Kinh nghiệm thay đổi của những nhóm xã hội “dưới đáy”

Chúng ta vẫn nói nhiều về tự do, dân chủ, về nhân quyền. Đó là những mục tiêu cao đẹp mà nhân loại hướng tới. Có nhiều người, nhiều nhóm người đã tích cực lên tiếng, và hành động cho những mục tiêu đó. Trong 2-3 thập kỷ qua đã có nhiều nhóm người hành động, đấu tranh và đã gặt hái những thành công. Vậy những nhóm xã hội này họ là ai?
Nhóm mà chúng ta đang nói đến chính là những nhóm xã hội được gọi chung trong nhóm xã hội yếu thế. Nhiều trong số đó thậm chí còn được xếp vào nhóm “tệ nạn xã hội”. Đó là những nhóm người nhiễm HIV/AIDS, nghiện ma túy, mại dâm, đồng tính chuyển giới, người tàn tật. những nhóm này có thể được gọi là nhóm ở đáy xã hội.
2-3 chục năm trước đây, so với những nhóm đáy xã hội thì một số nhóm khác có vị thế cao hơn, chẳng hạn như nhóm nông dân, nhóm người di dân nông thôn – đô thị, người nghèo, nhóm những cô gái quan hệ tình dục trước hôn nhân và nạo hút thai… Sau 2-3 chục năm, sự thay đổi diễn ra không nhiều ở các nhóm xã hội. Những người nông dân vẫn ở trong những hoàn cảnh khó khăn trong tiếp cận các nguồn lực như đất đai  (mất đất), thị trường (được mùa rớt giá), canh tác an toàn (thực phẩm không an toàn), ô nhiễm môi trường (cá chết, làng ung thư) … Những người di dân nông thôn – đô thị vẫn tiếp tục ở trong hoàn cảnh khó khăn trong tiếp cận các nguồn lực như không bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ công: y tế, giáo dục, nước sạch, điện, vay vốn, tham gia các tổ chức xã hội …. Những cô gái quan hệ tình dục trước hôn nhân vẫn không được một chính sách nào bảo vệ (cần có chính sách tình dục an toàn cho đối tượng này). Xã hội vẫn tiếp tục kỳ thị quyền tình dục của họ. Dẫn đến tỷ lệ nạo thai ở Việt Nam vẫn tiếp tục ở vị trí hàng đầu thế giới.  
Trong khi tình cảnh không thay đổi nhiều với các nhóm xã hội trên, những nhóm đáy đã đạt được rất nhiều thay đổi. Đặc biệt là vị thế của họ đã thay đổi đáng kể. Quyền của họ đã thay đổi.  Họ tiếp cận được đến nhiều nguồn lực hơn. Tiếng nói của họ được lắng nghe hơn. Họ đã có thể tham gia vào vận động chính sách. Câu hỏi là họ đã đạt được những thành quả gì? Kinh nghiệm đấu tranh cho sự thay đổi của họ là gì? Con đường tiến đến giành lấy quyền bình đẳng, khẳng định vị thế của mình trong xã hội đã diễn ra như thế nào? Những kinh nghiệm của họ có ích cho các nhóm xã hội khác không?
Đang có những tổng kết đánh giá hoạt động rất thú vị. Ai quan tâm đến kinh nghiệm, bài học thì chú ý nhé.

HN 10/5/2016

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tuổi thơ thời chiến bơ vơ

Một cách làm luật mới

Nạo thai hay không nạo thai?