Tự do ngôn luận, chính trị đa nguyên
J nói đúng, ở Việt Nam đâu đâu cũng nói đến chuyện chính trị. Mọi tầng lớp đều nói đến chuyện chính trị. Mọi quan điểm được đưa ra. Tất cả, tạo nên 1 bức tranh xã hội hết sức tự do và cởi mở. Nhưng, hiện thực tự do, cởi mở trong tư duy và ngôn luận đó chỉ được tồn tại ngoài xã hội, không chính thức. Còn trong lĩnh vực bị kiểm duyệt thì không có sự tự do như vậy. Báo chí, cơ quan nhà nước không có tự do như ngoài xã hội. Những người cất tiếng nói trên truyền thông hoặc ở những nơi chính thống: báo chí, cơ quan nhà nước sẽ chịu rủi ro (bắt giữ, khiển trách, mắm tôm, sách nhiễu, bắt bớ…). Chính những rủi ro này đã làm nản lòng những người muốn tự do ngôn luận, hay chính trị đa nguyên (không nói đa đảng, mà chỉ là có nhiều quan điểm trái chiều, khác nhau). Công khai, minh bạch là một cách rất hiệu quả để vừa là khuyến khích tự do ngôn luận (khi dân có đầy đủ thông tin, họ sẽ có thêm bằng chứng và động lực để tự do suy nghĩ và lên tiếng); để từ đó thúc đẩy tự do ngôn luận nói riêng và...