Một số kinh nghiệm cơ bản cho người muốn thay đổi


Nhân bài talk của Đặng Hoàng Giang, tớ có một vài ý kiến bình thêm. Cái này đã nói ở đâu đó rồi, nay nói thêm. Thực ra, nói về điều này thì nhiều lắm, vì vậy nói càng nhiều càng có nhiều ý bổ sung.
Xây dựng sức kháng cự và sự dẻo dai

-        Tôi đã làm điều sai.
Có thể tôi không sai, nhưng tôi đã nhìn thấy hành vi sai trái, và nay tôi muốn thay đổi
-        Tôi chịu trách nhiệm.
khi tôi không sai, tôi không phải chịu trách nhiệm về hành vi sai trái đó, nhưng tôi chịu trách nhiệm về việc thấy sai mà không phản đối. tôi chịu trách nhiệm về việc chỉ ra cái sai để cho cộng đồng, cho xã hội thấy. Nhiều người không thấy có trách nhiệm trong chuyện đó, (và đó là vô cảm.) Nhưng trong xã hội vẫn có những người thấy mình có một phần trách nhiệm.
-        Tôi tôn trọng quyền lực đúng, nhưng phản đối quyền lực sai.
 Dùng quyến lực để đưa ra những quyết định sai trái. Hoặc dùng quyền lực để thực thi, để hỗ trợ, ủng hộ những việc làm sai trái. Đó là những điều cần phải phản đối.
-        Tôi muốn được tập thể chấp nhận, nhưng tôi còn yêu quý sự độc lập của bản thân hơn.
Sự độc lập bản thân là yếu tố cơ bản khiến một người dám chịu trách nhiệm, dám tự mình chống lại những điều sai trái, khiến họ có thể kiên trì đi hết con đường đấu tranh kể cả phải chịu nhiều đòn đánh trả, nhiều đòn răn đe, đe dọa. Sự độc lập cá nhân là điều cần phải được rèn luyện giáo dục, đào tạo từ nhỏ, và qua quá trình lâu dài, Nếu giáo dục muộn, người ta quen với lệ thuộc, nô lệ thì quá trình giáo dục lại rất khó.
-        Tôi không hy sinh sự tự do và ý kiến cá nhân cho ảo tưởng an toàn và được bảo vệ.
Khi chưa chính thức lên tiếng phản kháng thì người ta còn ngập ngừng đắn đo giữa sự tự do và an toàn. Nhưng khi đã chính thức tuyên chiến với cái xấu thì họ có nhiều nguy cơ gặp phải sự phản đối, đe dọa. Lúc đó họ hoặc là dừng bước, quay lại đảm bảo sự an toàn mà chấp nhận hy sinh sự tự do suy nghĩ. Nhiều khi cái an toàn đó họ biết là chỉ là ảo tường. Hoặc là chấp nhận đương đầu với mọi hoàn cảnh để bảo vệ sự tự do mà mình đã lựa chọn. Một điều mà chỉ những ai đã dấn thân mới biết được, đó là khi đã dấn thân, họ nhận được nhiều sự ủng hộ từ những người, những lực lượng mà họ không ngờ tới. Khi họ hy sinh cá nhân thì những điều mà họ bảo vệ, những người mà họ bảo vệ sẽ là lực lượng bảo vệ, cho dù là yếu ớt, hoặc không công khai. Và một điều mà chỉ những người dấn thân mới biết. Sự tự do nó có sức mạnh ghê gớm. Khi đấu tranh cho tự do, người ta có thêm sức mạnh mà họ không ngờ tới. Và những người đấu tranh vì tự do, cùng gộp lại sẽ thành một sức mạnh vượt qua nhiều thách thức.
-        Hy sinh hay lựa chọn
Xã hội vẫn quen gọi những người dấn thân là phải “hy sinh”, tuy nhiên, với họ đó không phải là hy sinh. Đó đơn giản chỉ là việc cần phải làm. Việc không thể không làm. Tức là với họ, những gì đi trái với những giá trị xã hội, giá trị cuộc sống thì họ phải lên tiếng để chống lại. Cho dù là khó khăn, nguy hiểm. Nhưng biết sao được. Họ không chấp nhận việc những giá trị cuộc sống đó bị vi phạm. Chúng ta cứ hay kêu rằng xã hội bây giờ xuống cấp, xã hội bây giờ vô cảm… đó là vì chính những con người trong xã hội đã không hàng ngày đứng lên bảo vệ những giá trị cuộc sống đó. Có ai đứng lên bảo vệ nó đâu mà nó chẳng xuống cấp. Chỉ khi nào con người biết quý trọng những giá trị xã hội, và làm hết sức để bảo vệ những giá trị xã hội đó thì xã hội mới tiến lên được.
-        Bất lực hay trách nhiệm
Với những người dám hy sinh, những người tự lựa chọn cách đứng lên bảo vệ những giá trị xã hội thì chính là người có trách nhiệm. không phải họ cứ hô hào là tôi có trách nhiệm, tôi phải có trách nhiệm, mà chỉ đơn giản là họ thấy phải làm việc đó thôi.
-        Những Giá trị  cuộc sống
Đó là việc không thể không làm. Mình không thể đứng nhìn cái giá trị cuộc sống, giá trị xã hội đó bị vi phạm, bị dẫm đạp lên. Không phải họ can đảm vượt qua khó khăn, mà chỉ đơn giản là đó là việc đằng nào thì mình cũng làm, dù có khó, hay nguy hiểm. Đối với họ, giá trị xã hội quan trọng hơn cả cuộc sống của họ. Trước đây, tổ quốc, dân tộc là quan trọng hơn cuộc sống cá nhân. Ngày nay, giá trị cuộc sông, giá trị xã hội quan trọng hơn cuộc sống cá nhân.
Hệ giá trị cuộc sống của chúng ta hiện đang rắc rối.
-        Sức mạnh cộng đồng và sự đa dạng
Đấu tranh chắc chắn phải có đồng đội. Đơn độc thì có thể chiến thắng trong những cuộc chiến tranh giành, nhưng với những cuộc chiến bảo vệ giá trị xã hội (bán hàng đa cấp nên hay không? Phá những di sản cũ để xây dựng khu đô thị mới hiện đại nên hay không? Chấp nhận ô nhiễm để phát triển kinh tế nên hay không? bưng bít thông tin >< công khai, minh bạch…) thì chiến thắng của nó phải là sự tôn vinh, thừa nhận của cả xã hội đối với giá trị xã hội đó. Điều này cho thấy để chiến thắng trong cuộc chiến “giá trị xã hội” này thì sự tham gia của xã hội, của cộng đồng mới chính là chiến thắng thực sự. Việc nhiều người cùng lên tiếng, cùng tham gia chính là thắng lợi của cuộc đấu tranh. Khi muốn phản đối cáp treo lên Sơn Đòng chẳng hạn, phải có giai đoạn truyền thông để tạo ra một cộng đồng xã hội cùng chia sẻ một “giá trị xã hội” đó là “tình yêu thiên nhiên”, tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên. Khi đã có một cộng đồng cùng chung giá trị, họ sẽ cùng nhau hỗ trợ, động viên, đồng hành để đi đến đích.
Khi có nhiều người tham gia thì chúng ta học được cách “thừa nhận sự đa dạng”, “thừa nhận sự trái chiều”. Và chỉ những ai đã có kinh nghiệm mới hiểu được rằng chính sự đa dạng, trái chiều giúp phát huy được tiềm năng, sở trường của mỗi cá nhân, và tạo nên sức mạnh chung.

HN 26/8/2016

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đặc khu kinh tế cần có đánh giá môi trường chiến lược toàn diện

Thủy điện 7 – Những bất cập và lợi ích nhóm

Rượu lược vàng chữa nhiệt miệng hiệu nghiệm