Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2014

Social event và khi nào có Dân chủ

Social event và khi nào có Dân chủ Có lẽ dân chủ thì không ai lạ gì. Thế nhưng nói cho cặn kẽ, đầy đủ thì chắc nhiều người chịu. Tôi cũng chẳng biết dân chủ là gì, nhưng những gì tôi nhìn thấy từ thực tế thì tôi tự cảm thấy có sự thay đổi lớn về dân chủ đang diễn ra ở Việt Nam. Nếu mọi người theo dõi thì thấy là Quốc hội vừa phê chuẩn mấy cái nghị quyết, chỉnh sửa mấy cái luật. Chẳng hạn như điều chỉnh về doanh nghiệp xã hội trong luật doanh nghiệp. Như phê chuẩn công ước về chống tra tấn. Phê chuẩn công ước về người khuyết tật. Nếu những ai quan tâm đến hoạt động vận động chính sách của các tổ chức xhds thì sẽ hiểu rằng đó là một thành công của vận động chính sách. Đây là kết quả của quá trình vận động mấy năm trời của các tổ chức xhds, kết hợp với các bên liên quan, trong đó các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan lập pháp… Việc này đã đánh dấu một sự thay đổi lớn. Đó là một sự thay đổi “luật chơi”. Từ chỗ độc quyền áp đặt luật chơi, thì nay đã có sự chia sẻ quyền lực. Cách thức á...

Mắc kẹt và lối thoát

 6g chiều, nhập nhoạng tối. Ra khỏi quán nước, lòng vẫn còn cảm giác vui vẻ, hân hoan từ cuộc giao lưu với những con người nhiệt tâm. Những người bạn trẻ mong muốn làm thiện nguyện. Con đường vào giờ tan tầm ngày cuối tuần đông nghịt. Xe máy, ô tô ken vào nhau. Tôi không đi đường này bao giờ. Đây là con đường mới mở, với đường 2 chiều rộng thênh thang. Vậy mà vào giờ này nó trở nên tắc nghẹt. Đi được khoảng chục mét thì không đi được nữa. Nhìn về phía trước là ngã tư tắc nghẹt. Tôi nghĩ phải quay lại đi đường khác thôi. Quay lại nhìn phía sau, xe máy và ô tô đang lao đến xếp đấy phía sau. Nếu tôi không nhanh quay lại thì những chiếc xe phía sau sẽ xếp chặt không còn chỗ mà quay xe. Tôi khó nhọc quay xe. Nhưng giống trò chơi xếp hình, tôi cứ cố nhích lên 1 chút thì đã có 1 chiếc bánh phía sau xếp vào khe hở tôi vừa nhích ra. Còn phía đầu kia thì tôi gặp phải cái nhìn đầy lạnh lùng và tức giận của 1 cô gái chở con trai. Tôi bảo cô í nhích lên 1 tí cho tôi đi qua. Nhưng tôi gặp p...

Làm khoa học chuyên nghiệp?

Những tin về các anh Hai lúa phát minh ra máy nọ máy kia, là ra cả xe tăng cho Campuchia cứ làm xã hội rộ cả lên. Nhiều ý kiến chê trách các ngành khoa học nước nhà. Tôi nghĩ chuyện làm khoa học và chuyện sáng chế là 2 chuyện có liên quan đến nhau nhưng là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau. Thế nào là khoa học? Làm ra một thứ mới so với xã hội mình, mới so với điều kiện của mình, nhưng thế giới người ta đã làm từ lâu rồi, và người ta đã làm tốt hơn nhiều lần thì gọi có là khoa học không? hay đó chỉ là cải tiến để nâng điều kiện của mình lên tốt hơn so với chính mình mà thôi. Trình độ của những nước kém phát triển chỉ ở mức « Ở rê ca » thôi. Cái mình « phát minh », « khoa học » thì người ta đã làm từ đời nào rồi. Với mình là ghê gớm, là hay ho, nhưng chẳng qua là mình ếch ngồi đáy giếng, chẳng chịu học hỏi xung quanh nên cứ tưởng đó là khoa học. Nếu đem cái « phát minh » của mình đi đăng ký phát mình thì sẽ biết họ đã có cái đó từ thời nảo thời nà...

Lòng yêu nước là gì?

Hôm nay ngồi uống nước. Một người bạn trầm ngâm: người Việt Nam mình ai cũng giàu lòng yêu nước. Cứ nói đến yêu nước là máu cứ nóng lên. Nhưng tớ thì không hiểu sao mọi người lại thế. Tớ không yêu nước theo kiểu như vậy. Mình bảo: Tôi cũng nghĩ như bạn, nhưng tôi không dám nói ra như bạn. Nói ra chắc mình bị ném đá luôn. Và tôi hỏi: vậy lòng yêu nước của bạn là thế nào? Bạn nói: tớ chỉ đơn giản yêu người thân, yêu hàng xóm, yêu người xung quanh, yêu những điều tốt đẹp. Chứ tớ không thể yêu những điều xa xôi, cao siêu. Tớ không thể nóng máu xông lên. Mình tự nghĩ: Mình cũng nghĩ giống vậy về lòng yêu nước. Nhưng, nói đến lòng yêu nước tưởng là đơn giản nhưng cũng khó ra phết. Ngày nay, ai có điều kiện đều cố cho con đi học nước ngoài và nếu con học xong ở lại định cư ở nước ngoài thì bố mẹ cho rằng đó là sự thành công của con, và yên tâm vào tương lai của con. Những người không có điều kiện thì tìm cách đi lao động nước ngoài và nếu định cư được thì là điều vượt quá mong ước của ...

Viết nhân ngày 20/11

Vào ngày này, toàn dân rộn ràng chúc mừng thầy cô. Thầy cô thì hào hứng, hân hoan đón nhận những lời chúc. Học sinh thì bồi hồi nhớ về thầy cô, và bạn bè cũ. Rất nhiều cuộc tụ họp, gặp mặt… Nhà tôi, 2 cậu con trai. Cậu lớn thì đi vui vẻ với bạn bè, đến nhà cô. Cậu bé thì ở nhà. Mẹ hỏi con có đi cô không? Nó lắc đầu. Mẹ nhắc đến lớp cấp II, cấp III nó đều lắc đầu. Rồi bảo: mẹ biết rồi, con không đi đâu cả. Mọi người đi chỉ để gặp bạn chứ có phải để gặp thầy cô đâu. Mà con thì không muốn gặp cô, cũng chẳng thích chơi với bạn nào. Đó là lý do nó không đi. Tất cả bạn của nó chỉ là bạn quen qua fb, và bạn ở trường ĐH bây giờ. Cũng may là bây giờ có trường học liên kết. Học ở đây, học sinh phải đóng nhiều tiền, nhưng bù lại không có nhiều loại học sinh mà thằng cu nhà tôi gọi là “thanh niên nghiêm túc”. Và không có những môn học như chxh, tư tưởng này nọ… Vì thế, thằng con tôi có nhiều bạn ở trường. Trước khi vào trường đóng tiền, con tôi đã đỗ vào trường ĐH Quốc gia. Nhưng học ở đó kho...

Về những cái mới trong vận động chính sách

Xin nói đôi điều về những cách làm mới của Liên Minh Kiểm soát Ô nhiễm nước. Trong 1 năm qua Liên Minh đã làm được rất nhiều việc. Từ việc định hướng hoạt động đến việc định hướng trong vận động chính sách. Và cả phương pháp làm việc, cũng như việc tụ hội được nhiều lực lượng tham gia. Về định hướng hoạt động. Ban đầu dự định là làm về ô nhiễm khu công nghiệp. Nhưng qua nhiều bàn luận, tư vấn, góp ý, mọi người thấy là chủ đề ô nhiễm khu công nghiệp quá nhậy cảm, nhiều xung đột lợi ích, và mọi người đã tìm ra được hướng khác là kiểm soát ô nhiễm nước (KSONN). Việc đi tìm hướng là một quá trình khó khăn và cũng rất gay go quyết liệt. Những Liên Minh khác thành công hay thất bại cũng một phần là ở khâu này. Định hướng kiểm soát ô nhiễm nước, về thực chất nó cũng liên quan đến ô nhiễm khu công nghiệp, tuy nhiên KSONN lại rộng hơn nhiều. Nó không chỉ có ô nhiễm khu công nghiệp mà còn cả nông nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt… Và như vậy nó “mềm” hơn, vì nó không chĩa mũi dùi vào ô nhiễm công ...

Một cách làm mới trong làm luật

Hôm nay đi dự hội thảo về kiểm soát ô nhiễm nước. Một cảm nhận thật tuyệt. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời tôi đi dự một hội thảo như thế này. Một hội thảo có nhiều thành phần tham dự như thế. Hội thảo chỉ có khoảng gần 5 chục người nhưng có đủ các thành phần. Từ những vị cao cấp từ cấp Quốc hội, Bộ, Cục, Tỉnh … Các vị ở các trường ĐH hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực môi trường và quản lý nước, y tế, xây dựng, nông nghiệp, luật. Các hiệp hội nghề. Các nhà nghiên cứu đầu ngành trong các lĩnh vực từ khoa học, kỹ thuật đến xã hội. Toàn là những tiến sỹ học ở Anh, Mỹ, Úc, Nhật. Và có cả cộng đồng tham dự. Một hội thảo mà sự nhiệt huyết toát ra từ tất cả các thành viên. Ai lên phát biểu cũng đều nhiệt huyết. Họ đều là những người truyền lửa. Chưa có hội nghị nào có rất nhiều quan chức nhưng không có phong bì, mà lại họp vào ngày thứ 7, và họp thông một mạch không giải lao. Một hội thảo mà các bài tham luận rất chất lượng. Mỗi tham luận đều rất nhiều thông tin, hơn nữa đều đưa ra ...

Cách chăm sóc mai trắng

Hình ảnh
Chơi mai trắng là một trong những đam mê mới của người dân miền Nam, tuy nhiên để trồng và chăm sóc giống mai này thường khó hơn mai vàng. Sau đây là cách trồng mai trắng miền Bắc. Hướng dẫn trồng, chiết, giâm và ghép cành, rễ bonsai Làm sao để cây sứ Thái ra hoa nhiều vào dịp Tết Kỹ thuật sửa mai kiểng Nội dung chi tiết Độ khó: Cực dễ 1 Cây mai chăm sóc gần giống cây đào, tuy nhiên, mai không cần thiến (làm cho cây chột đi) như đào vì hoa đào cần nhiều, cành đào cần mập nhưng hoa mai chỉ cần thưa thớt, cành mai càng nhỏ càng đẹp. Nhưng cũng chính vì thế, phải lưu ý chế độ chăm sóc vì cây thường dễ bị chảy nhựa vào mùa hè. Nếu bạn càng tưới nước ốc ngâm hoặc nước bể phốt, cây mai càng bị chảy nhựa mạnh vào khoảng tháng 4 đến tháng 7 dương lịch (thời điểm có nắng gắt). Tuy nhiên, kinh nghiệm trồng mai ở miền Bắc thì thời điểm có thể tưới nước vo gạo hoặc nước ốc là trước tháng 3 âm và sau tháng 7 âm. Bạn cũng lưu ý là cây mai không ưa nước lắm nên đừng tưới quá ẩm. 2 Bạn...