy vẫn lượng nước thải xử lý một phần đó xả qua các ống ngầm dài 5km dưới đáy biển với các đầu khuếch tán đã làm cho bãi biển trong sạch trở lại. Ngày nay nước Australia đã giàu có hơn và xử lý nước thải tốt hơn, nhưng ưu thế của ống xả ngầm quá rõ rệt nên không ai còn nghĩ đến việc quay lại những miệng cống chảy thẳng ra bờ biển nữa.

Hình 3. Các điểm xả ở Sydney và các điểm quan trắc (Sydney Water 2007).
Không chỉ có ra biển, ngay cả ống xả ra sông cũng phải xả ngầm. Các bạn đi thăm nước Mỹ, thủ đô Washington DC có thấy giọt nước nào từ nhà máy xử lý nước thải vĩ đại 1,4 triệu m3/ngày (hơn toàn bộ nước thải của Hà Nội 1) được chảy ra sông qua cống nổi không? Tất nhiên là không vì người Mỹ văn minh ai lại làm thế. Họ cho chảy ngầm dưới sông Potomac qua đường ống ngầm outfall 002 và các họng khuếch tán. Những lo ngại về ô nhiễm nước bị loại bỏ vì sau khi nâng cấp thì nước thải xả ra ở nhà máy Blue Plains sạch ngang nước sông Potomac.
Về xử lý nước thì nước Mỹ văn minh còn thua Singapore. Chính phủ Singapore đã xử lý nước thải đến mức gần đạt nước nguồn tự nhiên, tái sử dụng tối đa, phần phải bỏ đi cũng áp dụng xả ngầm dưới biển qua ống xả ở Changi và Tuas.
Mời xem video thi công ống xả. Người ta lắp từng đoạn rồi nhận chìm xuống biển. https://www.youtube.com/watch?v=vWlNVob2Mmc
Description: https://www.facebook.com/images/emoji.php/v9/f38/1.5/18/1f4f7.png📷Description: https://www.facebook.com/images/emoji.php/v9/f38/1.5/18/1f4f7.png📷Description: https://www.facebook.com/images/emoji.php/v9/f38/1.5/18/1f4f7.png📷


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đặc khu kinh tế cần có đánh giá môi trường chiến lược toàn diện

Thủy điện 7 – Những bất cập và lợi ích nhóm

Rượu lược vàng chữa nhiệt miệng hiệu nghiệm