Sự thất bại của chương trình chống tham nhũng

Tổng kết 10 năm phòng chống tham nhũng rút ra kết luận là sau 10 ra được rất nhiều luật, và một rừng những nghị định, quy định, và tham nhũng vẫn phát triển ổn định.
Hi hi, nói ra thì các đng chí chng tham nhũng thy bun, nhưng Tớ thấy là những thất bại của chương trình tham nhũng là do sai ngay từ cách nhìn, sai ngay từ cách đặt vấn đề, sai ngay từ quan điểm.
- Nếu coi chống tham nhũng là mục tiêu thì chẳng bao giờ có kết quả.
- Nếu chống tham nhũng là việc của nhà nước thì sẽ chẳng bao giờ có kết quả.
- Nếu chống tham nhũng bằng các loại luật thì sẽ chẳng bao giờ có kết quả.
Nghe có vẻ rất buồn cười. Nhưng nếu suy nghĩ kỹ một tí thì ta sẽ thấy có điều hợp lý.
1. Mục tiêu không phải là chống tham nhũng mà mục tiêu là quản trị nhà nước. Công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình mới là mục tiêu. Nếu mọi hoạt động của nhà nước được quản trị tốt, từ các cơ quan trung ương, đến địa phương, từ các dự án to nhỏ, đến các hoạt động hành chính, đều thực hiện được công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, tức là hoàn toàn trong sạch thì sẽ không còn nhiều chỗ cho tham nhũng. Khi đạt được những điều này, tham nhũng sẽ tự thuyên giảm.
2. Vai trò của nhà nước và xã hội dân sự. Không một nhà nước nào có khả năng kiểm soát mọi hoạt động tham nhũng. Hơn nữa độc quyền, quyền lực tuyệt đối chính là nguồn gốc của tham nhũng. Nhà nước không phải là giữ độc quyền. Vai trò phòng chống tham nhũng là của người dân và các tổ chức xã hội. Chính xã hội dân sự và quần chúng đông đảo sẽ là lực lượng ngăn chặn, kiểm soát, giám sát hữu hiệu. Và cũng là lực lượng giúp bảo vệ nhân chứng. Đồng thời khuyến khích, nuôi dưỡng văn hóa và hành vi trong sạch, minh bạch.
3. Mục tiêu không chỉ là chống mà là truyền thông, giáo dục văn hóa văn minh, lành mạnh. Người ta tưởng dùng luật pháp để phòng chống tham nhũng, nhưng thực tế thì luật chỉ có thể chống chứ không hề xây dựng được một xã hội mới văn minh. Luật pháp không phải là cái chính điều chỉnh hành vi. Giáo dục những giá trị về liêm chính, trong sạch, trung thực mới là những giá trị giúp con người và xã hội điều chỉnh hành vi. Việc giáo dục này hoàn toàn không phải là công việc chỉ của Bộ Giáo dục. Truyền thông, báo chí độc lập và các tổ chức xã hội là cách thức duy nhất và mạnh mẽ nhất để lan tỏa những giá trị liêm chính, trong sạch và trung thực. Từ nay các chương trình TV thay vì tràn lan game show, quảng cáo, hãy tăng cường những chươn trình về giá trị liêm chính. Các hội mẹ bỉm sữa, hội chim cá cảnh hãy tăng cường những hoạt động minh bạch, công khai. Ít nhất là nói không với phong bì cho cô giáo, hoặc nói không với thức ăn bẩn cho chim, cá … Những điều này tưởng là nhỏ mọn, tầm thường, nhưng nó sẽ tạo nên những giá trị về liêm chính. Và tưởng đơn giản chứ thực hiện được nó cũng không hề dễ. Nhưng nếu làm được thì sức lan tỏa của nó sẽ vô cùng lớn.
Những điều này chắc là thế giới người ta đã nói ở đâu đó rồi. Chỉ có điều là ở Việt Nam đa số vẫn còn khá mu mơ, mù mờ về việc này.
Tóm lại chống tham nhũng ko phải là công việc của những nhà chống tham nhũng. (hi hi, giải tán cái ban này đi thì dôi ra được mớ tiền. ).
T đ rng sp ti s có các d án lng ghép. Lng ghép qun tr, chng tham nhũng vào các kế hoch hành đng ca các đa phương. Lng ghép qun tr, chng tham nhũng vào qun lý, thc thi các d án... Mà biết đâu thc tế đã có ri mà t chưa biết. hi hi, VN đâu đâu cũng thy lng ghép. Không khéo quc ca s hát bài “lng ghép”.

HN 28/6/2016


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tuổi thơ thời chiến bơ vơ

Một cách làm luật mới

Nạo thai hay không nạo thai?