Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2018

Lũ quét đến hẹn lại lên và thủy điện

Đến hẹn lại lên, cứ đến mùa lũ, cứ có lũ quét thì dư luận lại rộ lên chỉ trích nguyên dân là do phá rừng, là do thủy điện xả lũ. Để có thể nói được nguyên nhân do đâu thì phải có ý kiến các chuyên gia, có nghiên cứu. không thể nói cảm tính được. Về yếu tố phá rừng thì còn có thể nhìn thấy được. Nhưng yếu tố xả lũ thì khó hơn. Có đúng là do thủy điện không? Tác động của thủy điện đến đâu? của thiên tai, của biến đổi khí hậu đến đâu? Trả lời câu hỏi này phải là của các chuyên gia thủy văn. Có thể là thủy điện chỉ có tác dụng điều tiết lũ phần nào thôi, ko phải là tất cả. Nhưng dư luận lại kỳ vọng tất cả. Chắc là phải có truyền thông hơn nữa về năng lực hạn chế của thủy điện trong điều tiết lũ.  Tớ vừa làm 1 cuộc Phỏng vấn ngắn online với chuyên gia thủy văn A, và với quản lý nhà máy B và C. Hỏi: thủy điện có tác động như thế nào đến điều tiết lũ? A: không phải thủy điện nào cũng có chức năng điều tiết lũ. Chỉ có Sơn La, Hòa Bình, với dung tích hồ rất lớn (9 tỷm3) thì mới đi...

Đấu tranh bất bạo động rồi đi đến đâu?

Đúng là những cảm xúc lẫn lộn. Nhìn những người bị đánh đập, bắt bớ, giam giữ, canh phòng mà thấy tràn đầy cảm xúc lẫn lộn. Đau như da thịt của mình. Rất phẫn nộ, uất ức. Và hoàn toàn hiểu được những cảm xúc phẫn uất của mọi người. Nhưng, những người đấu tranh bất bạo động hiểu rằng, dù phẫn uất, vẫn tiếp tục con đường bất bạo động. Nhìn những người bị đánh bầm dập mà họ vẫn kiên trì bất bạo động, thật ngưỡng mộ. (cho dù Bình Thuận có bạo động, nhưng, đó lại là những nhóm người khác). Ngưỡng mộ quá chừng. Bản lĩnh của họ đã vượt lên trên mọi vũ lực, mọi hận thù. Sao họ có thể làm thế được? Nhiều người chắc sẽ nghĩ cứ tiếp tục bất bạo động, chịu bị đàn áp rồi sẽ đi đến đâu. Không nhìn thấy tương lai thay đổi nào. Mặc dù nhiều người nói đến những thay đổi trong suy nghĩ, trong hành xử của người dân, chính quyền, và của người đấu tranh dân chủ, nhưng những thay đổi đó vẫn chưa đủ để đem đến một thay đổi lớn lao gì. Tình hình vẫn thế. Vẫn ngăn chặn, trấn áp. Cuộc đấu tranh vẫn khốc ...

Đặc khu kinh tế cần có đánh giá môi trường chiến lược toàn diện

Đặc khu kinh tế cần có đánh giá môi trường chiến lược toàn diện Về đặc khu kinh tế, có thể lấy ví dụ về đánh giá tác động môi trường (các chuyên gia ngồi hội đồng đánh giá môi trường chiến lược có thể cho thêm ý kiến). Việt Nam hiện nay mỗi công trình lớn đều có đánh giá tác động môi trường (ĐTM), công trình lớn nữa thì có đánh giá môi trường chiến lược. Đó là quy định bắt buộc, và ngày càng chặt chẽ. Ví dụ trong hội đồng ĐTM về nhà máy thủy điện có nhiều chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau. Chuyên gia về thủy văn thì nói về tiềm năng nguồn nước và những nguy cơ về lũ lụt, hạn hán. Chuyên gia về địa chất, và an toàn đập thì nói về khả năng về địa chất và sự an toàn cũng như những nguy cơ của đập. Chuyên gia về sinh thái và đa dạng sinh học thì nói về những nguy cơ tác động ảnh hưởng đến hệ sinh thái và rừng, và những giá phải trả khi phá rừng làm thủy điện. Chuyên gia về xã hội thì nói về những tác động đến sinh kế và văn hóa, lối sống của người dân, về những cái giá phải trả...

Một cách làm luật mới

Vừa rồi tôi được dự một cuộc thi về tinh thần pháp lý của sinh viên các trường luật. Nhờ đó mà tôi biết rằng hiện nay ngành luật đang có 1 xu hướng làm luật mới, khác với trước đây. Làm luật kiểu “Tư duy vã” Trước đây và cho đến gần đây không chỉ người dân mà ngay cả chính dân làm luật cũng nói rằng cách làm luật chỉ là trên trời. Theo một chuyên gia cao cấp của ngành luật thì việc làm luật ở Việt Nam thường được làm theo cách là. Trước hết, chính phủ có yêu cầu làm một luật, quy định nào đó và giao xuống cho các cục, vụ. Các sếp tại các cục, vụ đó lại giao xuống các phòng, ban. Các sếp của các phòng, ban đó đều bận và giao xuống cho các nhân viên. Các nhân viên trong phòng, đặc biệt là các chuyên viên cao cấp đều bận, nên cuối cùng việc biên soạn các luật, các quy định đương nhiên được giao cho những người ít bận hơn. Đó là những người mới ra trường, mới đi làm, hoặc còn ít kinh nghiệm. Đó chính là kiểu mà bên KHXH vẫn gọi là kiểu “tư duy vã”. Tức là những người ít có kinh nghiệm...

Thủy điện 7 – Những bất cập và lợi ích nhóm

Một nghiên cứu từ 2013 (GreenID) đã có nhận định chung về thủy điện là: "Nhìn chung, thủy điện không hề rẻ theo tính toán như hiện nay bởi vì nhiều chi phí môi trường và xã hội liên quan đến dự án thủy điện đã không được ước tính và đầu tư đầy đủ. Chi phí môi trường xã hội bao gồm chi phí cho tái định cư và phục hồi sinh kế, đền bù đầy đủ cho diện tích rừng bị mất và các tác động tiêu cực về đa dạng sinh học trực tiếp và gián tiếp gây ra bởi các dự án, cũng như đảm bảo an toàn đập và giảm thiểu rủi ro. Sự thiếu hụt là do lỗ hổng trong các khuôn khổ pháp lý và những yếu kém trong thực thi pháp luật. Và chính sự thiếu hụt này dẫn đến nguy cơ nghèo đói trong số những người tái định cư, mất rừng tăng lên và xảy ra các tác động tiêu cực về đa dạng sinh học, gây tổn hại đến môi trường và xã hội." Thủy điện của ta, đặc biệt những thủy điện vừa và nhỏ đang có rất nhiều vấn đề. Cụ thể là 3 vấn đề lớn được nêu dưới đây. Hiện tất cả các đánh giá tác động môi trường đều né tránh ...