"Văn hóa đấu tố" sẽ không còn đất tồn tại nữa

Bình luận về lá thư được cho là của TTg Nguyễn Tấn Dũng, có người đã bình luận thế này: “Ngẫm suy, cải cách ruộng đất đã qua mấy chục năm rồi, thế mà văn hóa “đấu tố” vẫn còn sâu đậm trong những vị thâm niên đã từng cai trị đất nước và trong một số người lãnh đạo có quyền đang đương chức hiện nay. Tại hội nghị Trung ương 13, những người này - đã về hưu hoặc đang đương chức cố ý đem văn hóa đấu tố này vào Đại hội XII để tranh giành quyền lợi cá nhân, trong khi đó đại sự quốc gia như đã nêu trong bức thư của 127 nhân sĩ, trí thức thì họ không thèm để ý đến. Những người này làm như vậy là có trọng tội đối với đất nước. Nhân dân và lịch sử sẽ phán xét.”
Tôi đồng ý với cách đánh giá là “văn hóa đấu tố”. Nhưng tôi không đồng ý với cách nhìn “nhân dân và lịch sử sẽ phán xét”.
Tôi cho rằng, người ta đang bới móc, soi mói nhau những chuyện lặt vặt. Người ta dùng những cách thức của thời cách đây mấy chục năm. Họ, những người được gọi là lãnh đạo đất nước, nhưng họ không làm theo cung cách Quản Trị Quốc Gia. Họ không xem xét năng lực lãnh đạo dựa trên hiệu quả công việc. Họ không đánh giá phẩm chất người lãnh đạo dựa trên nguyên tắc Công Khai, Minh Bạch, Trách Nhiệm Giải trình. Họ không phán xét con người dựa trên pháp luật. Tất cả chỉ là đấu tố.
Sao họ không nhìn ra ngoài xã hội. Biết bao nhiêu con người đang từng ngày nỗ lực xây dựng, thúc đẩy quá trình Quản Trị Quốc Gia theo hướng văn minh. Đó là những con người tích cực, không thụ động. Họ luôn hành động. Họ không ngồi chờ và không để cho ai muốn làm gì thì làm. Điều đó có nghĩa là họ không ngồi đợi để “lịch sử phán xét”. Họ tự viết nên lịch sử. Những con người lạc hậu, dở võ “đấu tố” ra, sẽ không còn dịp để tiếp tục lâu hơn được nữa.
HN 25/12/2015

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tuổi thơ thời chiến bơ vơ

Một cách làm luật mới

Nạo thai hay không nạo thai?