ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO HỆ SINH THÁI (EbA)
Sức mạnh của tự nhiên là vô cùng mạnh mẽ. Biến đổi
khí hậu sẽ có những tác động vô cùng mạnh mẽ. Nhưng chính thế giới tự nhiên
cũng có sức mạnh thích nghi vô cùng mạnh mẽ với các điều kiện khắc nghiệt của thiên
nhiên. Dựa vào sự thích nghi của tự nhiên đối với những tác động biến đổi của thiên
nhiên là điều chúng ta có thể làm trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Ứng phó biến đổi khí hậu thực ra đã diễn ra khá lâu trên thế giới và ở Việt Nam. Có rất nhiều chương trình, dự án, và diễn ra ở khắp các địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, hầu hết các giải pháp ứng phó BĐKH đều là những giải pháp công trình. Chẳng hạn xây dựng đê, kè, đập, làm đường, cầu, xây các công trình kiên cố… Qua thời gian thế giới đã nhận thấy những giải pháp công trình này là không đủ. Thậm chí những giải pháp công trình còn gây những tác động xấu đến môi trường và từ đó đến ứng phó BĐKH.
Ứng phó biến đổi khí hậu thực ra đã diễn ra khá lâu trên thế giới và ở Việt Nam. Có rất nhiều chương trình, dự án, và diễn ra ở khắp các địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, hầu hết các giải pháp ứng phó BĐKH đều là những giải pháp công trình. Chẳng hạn xây dựng đê, kè, đập, làm đường, cầu, xây các công trình kiên cố… Qua thời gian thế giới đã nhận thấy những giải pháp công trình này là không đủ. Thậm chí những giải pháp công trình còn gây những tác động xấu đến môi trường và từ đó đến ứng phó BĐKH.
Ý tưởng ứng phó BĐKH dựa vào hệ sinh thái cũng đã được thế
giới đưa ra từ khá lâu rồi. Các nghiên cứu, đề xuất, các mô hình đã có nhiều rồi.
Tuy nhiên, hầu hết mới dừng ở mức đề xuất, kiến nghị, giải pháp. Hoặc có áp dụng
thì mới ở quy mô nhỏ, quy mô một làng. Trên thế giới chưa thực hiện ứng phó
BĐKH ở quy mô lớn như cấp tỉnh, cấp vùng. Lần đầu tiên giải pháp này được thử
nghiệm ở Việt Nam. Lý do lựa chọn Việt Nam có lẽ là Việt Nam là một trong những
nước chịu ảnh hưởng nặng của BĐKH.
Dự án ứng phó BĐKH dựa vào hệ sinh thái (EbA) là dự án
thuộc MONRE, cụ thể đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp là ISPONRE. Với sự trợ
giúp tài chính là GIZ. Đơn vị được thuê tư vấn kỹ thuật là ICEM. ICEM là đơn vị
có rất nhiều kinh nghiệm về ứng phó BĐKH, đặc biệt là vùng sông Mekong. Địa bàn
được lựa chọn xây dựng phương án (EbA) là 2 tỉnh Bắc Miền Trung: Hà Tĩnh, và Quảng
Bình. Đây là lần đầu tiên trên thế giới giải pháp EbA được xây dựng cho quy mô
tỉnh và quy mô vùng (2 tỉnh Bắc Miền Trung). Đội ngũ chuyên gia được thuê gồm 2
chuyên gia quốc tế (1 về sinh thái, 1 về sinh thái xã hội), và các chuyên gia
trong nước gồm: chuyên gia sinh thái rừng, chuyên gia sinh thái cát ven biển, chuyên
gia nông nghiệp, chuyên gia bản đồ GIS, chuyên gia kinh tế và dịch vụ hệ sinh
thái, chuyên gia tài nguyên nước và dòng chảy, chuyên gia xã hội.
Đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới. Mới đối với tất cả. Từ
đơn vị quản lý (MONRE, ISPONRE), nhà tài trợ và kỹ thuật (GIZ, ICEM), các
chuyên gia quốc tế và trong nước đều chưa hề có kinh nghiệm gì về EbA. Tất cả đều
vừa làm vừa nghiên cứu. Việc này đã gây khó khăn không nhỏ. Thường xuyên không hiểu
nhau, thậm chí là nghi ngờ về cách nghiên cứu. Nảy sinh những nghi ngờ từ phía
MONRE, ISPONRE, từ phía GIZ, ICEM, từ phía lãnh đạo 2 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Trong nội bộ nhóm chuyên gia cũng thường tranh luận gay gắt. Cũng phải nói thêm
là GIZ may mắn đã tuyển được đội ngũ chuyên gia có trình độ và dày dạn kinh
nghiệm. Nhưng chính vì thế nên các chuyên gia thường xuyên bận. Rất hiếm khi có
đủ mặt các chuyên gia. Thường xuyên phải làm việc qua email, skype. Thậm chí là
trong quá trình dự án các chuyên gia không tham gia tiếp được. Số chuyên gia cứ
giảm dần. Đổi lại thì các chuyên gia đã có được những hiệu quả làm việc trong
những điều kiện thời gian eo hẹp, thông tin, dữ liệu thiếu thốn.
Nói về nội dung của EbA một cách đơn giản. Đúng như tên
gọi: ứng phó BĐKH dựa vào hệ sinh thái. Cụ thể ở đây là hệ sinh thái – kinh tế -
xã hội. Về mặt sinh thái, mỗi tỉnh, vùng đều có đặc trưng là 4 vùng sinh thái,
gồm: vùng rừng núi cao, vùng đồi trung du, vùng đồng bằng, vùng ven biển và biển.
Trên mỗi vùng sinh thái đó có diễn ra các hoạt động kinh tế và xã hội đa dạng.
Chẳng hạn vùng rừng núi cao, về xã hội gồm: bên cạnh người Kinh, người dân tộc,
người nghèo, còn có các ban quản lý rừng, ban quản lý vườn quốc gia, các công
ty trồng rừng, … Về kinh tế sẽ gồm: canh tác nương rẫy, chăn nuôi gia súc, trồng
rừng, quản lý, khai thác, chế biến sản phẩm rừng. Tại sao lại phải phân ra tỉ mỉ
như vậy. Đó là vì với BĐKH, mỗi hệ sinh thái – kinh tế - xã hội sẽ chịu tác động
khác nhau, và có những phương thức ứng phó EbA khác nhau. Chẳng hạn người Kinh
khác người dân tộc, trồng rẫy khác trổng rừng trong việc chịu ảnh hưởng và
trong ứng phó EbA. Kết quả phân tích cho thấy mỗi tỉnh sẽ có khoảng 40 hệ sinh
thái – kinh tế - xã hội.
Ứng với mỗi hệ sinh thái- kinh tế- xã hội, trước hết sẽ
có một nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH. Việc đánh giá tác động của BĐKH
cũng đã có những mô hình được xây dựng rồi. Cụ thể, nói một cách đơn giản, được
đo lường theo 2 công thức:
Exposure (sự hứng chịu) + Sensitive (tính nhạy cảm) =
Impact (tác động)
Impact (tác động) + Adaptive Capacity (khả năng ứng phó)
= Vulnerability Assessment (đánh giá tổn thương)
Mỗi thành phần trong 2 công thức trên đều được xác định
đo đạc cụ thể, và cách tính của mỗi công thức đều được quy định cụ thể.
Trên cơ sở đánh giá tác động, và xác định những tiềm
năng ứng phó, nghiên cứu sẽ đưa ra những gợi ý về EbA.
Mỗi tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình sẽ có đánh giá ở 2 cấp độ: đánh
giá ở cấp độ tỉnh (gọi là macro report), và đánh giá ở cấp xã (gọi là micro
report). Macro report sẽ bao bồm khoảng 20 báo cáo thành phần, gồm báo cáo về
sinh thái, về kinh tế, xã hội, về các hệ sinh thái – kinh tế - xã hội, về dự
báo BĐKH nước biển dâng và những thảm họa, và đề xuất giải pháp EbA …Đánh giá ở
cấp xã (Micro) cụ thể là xem xét toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội và những ảnh
hưởng của BĐKH, để đưa ra đề xuất EbA. Chẳng hạn như một xã ở huyện Ngư Thủy Bắc,
huyện Lệ Thủy. Dân ở đây có các hoạt động sinh kế chính là đánh bắt ven biển,
thu mua và chế biến hải sản (làm cá khô, nước mắm, muối, cá đông lạnh), nuôi thủy
sản trên cát (nuôi cá lóc, tôm), chăn nuôi gia súc (lợn, gà, bò), trồng khoai,
sắn, rau trên cát, trồng rừng trên cát (keo, phi lao). Như vậy sẽ có các hệ
sinh thái như: hộ gia đình nuôi thủy sản trên cát; Ngư dân đánh bắt gần bờ… Mỗi
hệ sinh thái – kinh tế - xã hội sẽ chịu tác động BĐKH khác nhau và ứng phó khác
nhau. Chẳng hạn đánh bắt gần bờ chịu tác động của khí hậu, chỉ hoạt động vào
mùa hè. Các mùa khác trong năm có gió, bão, rét rất nguy hiểm cho nghề đi biển.
Nuôi cá lóc trên cát chính là nghề “ăn theo” của nghề đi biển. Cá biển loại nhỏ,
bán không được giá sẽ được dùng để nuôi cá lóc. Vì vậy cá lóc chỉ nuôi vào mùa
hè, là mùa có nguồn thức ăn cho cá. Nhưng mùa hè lại là mùa nóng và hạn hán. Vì
vậy năng suất và sản lượng cá rất thấp. Việc nuôi cá hầu như chỉ là hình thức
tiết kiệm chứ không hề sinh lời.
Bên cạnh những tác động từ BĐKH còn có những tác động do
con người. Chẳng hạn nhận thức của người dân và lãnh đạo địa phương. Họ chặt bỏ
những cây bản địa, có khả năng phát triển rất nhanh trên cát, khả năng chống chịu
khí hậu cực đoan rất tốt. Thay vào đó họ mang những cây ngoại lai về trồng. Việc
này có thể đem lại lợi ích trước mắt nhưng về lâu dài, sẽ không có lợi. Họ phát
triển chăn nuôi (nuôi cá lóc, nuôi lợn, bò…) nhưng không có biện pháp xử lý chất
thải, gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra còn có những tác động do ô nhiễm từ sản
xuất công nghiệp làm cá biển chết. Việc tìm ra giải pháp EbA sẽ giúp họ phát
triển bền vững.
Còn một khó khăn nữa về nguồn nhân lực. Những năm gần
đây lượng người di dân đi làm ăn xa khá đông, chiếm 30-50% dân số. Trong tình
hình cá biển chết, số người bỏ đi xa sẽ còn tăng lên. Tình trạng “làng ma”, tức
là những làng mà người dân bỏ đi hết, sẽ có thể xuất hiện.
Đề xuất EbA cho vùng cát ven biển: 1) bảo vệ và phát triển
rạn san hô và bãi rong vùng ngoài khơi. Giúp làm tăng đàn cá. 2) Phát triển cây
bản địa trên rừng phòng hộ ven biển và trong khu dân cư. Giúp chống gió bão và
xâm lấn của cát, chống chọi nước biển dâng. 3) Phát triển dòng cá nước ngọt bản
địa, đặc trưng ở vùng cát. Giúp chống chọi với khí hậu khắc nghiệt, tăng năng
suất và sản lượng. 4) phát triển chăn nuôi lợn tập trung giống bản địa, vừa
tăng khả năng chống chịu với khí hậu khắc nghiệt vừa có giá bán cao. Chú ý xử
lý chất thải, tránh ô nhiễm môi trường.
HN 29/6/2016
Nhận xét
Đăng nhận xét