Đối thoại xã hội - quyền lợi cho công nhân

Chuyện công nhân đình công vẫn âm ỉ lâu nay ở Việt Nam. Cho dù là giai cấp lãnh đạo đi chăng nữa thì đời sống công nhân thì vẫn như thời ông Ăng ghen thôi. Thực ra những cách bảo vệ công nhân thì Tây họ đi trước cả rồi. Cũng có nhiều nghiên cứu, và giải pháp. Nếu có ai đó đi nhặt nó về, và chỉ cần làm theo một phần thôi cũng đã tốt hơn nhiều rồi. 
Nguyễn Văn Bình, 2010, “Đối thoại xã hội: Khái niệm, điều kiện, kinh nghiệm quốc tế và gợi mở cho Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3 (263), 2010.

Để đáp ứng với yêu cầu đang ngày càng gia tăng về tính minh bạch và hiệu quả hoạt động của các cơ quan công quyền, tổ chức nội bộ của các cơ quan công quyền đang được tái cấu trục và cách thức hoạt động cũng cần thay đổi. Xu hướng phân cấp trách nhiệm và đánh giá cán bộ thông qua hiệu quả công việc đang tăng lên trong khu vực dịch vụ công. Đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, giáo dục, các yếu tố của thị trường cạnh tranh đang thật sự xuất hiện. Đối thoại xã hội sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và thích ứng với quá trình cải cách này trong khu vực công.
Đối thoại xã hội có những đóng góp: 1) Tạo điều kiện đẻ các bên theo đuổi các vấn đề mà cả hai bên cùng quan tâm một cách tích cực, thông qua việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau về những lợi ích chung cũng như những lợi ích khác biết; 2) Tạo ra sự cân bằng về lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội; sự cân bằng lợi ích giữa các đối tác xã hội cũng như lợi ích chung của toàn xã hội; 3) Đáp ứng, thỏa mãn các lợi ích và nhu cầu của mỗi bên trong quá trình hoạch định các chính sách kinh tế, xã hội; 4) Tạo ra sự đồng thuận trong việc ra quyết định, thông qua đó, thúc đẩy và tăng cường tính hợp pháp, chính đáng (legitimacy) của chính quá trình ra các quyết sách đó; 5) Góp phần giảm thiểu xung đột, xây dựng hòa bình công nghiệp và quan hệ lao động hài hòa; 6) Góp phần tạo ra sự cam kết của chính các đối tác xã hội trong việc thực hiện một cách hiệu quả các chính sách, pháp luật do chính họ tham gia hoạch định; 7) Góp phần vào tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững.
Chính phủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy và bảo đảm cho đối thoại xã hội thực chất ở cấp quốc gia. Chính phủ có trách nhiệm thúc đẩy và bảo đảm một khung pháp lý phù hợp cho đối thoại xã hội bằng cách bảo đảm sự độc lập và các quyền cơ bản của các đối tác xã hội như quyền tự do hiệp hội và thương lượng tập thể. Vai trò của Chính phủ có thể là người tổ chức (promoter), hoặc người giữa vai trò chính (protagonist). Với tư cách là người tổ chức, bên cạnh việc bảo đảm các quyền cơ bản, các chính phủ còn có trách nhiệm thúc đẩy tham vấn với các đối tác xã hội thông qua việc đưa ra và thực hiện các biện pháp phù hợp cho việc tham vấn hiệu quả và thường xuyên. Với tư cách là người đóng vai trò chính trong đối thoại xã hội, chính phủ cần gương mẫu thực hiện đối thoại một cách tích cực, nhằm thúc đẩy văn hóa đối thoại.
Điều kiện cơ bản cho đối thoại xã hội hiệu quả: 1) Quyền tự do hiệp hội. Khái niệm tự do hiệp hội cần được hiểu với nhiều khía canh gồm: + người lao động và sử dụng lao động có quyền thành lập và gia nhập tổ chức theo sự lựa chọn của chính họ, mà không phải xin phép trước; + có quyền bầu ra người đại diện cho mình một cách tự do; + có quyền tự qyết định cơ cấu và cơ chế hoạt động nội bộ của mình; + có quyền thiết kế và thực hiện các chương trình hoạt động của mình một cách tự do; + có quyền đình công; có qyền thành lập ra các liên đoàn hoặc tổng liên đoàn và gia nhập các tổ chức quốc tế của người lao động và sử dụng lao động; + được bảo vệ chống lại sự phân biêt đối xử; + được bảo vệ chống lại các hành động can thiệp; + có quyền tiến hành thương lượng tập thể. 2) Nền tảng dân chủ. Đối thoại xã hội cần những nền tảng về dân chủ bởi vì đối thoại xã hội chính là một cơ chế quản trị xã hội hiệu quả trên cơ sở có sự tham gia một cách dân sự của các đối tác xã hội nói riêng và các tổ chức xã hội dân sự nói chung. Đối thoại xã hội chỉ có thể hình thành và phát triển ở một xã hội dân chủ, và đến lượt nó, đối thoại xã hội lại đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển đỏi sang một xã hội dân chủ. 3) các tổ chức của người dân phải có tính chính danh (legitimacy). Hiệu quả của đối thoại xã hội phụ thuộc rất nhiều vào tính chính danh của các đối tác xã hội. Tính chính danh trước hết và chủ yếu thể hiện ở tính đại diện và khả năng phản ánh lợi ích cảu các thành viên của mình. Các đồi tác xã hội cũng phải có khả năng kêu gọi sự ủng hộ cho những quan điểm của họ về những vấn đề đang được nêu lên giải quyết. 4) Khung khổ pháp lý và thể chế. Khung pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của mối quan hệ hợp tác cũng như các thiết chế bảo đảm thực hiện các mối quan hệ hợp tác đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự hành công của đối thoại xã hội. Sự hiện diện của khung khổ pháp lý và thể chế này không chỉ thiết lập và điều chính quá trình đối thoại xã hội giữa các bên mà còn là sự thể hiện sự chấp nhận của nhà nước đối với các đối tác xã hội là các đối tác hợp pháp, có đầy đr tư cách để tham gia đối thoại, thừa nhận các đối tác xã hội có quyền tham gia vào quá trình hoạch định chính sách. 5) Quyết tâm chính trị và cam kết tham gia thực hiện đối thoại xã hội của tất cả các bên một cách thiện chí. Cho dù có hay không một khung khổ pháp lý cho đối thoại xã hội thì việc tham gia vào quá trình đối thoại xã hội vẫn là sự tham gia một cách tự nguyện của tất cả các bên. Các bên cần có sự chấp nhận tính đa dạng vủa xã hội và tôn trọng lợi ích của nhau; chính phủ cần có sự tôn trọng và chấp nhận chia sẻ quyền lực đối với các đối tác xã hội. 6) năng lực chuyên môn. Các đối tác xã hội cần được tiếp cận một cách dễ dàng các thông tin liên quan về kinh tế, xã hội, pháp lý đang là chủ đề thảo luận và giải quyết của đất nước. Ở một số nước để hỗ trợ chuyên môn cho đối thoại xã hội các tổ chức đại diện còn lập ra các viện nghiên cứu riêng của mình. 7) Khả năng thực hiện các cam kết. Kết quả của đối thoại xã hội thành công thường là các thỏa thuận, thỏa ước được ký kết bởi các đối tác đối thoại. Các thỏa thuận đạt được thông qua đối thoại xã hội cần được chuyển hóa thành các chính sách cụ thể, có chương trình hành động rõ ràng với cơ chế giám sát và đánh giá chặt chẽ.
 Gợi mở khả năng đối thoại xã hội Trong lĩnh vực kinh tế và sử dụng lao động ở Việt Nam.
+ Điều kiện chung về kinh tế. đối thoại xã hội là sản phẩm của nền kinh tế thị trường và chỉ có thể tồn tại trong điều kiện kinh tế thị trường.
+ điều kiện về quyền tự do hiệp hội. Trong điều kiện cụ thể hiện nay (việc thành lập nhiều tổ chức công đoàn độc lập – đa công đoàn khó được chấp nhận và ít tính khả thi) để có đối thoại xã hội thực chất, điều kiện tối quan trọng là các đối tác xã hội bao gồm Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (TLĐLĐVN), Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Liên minh các hợp tác xã Việt Nam (VCA) cần được bảo đảm tính độc lập một cách thực sự, không chỉ trong các quy định mà cả trên thực tiễn. Mọi sự can thiệp, đặc biệt can thiệp về tổ chức, và tài chính từ bên ngoài đều có nguy cơ làm giảm hoặc mất tính độc lập của các đối tác xã hội.
+ điều kiện về tính “chính danh” của các đối tác xã hội khi tham gia đối thoại xã hội. có nhiều yếu tố ảnh hưởng và quyết định tính chính danh của một đối tác xã hội khi tham gia đối thoại xã hội, trong đó đặc biệt quan trọng là tính đại diện và tính hợp pháp của những người trực tiép tham gia đối thoại xã hội. Theo ILO tổ chức đại diện tham gia đối thoại xã hội không nhất thiết phải là tổ chức đại diện cho tất cả người lao động trong cả nước, mà chỉ cần là tổ chức đại diện chung nhất. về điểm này, có lẽ không có vấn đề gì đặt ra đối với các đối tác xã hội Việt Nam là TLĐLĐVN, VCCI, VCA. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của hầu hết các nước trên thế giới, các lực lượng này càng đại diện cho càng nhiều lực lượng của mình thì càng góp phần làm cho đối thoại xã hội trở nên thực chất hơn. TLĐLĐVN có thể được xem là tổ chức có tính đại diện cao của người lao động để tham gia đối thoại xã hội cấp quốc gia. Điều quan trọng là tính đại diện của các đối tác xã hội không chỉ thể hiện ở số lượng, tỷ lệ thành viên, mà chính ở khả năng phản ánh ý chí và nguyện vọng của thành viên. Về điểm này, như trong báo cáo BCH TLĐLĐVN khóa IX tháng 11/2008, các đối tác xã hội ở Việt Nam vẫn thường tự kiểm điểm và nhận mình là những tổ chức còn quan liêu, hành chính hóa, chưa thật gần gũi hội viên… Như vậy, rõ ràng các đối tác xã hội Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để có thể trở thành những đại diện thực sự của người lao động và sử dụng lao động tham gia đối thoại xã hội cấp quốc gia. Theo ILO và kinh nghiệm của các nước, tính chính danh của các đối tác xã hội tham gia đối thoại xã hội cấp quốc gia còn phải được bảo đảm thông qua cách thức mà các tổ chức này được chấp nhận là các đối tác đại diện chính thức. thông thường phải là những tổ chức được chính các tổ chức đó bầu trong số những tổ chức đại diện và được chính phủ thừa nhận. Trong bối cảnh Việt Nam, trong tương lai gần, có lẽ các điều kiện về chính trị, xã hội và pháp lý chưa cho phép thực hiện theo phương thức đó. (TLĐLĐVN được xác định là tổ chức đại diện người lao động tham gia đối thoại xã hội cấp quốc gia một cách đương nhiên, vì Việt Nam chỉ có một tổ chức công đoàn thống nhất. VCCI và VCA là hai tổ chức được chính phủ chỉ định là tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động ở cấp quốc gia theo Nghị định số 145/2004/NĐ-CP ngày 14/7/2004). Tuy nhiên, rất cần có những tiêu chí cụ thể, rõ ràng, có thể lượng hóa được, căn cứ vào đó mà một tổ chức có thể được chỉ định là đối tác xã hội chính thức tham gia đối thoại xã hội.   
+ điều kiện về khung khổ pháp lý và thể chế. Nhìn chung, hệ thống pháp luật hiện hành về đối thoại xã hội cấp quốc gia là khá đầy đủ, song cũng còn khá nhiều vấn đề cần được tiếp tục thảo luận và hoàn thiện. một số vấn đề có tính chấp khá cấp bách cần nghiên cứu là: 1) hoàn thiện, bổ sung những quy đình về hình thức và giá trị pháp lý của các kết quả đạt được thông qua đối thoại xã hội; 2) Bổ sung những quy định nhằm thúc đẩy đối thoại xã hội hai bên cấp quốc gia; 3) Hoàn thiện các quy định về UB quan hệ lao động để biến UB này thực sự trở thành thiết chế thường trực thực hiện đối thoại xã hội cấp quốc gia; 4) Xem xét ban hành các quy định thành lập một số tổ chức thực hiện đối thoại xã hội ba bên trong một số lĩnh vực cụ thể như: Hội đồng lương quốc gia, Hội đồng bảo hộ lao động quốc gia… 5) Bổ sung các quy định về ngyên tắc, tiêu chí, điều kiện cũng như các thức xác định một tổ chức là tổ chức đại diện của người sử dụng lao động làm căn cứ chỉ định các tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở cấp quốc gia.
+ Điều kiện về năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện các cam kết của các đối tác đối thoại. Trong những năm gần đây, năng lực của các đối tác xã hội tham gia đối thoại xã hội đã được nâng lên đáng kể, việc tham khảo ý kiến đã dần đi vào nền nếp. Tuy nhiên, sự yếu kém về năng lực chuyên môn và kỹ năng cần thiết để tham gia đối thoại xã hội hiệu quả vẫn là thách thức lớn đối với các đối tác xã hội Việt Nam. Đồng thời, do trình độ phát triển của đối thoại xã hội cấp quốc gia ở nước ta mói chỉ ở giai đoạn sơ khai, hầu như chỉ có đối thoại xã hội ba bên mà chưa thật sự có đối thoại xã hội hai bên cấp quốc gia. (Trong những năm gần đây, hàng năm đều có các cuộc gặp hai bên giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với TLĐLĐVN, giữa VCCI với TLĐLĐVN như là những hình thức sơ khai của đối thoại xã hội hai bên cấp quốc gia. Kết quả sau mỗi cuộc gặp là những bản kế hoạch công tác liên tịch hoặc các biên bản ghi nhớ chung. Tuy nhiên, các văn bản này không dẫn đến những cam kết có tính chất ràng buộc cao. Trong trường hợp một hoặc cả hai bên không hực hiện được các nội dung của văn bản thì cũng không dẫn đến một trách nhiệm cụ thể nào). Trong tương lai, với sự phát triển cao hơn của đối thoại xã hội, các thỏa thuận đạt được thông qua đối thoại xã hội cần được chuyển hóa thành các chính sách cụ thể, có chương trình hành động rõ ràng với cơ chế giám sát và đánh giá chặt chẽ. Các kết quả đánh giá sẽ được xem xét đầy đủ và cẩn trọng trong vòng đối thoại tiếp theo và như vậy kả năng thực hiện các cam kế, thỏa thuận của các đối tác xã hội sẽ là vấn đề hết sức quan trọng, bảo đảm cho hiệu quả thực chất của đối thoại xã hội.
“Ngoài sự điều phối của nhà nước và sự phân chia quyền lực trong hệ thống dân chủ thì sự liên minh, và đặc biệt là giữa các công đoàn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường xã hội, nhằm giữ sự cân bằng giữa tiền của và lao động. Cách tiếp cận này được gọi là cùng quyết định – sự tham gia của người lao động vào đàm phán giữa các đối tác xã hội – các công đoàn và những người chủ sử dụng lao động. Hình thức thứ hai là bầu cử đại diện của người lao động vào hội đồng giám sát. Hình thức quan trọng nhất của việc cùng quyết định là hội đồng người lao động trong công ty. Nhiệm vụ của hội đồng này là kiểm soát tất cả các quy định liên quan tới các khoản tiền công, điều kiện làm việc, và quyền của người lao động. Đồng thời đấu tranh chống lại phân biệt đối xử trong công ty. Hội đồng người lao động được quyền phủ quyết các quyết định của ban điều hành công ty. (Thorsten Rolf Schafer-Gumbel, 2014, “Dân chủ và kinh tế vì sự phát triển cong người: Góc nhìn dân chủ xã hội của nước Đức”, Tạp chí Nghiên cứu Con người, số 3(72) 2014.)
http://cafef.vn/doanh-nghiep/1-000-cong-nhan-dinh-cong-phan-doi-chu-quan-nguoi-trung-quoc-20151015163847288.chn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đặc khu kinh tế cần có đánh giá môi trường chiến lược toàn diện

Thủy điện 7 – Những bất cập và lợi ích nhóm

Rượu lược vàng chữa nhiệt miệng hiệu nghiệm